Home » Thế giới, Tiêu Điểm » Truyền thông ở Trung Quốc Đại lục xác thực những báo cáo của Minh Huệ về nạn tra tấn và sự tàn bạo trong trại lao động cưỡng bức nữ Mã Tam Gia
Tối ngày 07 tháng 04, một trang tin ở Trung Quốc đã đăng một bản báo cáo dài có tựa đề “Bí mật của trại cải tạo nữ Mã Tam Gia thông qua hình thức Trại lao động tiết lộ về: “Ghế cọp” và “Giường chết””.
>>Bài vạch trần trại lao động Mã Tam Gia không bị kiểm duyệt

>>Nhân chứng Mã Tam Gia bị bịt miệng khi quan chức “điều tra” cáo buộc tra tấn

Đây là một sự kiện đáng chú ý bởi lẽ những câu chuyện khủng khiếp về tra tấn, tẩy não và lao động cưỡng bức này chưa từng được giới truyền thông ở Trung Quốc Đại lục thừa nhận, lại càng ít được báo cáo.

Minh họa "Ghế cọp": Trong hình này, công an trói chân của các đệ tử thật chặt vào ghế cọp bằng những giây nịt. Xong chúng đặt gạch, đá dưới bàn chân. Chúng tiếp tục đặt gạch đá cho đến khi các giây nịt bị đứt. Cách này rất đau đớn, và thường các đệ tử bị ngất xỉu trong khi bị tra tấn. Trong khi dùng ghế cọp, chúng còn dùng những phương pháp khác như: giật điện bằng ba tông điện, hay còng tréo hai tay ra phía sau, đốt tay chân, mặt mũi bằng thuốc lá, đóng lạt tre vào đầu ngón tay, dùng viết đâm vào xương sống, dùng đinh đâm vào xương má, tát vào mặt, đấm và mặt, và trói chặt vào miệng bằng giây thừng không cho các đệ tử ngậm miệng lại, thường thường miệng họ bị rách lở sau khi bị tra tấn kiểu này.

Báo cáo xuất hiện trước tiên trên website Tin tức Thanh Đảo, và ngay sau đó, được các cổng thông tin chính của Trung Quốc bao gồm Sohu.com và QQ.com đăng tải. Chúng ta đều biết rằng các phương tiện truyền thông ở Trung Quốc Đại lục đều bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiểm duyệt chặt chẽ. Từ trước đến giờ, các phương tiện truyền thông này chủ yếu thiên về vai trò làm chiếc loa tuyên truyền của Đảng cộng sản.

Mặc dù là báo cáo đầu tiên thừa nhận những điều kiện kinh hoàng ở trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, nó đã cố ý không đề cập đến việc những người bị đánh đập tồi tệ nhất, bị tra tấn và ngược đãi một cách tàn nhẫn từ giữa năm 1999 hầu hết là các học viên Pháp Luân Công.

Hãy nhắc lại một điểm quan trọng trong bài báo: độ tàn nhẫn của cuộc đàn áp bị lật tẩy ở trại Mã Tam Gia (và rất nhiều các trại lao động khác trên khắp đất nước Trung Quốc) rõ ràng là nhắm vào các học viên Pháp Luân Công, ít nhất là kể từ khi chiến dịch chính thức nhằm tiêu diệt Pháp Luân Công bắt đầu vào tháng 07 năm 1999.

Kể từ năm 2000, Minh Huệ đã công bố 8.109 báo cáo các loại nhằm dẫn chứng và thảo luận về những trải nghiệm bức hại mà các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ bất hợp pháp tại trại lao động Mã Tam Gia đã phải chịu đựng. (Lưu ý: Đây là con số được website Minh Huệ tìm kiếm, do đó nó bao gồm cả các bản báo cáo gốc cũng như các bài bình luận và các bài nhắc lại nội dung của các bản báo cáo gốc theo định kỳ.)

Minh Huệ khuyến khích những công dân có liên quan ở Trung Quốc cung cấp các bằng chứng cụ thể về chính sách khủng bố Pháp Luân Công, và thỉnh cầu người dân trên khắp thế giới nói với bạn bè, người thân, đồng nghiệp và hàng xóm của họ về tội ác chống lại nhân loại này.

Trong khi đó, các học viên được nhắc nhở rằng họ không nên quá hoan hỷ hay tự cho phép bản thân được buông lơi trong những nỗ lực chuyên cần để chấm dứt cuộc đàn áp chỉ vì một chút dấu hiệu tích cực trong các báo cáo truyền thông ở Đại lục. Cuộc đàn áp vẫn đang tiếp tục, và điều này là không thể chấp nhận.

"Giường chết": Đây là một phương pháp dã man khác thường dùng trong các trại cải tạo hay các lớp tẩy não khi các đệ tử không chịu từ bỏ Pháp Luân Công. Trước tiên, tay chân của các đệ tử bị còng, trói thật chặt, hai tay ngược ra sau lưng. Sau đó chúng đè xuống, trói cổ lại với chân, không thể thở được. Xong chúng đẩy các đệ tử xuống giường (xem hình), và chúng cho 3, 4 tên tù nhân ngồi hay nhảy trên giường, để cho cái giường đè lên xương lưng gây cho gãy xương lưng. Đòn này thường gây ra tê liệt, gãy xương, hay thương tích nặng.

Một vài trích dẫn

Các trích dẫn sau được lấy từ bài báo của trang tin tức Thanh Đảo. Bản đầy đủ của bài viết có thể được xem tại đây.

Bài viết mở đầu với: “lao động giá rẻ, trừng phạt thể xác, các khu biệt giam, dùi cui điện,”treo lên”, “ghế cọp”, và “giường chết”. Thông qua những câu chuyện mà các tù nhân tại trại lao động kể, cùng nhiều bằng chứng khác nhau về thể chất, các bài viết, biên bản truy tố, và các báo cáo của những người trong cuộc, bài báo cố gắng đưa tới bạn đọc những gì đang thực sự diễn ra trong trại cải tạo lao động nữ, và như một phát đạn bắn vào hệ thống các trại cải tạo lao động hiện tại. (Chú thích của Ban Biên tập: Đã có thông báo rằng hệ thống trại lao động cưỡng bức của Trung Quốc sẽ được cải tổ và/hoặc đóng cửa trong năm tới.)

Bài báo tiếp tục giải thích có hàng bao nhiêu câu chuyện kể viết tay đã được lén chuyển ra khỏi các trại lao động nhờ những tù nhân bị tạm giam. Biết rằng mình sẽ bị lục soát trước khi được trả tự do, những người phụ nữ dũng cảm đã viết lại những câu chuyện này. Họ ghi lại chúng một cách cẩn thận trong những bức thư càng nhỏ càng tốt. Điều này cho phép những câu chuyện được viết và lén chuyển ra ngoài ngày một nhiều. Sau đó, họ cuộn các bản viết tay này lại thật chặt, và giấu chúng trong âm đạo của họ với hy vọng thoát khỏi sự rà soát của cảnh sát.

Lưu Hoa là một trong số những người có “Nhật ký cải tạo qua lao động” được chuyển lậu ra ngoài.

Cô kể về một lầnmà cô bị lột quần áo. Các lính canh đã sốc điện vào lưỡi của cô. Cô nói: “Các cú sốc điện liên tiếp nhau. Dòng điện chạy qua cơ thể tôi. Tim tôi đập rất khó khăn, và bất ổn. Bị sốc vào đầu lưỡi, cảm giác như bị kim xuyên qua vậy. Tôi không thể đứng vững, và thậm chí còn không thể gắng gượng được.”

Cô Lưu mô tả khối lượng công việc của mình so với những người khác là ít hơn nhiều. Cô bị yêu cầu gắn các cổ áo và tay áo vào những chiếc áo có kích cỡ khác nhau. “Tôi phải làm từ 1.800 đến 2.000 bộ quần áo mỗi ngày. Những người phải là quần áo có một định mức là 3.000 bộ một ngày,” cô Lưu kể lại.

Người thêu và khâu sản phẩm ở công đoạn cuối cùng phải hoàn thành 320 bộ quần áo mỗi ngày.

Khi xem những ghi chép của cô Lưu sau một ngày hoàn thành định mức, người giám sát (được chọn ra từ các tù nhân) bảo cô phải làm thêm hơn 50 bộ quần áo. Cô Lưu đã tới gặp người giám sát này để yêu cầu có sự điều chỉnh hợp lý hơn. Người giám sát đã đánh cô trước mặt các lính canh. Cô Lưu đã bị thương và được đưa đến Bệnh viện Tù nhân Đại Bắc để chụp CT. Đó là vào ngày 20 tháng 07 năm 2010.

Nhật ký của cô cũng có đề cập đến một phụ nữ tên là Mai Thu Ngọc, một người có sức khỏe kém do ảnh hưởng của một ca sinh non. Cô Mai đã không thể hoàn thành khối lượng công việc của mình.

Người giám sát bảo cô ấy phải làm việc suốt đêm để hoàn thành chỉ tiêu, nếu không sẽ bị phạt đứng trong nhiều giờ. Mai nói cô muốn nhận hình phạt đứng. Người trưởng nhóm đã đánh cô ngã xuống đất, dùng gót giầy nhọn giẫm lên bắp chân của cô, và xoay gót chân của cô ta 360 độ. Bắp chân của Mai bị chọc thủng và bị nhiễm trùng kéo dài trong nhiều tháng. Thậm chí tới tận bây giờ, trên bắp chân của Mai còn thấy rõ các vết sẹo.

Các tù nhân cũng nói rằng các lính canh còn sử dụng “ghế cọp” và “giường chết” để tra tấn. Một người trong cuộc đã tiết lộ rằng “ghế cọp” ban đầu được sử dụng cho một nhóm người đặc biệt. (Chú thích của Ban Biên tập: “nhóm người đặc biệt” – bất kỳ người Trung Quốc nào đọc được cụm từ này đều hiểu rằng đó là ám chỉ của ĐCSTQ dành cho các học viên Pháp Luân Công). Về sau, chúng cũng được sử dụng cho các tù nhân trung bình.

 

Theo vn.minhhui.org


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc