Home » Xã hội » Quen được nuôi, trở lại hồ, cụ Rùa sẽ ăn gì?

Rùa sẽ ăn gì khi được thả về môi trường tự nhiên là vấn đề quan trọng để bảo tồn loài.

ThS Kim Văn Vạn, trưởng bộ môn nuôi trồng thủy sản, Đại học Nông nghiệp Hà Nội cho rằng, sau khi làm sạch hồ, vấn đề tiếp theo cần làm là thả cá vào hồ. Thả cá là một trong những cách làm sạch nước và cung cấp thức ăn cho rùa.

Cá được thả vào hồ phải là những loại cá bản địa như: cá chép, cá trôi, cá mè, cá trắm cỏ và trắm đen, rô phi, rô đồng, cá quả, cá trê…

Theo GS Mai Đình Yên, chủ tịch Hội Sinh thái học Việt Nam, phải giữ lại hoàn toàn các loài bản địa kể cả các loại cây trồng ở Hồ Gươm để tạo ra một hồ mang đậm bản sắc Việt Nam như có chuồn chuồn, có rong rêu, có cá, cua, ốc và cả rùa…

Khồng cần gắn chip cho rùa

Ông Tim McCormark, Tổ chức Bảo tồn rùa châu Á cho rằng, gắn chip theo dõi cho rùa là không cần thiết. Đến nay chúng ta mới biết đến chỉ còn 1 cá thể rùa thôi nên việc theo dõi có thể sử dụng phương pháp quan sát thủ công được. Nếu gắn chip để nắm được hoạt động của rùa thì lại càng không cần thiết.

Đồng quan điểm, TS Nguyễn Viết Vĩnh, thành viên Hội đồng chữa trị rùa Hồ Gươm cho rằng, phải xác định gắn thiết bị theo dõi để làm gì. Để khi cần bắt lại thì cũng không cần thiết, nếu để xác định đường di chuyển của rùa thì lại càng không cần. Phương pháp theo dõi tại hiện trường và dấu vết của rùa để bắt là tối ưu nhất.

TS Đặng Gia Tùng, giám đốc Vườn thú Hà Nội cho rằng, giải pháp tổng thể bảo vệ môi trường Hồ Gươm phải xác định rùa Hồ Gươm là động vật hoang dã chứ không phải động vật nuôi, nên phải đối xử hoang dã. Tốt nhất là không cần gắn chip, trả lại rùa về hồ nhưng nên quây lại và cải tạo, cho thức ăn một cách hợp lý.

theo bee

Chuyên đề: , ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc