Home » Thế giới » Bài vạch trần trại lao động Mã Tam Gia không bị kiểm duyệt
Dùi cui điện. Bức thực. Lao động nô lệ. Đây là những miêu tả được đăng trong Tạp chí Ống kính ở Trung Quốc về những gì diễn ra bên trong trại lao động nữ khét tiếng nhất của Trung Quốc: Mã Tam Gia. Các phương tiện truyền thông ở nước ngoài, bao gồm NTD, đã đưa tin về Mã Tam Gia nhiều năm nay. Nhưng đây là lần đầu tiên một phương tiện truyền thông ở Trung Quốc dám đăng một bài vạch trần như thế này.

Chị Cao Dung Dung trước và sau khi bị tra tấn bằng dùi cui điện

Và điều đó cho thấy những miêu tả tra tấn kinh hoàng là đáng tin – điều này đã làm chấn động cả những học giả dày dạn.

Ma Yong, nhà nghiên cứu, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói:

“Tôi đã sốc sau khi đọc bài này. Tôi không thể tưởng tượng được là điều này đang diễn ra. Trong thế kỷ 21, điều như thế này lại có thể xảy ra. Tôi không chắc là tại sao thông tin này lại được phép công bố. Nó đã được truyền rộng trên Internet và vẫn chưa bị gỡ xuống.”

Bài báo này có tiêu đề “Bước ra khỏi Mã Tam Gia”. Bài viết được dựa trên bản nhật ký viết tay chi tiết của cựu tù nhân Liu Hua. Một tù nhân khác đã bí mật chuyển nó ra ngoài vào tháng 9 năm 2011 – nhưng hiện vẫn chưa rõ là điều gì đã xảy ra với bản thân Liu Hua.

Theo bài báo này, các tù nhân ở Mã Tam Gia bị bắt phải làm việc tới 14 giờ mỗi ngày, làm quần bông và các quần áo khác. Họ chỉ được đi vệ sinh 3 lần mỗi ngày. Chỉ cần phàn nàn là họ sẽ bị trừng phạt. Một số người bị bắt phải ở trong những phòng rất bé không có thông gió trong nhiều ngày mỗi lần. Một số khác bị sốc bằng dùi cui điện, hoặc bị bắt ngồi trên “ghế cọp” rất đau đớn.

Tạp chí Ống kính trực thuộc tạp chí Caijing, một ấn phẩm về tài chính dũng cảm thường vượt qua các giới hạn về đưa tin trong hệ thống kiểm duyệt của Trung Quốc.

Các câu chuyện về tra tấn ở Mã Tam Gia lần đầu tiên xuất hiện 13 năm trước trên báo chí hải ngoại. Vào tháng 10 năm 2000, các nhóm nhân quyền hải ngoại đưa tin rằng 18 tù nhân nữ đã bị lột hết quần áo và đẩy vào một buồng giam nam. Họ đã bị cưỡng bức và ít nhất 5 người đã chết. Những người phụ nữ này là học viên Pháp Luân Công.

Việc lạm dụng các học viên Pháp Luân Công là một chi tiết quan trọng mà bài báo trên tạp chí Ống kính đã không đề cập đến – có thể là để đảm bảo rằng bài báo không bị kiểm duyệt.

Từ năm 1999, chính quyền Trung Quốc đã đàn áp môn tập luyện tinh thần này. Trên thực tế, từ năm 2000, một trang web ở Mỹ đã công bố hơn 8.000 bài về tra tấn diễn ra trong trại lao động Mã Tam Gia – tất cả đều nhắm vào các học viên Pháp Luân Công.

Jia Yuanliang, một luật sư cựu chiến binh:

“Bây giờ việc này đang bị vạch trần, không thể bưng bít nó được nữa. Sau khi người dân biết về việc này, nhiều người đã bày tỏ sự lên án mạnh mẽ đối với Mã Tam Gia. Hệ thống trại cải tạo lao động ở Trung Quốc không còn phù hợp với xã hội hiện nay. Nó phải bị xóa bỏ sớm như có thế.”

Bài “Bước ra khỏi Mã Tam Gia” cho đến nay vẫn chưa bị kiểm duyệt trên mạng Internet ở Trung Quốc. Một số nhà quan sát tin rằng việc đăng bài này là một điềm báo trước cho việc vạch trần rộng hơn sự lạm dụng diễn ra trong các trại lao động ở Trung Quốc.

ntdtiengviet.com


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc