Home » Chia sẻ » Phát hiện thiên hà cổ trong vũ trụ hiện đại
Các nhà khoa học Úc mới phát hiện ra một nhóm ngân hà cổ vẫn còn tồn tại trong vũ trụ hiện đại.

Một dải thiên hà cổ chỉ cách Trái đất một tỉ năm ánh sáng. (Robert Crain, James Geach, Andy Green and Swinburne Astronomy Productions)

Nhóm ngân hà này trông khá lạ với hình dạng gợn sóng và bề mặt hình đĩa, giống như chòm sao Tiên nữ hay dải Ngân hà của Trái đất. Tuy nhiên, khi được phát hiện, chúng đang ở trong một trạng thái hỗn loạn và đang trong quá trình hình thành rất nhiều ngôi sao.

Kết quả nghiên cứu trên được đăng trên Tạp chí ‘Nature’ và nó có thể giúp bổ sung những kiến thức khoa học về quá trình hình thành các dải ngân hà và các ngôi sao.

Đây cũng là cũng là một bước thành công mới của ông Andy Green – tác giả chính của nghiên cứu. Ông là một trong số ít các nghiên cứu sinh tiến sĩ có bài đăng trên trang bìa của tạp chí ‘Nature’.

Theo ông Green, những dải ngân hà nguyên thủy tương tự đã được xuất hiện trong những tấm ảnh mang tên Hubble Deep Field (‘Vùng sâu Hubble’) nhằm nhìn lại vũ trụ còn khá sơ khai vào thời điểm 13 tỉ năm trước đây thông qua không gian-thời gian. Nhóm các nhà nghiên cứu cho biết họ không nghĩ rằng những dải ngân hà này vẫn còn tồn tại và tất nhiên không thể chỉ cách Trái đất có một tỉ năm ánh sáng.

Bí mật về sự hình thành các ngôi sao

Ông Green và nhóm nghiên cứu đã phát hiện nhóm ngân hà này khi đang tìm kiếm dấu hiệu những khu vực hình thành nhiều ngôi sao qua kính quang phổ. Họ đã sử dụng Trạm Quan sát Bầu trời Kỹ thuật số Sloan – một phương pháp quan sát các dải ngân hà hiện đại và nhận định nhóm dải ngân hà mới được phát hiện là rất cổ xưa và chỉ tồn tại trong thời kì sơ khai của vũ trụ.

Trước đây, các nhà thiên văn học thường cho rằng việc hình thành các ngôi sao với tốc độ cực nhanh diễn ra ở các ngân hà cổ đại được tiếp năng lượng từ các nguồn khí lạnh liên tục đổ vào dải ngân hà từ bên ngoài.

Theo ông, đây là cơ chế chỉ tồn tại trong thời kì sơ khai của vũ trụ bởi loại khí này đã được cho rằng đã bị cạn kiệt. Tuy nhiên, việc tìm ra nhóm dải ngân hà cổ xưa trong vũ trụ hiện đại cho thấy cơ chế hoạt động này không phải là cách duy nhất để tiếp năng lượng cho quá trình hình thành các ngôi sao một cách nhanh chóng. Thay vào đó, có lẽ khi các ngôi sao mới được hình thành, chúng tạo ra tình trạng hỗn độn trong lớp khí bao quanh. Càng nhiều ngôi sao hình thành trong dải ngân hà, tình trạng hỗn độn càng lớn và điều đó có tác động tới tốc độ cũng như phương thức hình thành các ngôi sao.

Phát hiện mới đã đưa ra một câu hỏi tranh luận lớn, đó là lớp khí giúp hình thành những ngôi sao được bắt nguồn từ đâu?

Nhóm nghiên cứu cho rằng nó không nằm trong những ‘bể chứa’ phía trên dải ngân hà mà có thể bắt nguồn từ sao băng bởi có rất nhiều hoạt động của sao băng diễn ra trong các dải ngân hà .

Để giải đáp thắc mắc, ông Green cần những chiếc kính thiên văn lớn như Kính Thiên văn Magellan khổng lồ để quan sát vũ trụ. Tuy nhiên, ông dự định sẽ sử dụng chiếc kính thiên văn Keck dài 10 mét ở Hawaii bởi nó là công cụ tốt nhất hiện nay.

Theo bayvut

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc