Home » Thời nay, Tiêu Điểm » Liên hoan phim: Khi văn hóa không đạt tầm văn hóa
Ban Tổ chức LHP có lẽ “lực bất tòng tâm” hay vì với một sự kiện văn hóa tầm quốc tế nên bị ngợp, đuối sức, không bao quát được…

Kể từ Liên hoan phim Châu Á-Thái Bình Dương năm 1999, thì Liên hoan phim Quốc tế Việt Nam lần 1- 1sVNIFF, vừa diễn ra tại Hà Nội từ 17-21.10.2010 là sự kiện điện ảnh được trông đợi nhất của những người làm điện ảnh và công chúng yêu điện ảnh VN suốt bao nhiêu năm qua. Nhưng không thể không “chạnh lòng” khi văn hóa ứng xử của chủ nhà đã không theo kịp tầm của sự kiện.

Khi chủ nhà chỉ ưu tiên chủ nhà

Nếu ai có theo dõi lễ khai mạc 1sVNIFF tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) và qua truyền hình trực tiếp vào 20 giờ ngày 17.10.2010, mới thấy sự không hiếu khách đến mức đáng ngạc nhiên.

Thảm đỏ được trải dài từ ngoài vào tới cửa Hội trường dài gần 400m, một chiều dài rất dài, hứa hẹn sự kiện thảm đỏ chắc sẽ long trọng, lộng lẫy và sôi động, hâm nóng bầu không khí của 1sVNIFF.

Nhưng, như người miền Nam hay hài hước: “Tưởng zậy mà không phải zậy, mà tệ hơn”. Công việc đón khách, theo truyền thống hiếu khách của người VN, làm gì thì làm cũng phải ưu tiên khách đến nhà mình.

Nhưng cứ nhìn những gì diễn ra thì không khỏi buồn lòng những ai thật sự xem trọng văn hóa giao tiếp – nhất là ngoại giao. Hai người dẫn chương trình hầu như không làm gì ngoài “hét” tên các diễn viên, ca sĩ, hoa hậu…VN, những người khá quen mặt. Trong khi đó, những người bạn nước ngoài trong đó có cả các vị khách quý của Venice, Cannes, Berlin, các vị trong Ban Giám khảo LHP là những nhà làm điện ảnh uy tín, những nghệ sĩ, đạo diễn thế hệ “khai quốc công thần” của nền điện ảnh VN thì gần như bị “quên”.

Không biết có phải hai MC không biết tên, không biết mặt, không kiểm tra xem khách tham dự là ai để có lời dẫn chính xác không, nên chọn cách “im lặng là vàng”?

Các fan cổ động viên cũng theo sự nhiệt tình của hai MC. Gặp “người quen” thì vỗ tay reo hò, chụp ảnh, xin chữ ký đến nhốn nháo, còn khi gặp khách lạ cả bạn lẫn ta thì lẹt đẹt vỗ tay chừng vài tiếng cho có lệ.

Không người hướng dẫn, không có chủ nhà long trọng tiếp rước, khách bơ vơ trên thảm đỏ, lúng túng không biết phải đi đến tận đâu, làm gì, có ai cần chụp ảnh mình không, chưa kể MC nam còn kéo giật một minh tinh Trung Quốc phỏng vấn ngay tại thảm đỏ làm anh ta khá bối rối.

Các Nghệ sĩ Nhân dân của VN như “lão ông” Bùi Đình Hạc, đạo diễn “cây đa cây đề” Hải Ninh, đạo diễn Đặng Nhật Minh… thì cứ tự nhiên mà sải bước trên thảm đỏ trong ánh mắt thờ ơ ngơ ngác của các fan hâm mộ, tai giả điếc khi nghe rất to những câu hỏi, câu trả lời không biết nên buồn hay vui: Ai nhỉ? Không biết!

Đáng tiếc, điều này không chỉ diễn ra trong đêm khai mạc mà còn cả vào chiều ngày 20.10.2010 ở Nhà hát TP.Hà Nội và sự kiện thảm đỏ đêm bế mạc 1sVNIFF ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình tối 21.10.2010.

Liên hoan phim: Khi văn hóa không đạt tầm văn hóa

Báo chí truyền thông thì sao? Cũng là “nhất bên trọng, nhất bên khinh”.

Ngoại trừ 2 minh tinh Trung Quốc- vì họ quá quen thuộc với khán giả VN qua các bộ phim Trung Quốc được chiếu ở VN, và vài nhân vật được phỏng vấn. Còn lại, dày đặc trên chuyên trang văn hóa của các báo in, báo điện tử, báo mạng và cả VTV, suốt 5 ngày diễn ra 1sVNIFF, chỉ thấy “ưu tiên” hình ảnh những diễn viên trẻ VN với các kiểu đầm dạ hội gợi cảm lộng lẫy, lễ phục nam sang trọng lịch thiệp, những cặp đôi diễn viên “hot” trong giới trẻ trên thảm đỏ, nhưng vắng bóng những người bạn quốc tế sang VN tham dự 1sVNIFF.

Ban Tổ chức LHP có lẽ “lực bất tòng tâm” hay vì với một sự kiện văn hóa tầm quốc tế nên bị ngợp, đuối sức, không bao quát được, luôn bị động từ giờ giấc, địa điểm tới việc đón khách. Ngay trong đêm khai mạc, các thành viên của các Ban Giám khảo đều được trân trọng giới thiệu, nhưng duy một người, không biết do vô ý hay do lý do gì mà MC đã quên không một lời xin lỗi, không giới thiệu là Chủ tịch Ban Giám khảo Philip Noyce, trong khi ông ngồi trên hàng nghế danh dự.

Buổi giao lưu với công chúng hâm mộ và phỏng vấn của báo chí vào chiều ngày 20.10.2010, thì khách càng lạc lõng hơn trong không khí “ưu tiên người nhà” của các fan hâm mộ (độ chừng hơn trăm người). Rồi khi vào phòng Gương của Nhà hát Lớn, với vài chiếc ghế, người thì vừa đông, vừa nhộn nhạo, nên nhiều đoàn điện ảnh các nước lúng túng, không biết sẽ làm gì tiếp theo.

Kết quả, đoàn điện ảnh Pháp đã rút lui lặng lẽ, kéo theo vài đoàn khác sau khi ngơ ngác nhìn trước ngó sau không thấy ai đoái hoài tới mình cũng âm thầm ra về.

Thiếu chuyên nghiệp, thừa… tay ngang

Chiều ngày 17.10.2010, trong khuôn khổ 1sVNIFF, chương trình tôn vinh điện ảnh, NSND- đạo diễn Hồng Sến được đông đảo công chúng yêu điện ảnh và đồng nghiệp trong ngoài nước tưởng nhớ và tôn vinh sự nghiệp điện ảnh của ông. Bộ phim “Cánh đồng hoang” với các giải thưởng điện ảnh VN và quốc tế cũng được chiếu trong dịp này.

Một trận “văng” vào nhau những ngôn từ không có trong từ điển của người có văn hóa ngay ở Văn Miếu trong đêm họat động khuôn khổ 1sVNIFF giữa một đạo diễn- giám đốc với bạn đồng nghiệp. Nghe nói là có bia rượu góp phần?

Một phen cử tọa trong một cuộc hội thảo về điện ảnh VN nín thở hồi hộp lo lắng “chiến tranh” xảy ra giữa 2 đạo diễn, đại diện 2 trường phái phim “Thị trường” – “Nhà nước”, có xung đột về ngôn từ khá căng thẳng, bất chấp lịch sự tối thiểu. May mà khách nước ngoài không hiểu tiếng Việt.

“Chủ nhân” thì đã là người thiên cổ, nhân vật chính “Ba Đô” – diễn viên Lâm Tới cũng đã về “thế giới khác”. Song còn nhiều diễn viên, các thành viên khác góp phần làm nên thành công cho bộ phim này cũng như các bộ phim khác của ông như “Mùa gió chướng”, “Vùng gió xóay”, “Hòn Đất”… không thấy có mặt trong buổi tôn vinh.

Ngay cả nhà văn Nguyễn Quang Sáng, người viết kịch bản như cặp bài trùng với đạo diễn Hồng Sến làm nên thành công của phim cũng vắng bóng.

Do Ban Tổ chức không mời? Sự vắng mặt của họ làm cho buổi tôn vinh trở nên ít ý nghĩa.

Nói rộng hơn, nhìn vào số khách mời của 1sVNIFF, thấy thiếu vắng nhiều những thế hệ điện ảnh VN, trong khi quá thừa những diễn viên “tay ngang”, những diễn viên phim thị trường, phim truyền hình, hoa hậu, ca sĩ trẻ, chưa thật sự có nhiều đóng góp cho nền điện ảnh nước nhà.

Và có hay không sự thiếu công bằng của Ban Tổ chức lẫn của báo chí truyền thông VN khi tiêu chí của 1sVNIFF là giới thiệu nền điện ảnh Châu Á- Đông Nam Á, phim dự thi cũng là của Châu Á?

Ngoài các nhân vật nổi tiếng như các Giám đốc của Cannes, Venice, Pusan, Berlin…, đạo diễn trong Ban Giám khảo, các nhà làm phim của điện ảnh Pháp được các phóng viên quan tâm, xem ra điện ảnh Châu Á- Đông Nam Á chỉ có hai minh tinh Trung Quốc là được ưu ái, còn Thái Lan, Philippine, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Campuchia… thì gần như không ai đoái hoài.

Chưa kể đêm bế mạc, trên trang web của VNIFF vẫn đề hàng chữ VTV1 truyền hình trực tiếp, nhưng cuối cùng là VTV2. Trong khi giới thiệu đầy đủ 8 chuyên mục giải thưởng, nhưng mới chỉ có 5 giải thưởng được công bố thì MC của VTV đã tuyên bố Lễ bế mạc 1sVNIFF kết thúc, không thêm một lời giải thích vì sao thiếu vắng 3 giải còn lại.

Điều đó chỉ được công bố trong buổi họp báo ngay sau lễ bế mạc, làm cánh truyền thông “chạy đua” đến tận khuya lắc mới xong tin về tòa soạn. Quả là một cách làm việc thiếu chuyên nghiệp.

Liên hoan phim: Khi văn hóa không đạt tầm văn hóa

Khi nghệ sĩ quên vai trò “người của công chúng”

Và sự thiếu chuyên nghiệp ở ngay ứng xử của chính những người nghệ sĩ giữa chốn đông người.

Một cuộc xô xát có động tay động chân với đồng nghiệp ở nơi công cộng, trước mặt nhiều người, của một đạo diễn trẻ đang đình đám với phim chiếu giới thiệu trong 1sVNIFF.

Một trận “văng” vào nhau những ngôn từ không có trong từ điển của người có văn hóa ngay ở Văn Miếu trong đêm hoạt động khuôn khổ 1sVNIFF giữa một đạo diễn- giám đốc với bạn đồng nghiệp. Nghe nói là có bia rượu góp phần?

Một phen cử tọa trong một cuộc hội thảo về điện ảnh VN nín thở hồi hộp lo lắng “chiến tranh” xảy ra giữa 2 đạo diễn, đại diện 2 trường phái phim “Thị trường”- “Nhà nước”, có xung đột về ngôn từ khá căng thẳng, bất chấp lịch sự tối thiểu. May mà khách nước ngoài không hiểu tiếng Việt.

Một cô ca sĩ kiêm diễn viên trong vài phim thị trường cứ hồn nhiên trả lời phỏng vấn truyền thông, tự nhiên để phóng viên chụp ảnh, mặc cho dây áo tụt xuống quá vai đe dọa “sự cố” hở vòng một.

Một cô diễn viên có lẽ tự nhủ đã “100%” trên phim (1/10 phim được tham dự tranh giải phim truyện), nên rất tự nhiên diện chiếc váy trong suốt trên thảm đỏ buổi khai mạc 1sVNIFF và sau đó thì tiếp tục “cống hiến” mãn nhãn công chúng bởi chiếc váy siêu ngắn trên thảm đỏ Nhà hát Lớn Hà Nội buổi sau.

Một diễn viên nữ nổi lên từ một phim của đạo diễn Việt kiều trong mấy ngày diễn ra các sự kiện công cộng, không ngần ngại khoe vòng 1 “ngồn ngộn” với nhiều kiểu váy bó, tưởng chừng thở mạnh một cái là tung hết, làm “nóng” bao ánh nhìn trần tục…

Chỉ vài nét chấm phá qua 5 ngày diễn ra 1sVNIFF, có thể nói chính xác, “tầm” văn hóa của những người trong một lĩnh vực văn hóa vẫn chưa có văn hóa ứng xử phù hợp trong vai trò tổ chức một liên hoan phim quốc tế đúng nghĩa. Hay những cái đó đó chỉ là “tiểu tiết”, là “chuyện thường ngày”, và dần trở thành một thứ xa xỉ ít ai quan tâm?

Theo tuanvietnam.net

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc