Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Pháp Luân Công: Những mốc thời gian
Thời gian gần đây truyền thông các nước trên thế giới, đặc biệt là phương tây đề cập khá nhiều về cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công một cách vô nhân đạo tại Trung Quốc. Đây là một môn tập luyện khí công nhằm nâng cao sức khoẻ và sống theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn. Chính quyền Trung Quốc ban đầu rất ủng hộ phong trào này, và có nhiều bài viết ca ngợi những tác dụng của môn luyện tập này. Nhưng từ năm 1999 chính quyền Trung Quốc đã quay lại, thực hiện cuộc diệt chủng ngay chính những người dân lương thiện nhất tại đất nước mình. Những người có lương tri trên toàn thế giới đang lên tiếng phản đối cuộc đàn áp vô nhân đạo này của chính quyền Trung Quốc. Bài viết này được tồng hợp tại trang “tindaiphap” nhằm giới thiệu sơ lược những mốc thời gian quan trọng dẫn đến cuộc đàn áp trên

Ngày 13 tháng 5, năm 1951

Sư phụ Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, đã sinh tại thành phố Công Chủ Lĩnh, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc.

Những năm 1980

Một phong trào về sức khỏe được biết tới như là “làn sóng khí công” lan tỏa khắp Trung Quốc. Hàng triệu người đã tập luyện các bài tập truyền thống giống với Thái Cực Quyền, được gọi là “khí công”, trên khắp các công viên của đất nước từ lúc trời vừa rạng sáng. Ghi nhận có khoảng 2000 môn khí công khác nhau đã được hàng chục triệu người tập. Các sách, tạp chí và nghiên cứu khoa học về khí công xuất hiện rất nhiều.

1984

Sư phụ Lý quyết định sáng lập Pháp Luân Công – một thay đổi dễ tiếp cận hơn của Pháp Luân Xiufo Đại Pháp, là môn chính mà Sư phụ Lý đã được truyền và luyện tập riêng.

1989

Thời kỳ hơn hai năm thử nghiệm và quan sát bắt đầu, trong thời gian này Sư phụ Lý hướng dẫn cho nhiều học viên ban đầu, một cách riêng tư, để đánh giá sự phù hợp của Pháp Luân Công để phổ biến Pháp Luân Công ra công chúng.

13-22 tháng 5, 1992

Sư phụ Lý lần đầu tiên giảng Pháp Luân Công ra công chúng ở thành phố Trường Xuân, đông bắc Trung Quốc, nơi Sư phụ Lý ở khi đó. Khoảng 180 người đã tham dự. “Các địa điểm tập luyện” công cộng, nơi các học viên tập trung để tập các bài tập Pháp Luân Công, chẳng mấy chốc sau đó đã xuất hiện.

1992- 1994

Sư phụ Lý đi khắp Trung Quốc giảng 54 khóa học về Pháp Luân Công. Các khóa học thông thường kéo dài từ 8 tới 10 ngày, hai giờ mỗi ngày. Các bài giảng thông thường được các tổ chức khí công của chính quyền địa phương sắp xếp. Số lượng người tham dự từ vài trăm tới 6000 người mỗi lần.

Tháng 9, 1992

Pháp Luân Công chính thức được công nhận là một công phái dưới sự bảo trợ và quản lý của Hiệp hội nghiên cứu Khoa học Khí Công Trung Quốc. Được cho phép truyền giảng trên toàn quốc.

1992

Sư phụ Lý chính thức được Hiệp hội nghiên cứu Khoa học Khí Công Trung Quốc công nhận là “Khí Công Sư”

12-21 tháng 12, 2992

Sư phụ Lý và nhiều học viên được tuyển chọn đã tham dự vào cuộc Triển lãm sức khỏe Đông phuơng 1992 tại Bắc Kinh, tổ chức tại Tòa nhà thương mại quốc gia ở khu vực Dabeiyao. Sư phụ Lý đã nhận được các giải thưởng cao nhất tại sự kiện này, từ đó Pháp Luân Công trở thành một môn phái khí công được nhiều người biết đến.

Tháng 4, 1993

Cuốn sách đầu tiên giảng về cách thức tu luyện của môn phái, Pháp Luân Công Trung Quốc, được Nhà xuất bản quân sự Nghị Văn xuất bản, cho phép một lượng lớn độc giả tiếp cận với môn luyện tập này. Một ấn bản chỉnh sửa được xuất bản vào tháng 12 cùng năm.

30 tháng 7, 1993

Hội nghiên cứu Pháp Luân Công Trung Quốc được thành lập dưới sự chấp thuận của Hiệp hội nghiên cứu Khoa học Khí Công Trung Quốc.

31 tháng 8, 1993

Hội Kiến Nghĩa Dũng Vi Cơ Kim Trung Hoa, một tổ chức thành viên của Bộ Công an, gửi một lá thư đánh giá cao sự chữa trị bằng khí công cho những người được huân chương tại hội nghị quốc gia lần thứ ba của tổ chức.

21 tháng 9, 1993

Tờ Nhật báo Công an Nhân dân, một ấn phẩm của Bộ Công an, đăng một câu chuyện ca ngợi Sư phụ Lý vì những đóng góp của ông “trong việc đẩy mạnh đạo đức truyền thống của người Trung Hoa chống lại tội ác, trong bảo vệ an ninh và trật tự xã hội, và trong việc đẩy mạnh sự chính trực trong xã hội”.

11-20 tháng 12, 1993

Sư phụ Lý và một số học viên một lần nữa tham dự Triển lãm sức khỏe châu Á, lần này được tổ chức tại Trung tâm triển lãm quốc tế Sanyuanqiao. Nhiều giải thưởng được trao, bao gồm “Thúc đẩy Biên giới khoa học”, “Giải vàng đặc biệt”, và “Khí công sư được hoan nghênh nhất”.

27, Tháng 12, 1993

Sư phụ Lý nhận được Bằng Danh Dự của Hội Kiến Nghĩa Dũng Vi Cơ Kim Trung Hoa, một tổ chức thành viên của Bộ Công an.

Tháng 4, 1994.

Tạp chí Cửa sổ Tự do và Nghệ thuật, ra hàng tháng, đã đăng chuyện thứ nhất trong ba chuyện về sự luyện tập Pháp Luân Công. Môn luyện tập này dần dần được trình bày trong các bài viết, chủ yếu trong lĩnh vực lợi ích sức khỏe và những công dân trở lên tốt hơn khi theo Pháp Luân Công.

6 tháng 5, 1994.

Sư phụ Lý được Hội nghiên cứu khoa học Khí công tỉnh Cát Lâm công nhận là “Khí công sư lỗi lạc”.

3, tháng 8, 1994

Thành Phố Houston, Texas, Hoa Kỳ, tuyên bố Sư phụ Lý là một “Đại sứ Thiện chí” và là một “Công dân đáng kính”

vì “công tác công cộng vị tha vì lợi ích và hạnh phúc của nhân loại”. Đây là công nhận đầu tiên trong số hàng trăm các công nhận khác dành cho Sư phụ Lý và Pháp Luân Công ở Hoa Kỳ và trong thế giới tự do

Tháng 9, 1994

Băng video hướng dẫn tập Pháp Luân Công đầu tiên (trình bày các bài tập đứng và thiền của Pháp Luân Công) được xuất bản dưới sự bảo trợ của Nhà xuất bản trung tâm Nghệ thuật truyền hình Bắc Kinh.

31, tháng 12, 1994

Lần cuối cùng giảng Pháp Luân Công ra công chúng được thực hiện, diễn ra tại thành phố Đại Liên ở vùng đông bắc. Khoảng 6600 người tham dự.

Tháng giêng, 1995

Chuyển Pháp Luân, cuốn sách trung tâm và giảng đầy đủ về Pháp Luân Công, được xuất bản bởi Nhà xuất bản Phát thanh và Truyền hình Trung Quốc. Nghi lễ ra mắt được thực hiện vào ngày mùng 4 tháng giêng, diễn ra tại phòng thính giả của Bộ Công an.

Tháng hai, 1995.

Sư phụ Lý được Ủy ban thể thao quốc gia Trung Quốc, Bộ Y tế công cộng, và Hiệp hội nghiên cứu khoa học khí công Trung Quốc đề nghị cùng thành lập một “hiệp hội” Pháp Luân Công nhằm phối hợp (và giám sát) các hoạt động quảng bá và truyền dạy môn pháp này. Sư phụ Lý từ chối lời đề nghị này, nguyện vọng giữ môn pháp này tự do không bị ảnh hưởng bởi các rắc rối và tác động chính trị.

13 tháng ba, 1995.

Sư phụ Lý bắt đầu giảng Pháp Luân Công ở nước ngoài, khởi đầu bằng một bài giảng ở Paris tại đại sứ quán Trung Quốc, theo lời mời của đại sứ Trung Quốc tới Pháp. Một lớp học đủ bảy ngày mở đầu ở Paris, sau đó là một đợt thứ hai vào tháng năm ở Thụy điển.

1996

Cùng với sự phổ biến của Pháp Luân Công, những dấu hiệu đàn áp đầu tiên từ phía Chính quyền đã xuất hiện. Không lâu sau khi trở thành những sách bán chạy nhất, thì các sách về Pháp Luân Công đã bị cấm xuất bản. Bài báo chỉ trích Pháp Luân Công đầu tiên của phương tiện truyền thông của Nhà nước xuất hiện, đăng trên tờ Quang Minh Nht Báo ngày 17, tháng 6. Cũng trong năm này, Sư phụ Lý đã chuyển đến Hoa Kỳ.


Vào giữa những năm 1990, các điểm luyện tập Pháp Luân Công giống như điểm luyện tập
ở Quảng Châu trong hình trên là phổ biến khắp Trung Quốc.

Tháng 3, 1996.

Pháp Luân Công rút khỏi Hiệp hội nghiên cứu khoa học khí công Trung quốc vì những khác biệt về lý luận và Sư phụ Lý lo ngại bị lợi dụng.

Tháng 4, 1996.

Những người quản lý cũ của Hiệp hội nghiên cứu Pháp Luân Công Trung Quốc bắt đầu quá trình xin phép với ba tổ chức quản lý cấp nhà nước khác để đăng ký chính thức. Tất cả những đơn xin phép đều bị từ chối.

17 tháng sáu.

Bài báo đầu tiên của truyền thông nhà nước chỉ trích Pháp Luân Công xuất hiện, đăng trong báo Quang minh Nhật báo.

(Ảnh bên)Vào ngày 25, tháng 4, năm 1999, hơn 10,000 học viên Pháp Luân Công đã tập trung tại Văn phòng Tòa án trung tâm, bên cạnh Trung Nam Hải, để đưa đơn thỉnh nguyện mong muốn chấm dứt những phiền nhiễu đang gia tăng từ phía chính phủ.

1997

Bộ Công an Trung Quốc tiến hành một cuộc điều tra xem Pháp Luân Công có phải là một “tà giáo” hay không. Các nhân viên điều tra kết luận: “Không có bằng chứng nào chứng tỏ như vậy từ trước tới nay”.

1998-1999

Cảnh sát đã ngăn cấm việc luyện tập Pháp Luân Công hàng ngày vào buổi sáng tại các công viên, đồng thời lục soát nhà riêng của các học viên Pháp Luân Công đã tham gia tổ chức các nhóm.

Các phương tiện truyền thông Chính phủ tiếp tục công kích Pháp Luân Công. Pháp Luân Công đã trả lời các những chỉ trích bằng các cuộc đến thăm, tổ chức thỉnh nguyện ngoài trời tới các báo, đài truyền hình để giải thích Pháp Luân Công là gì và làm rõ những điều tiếng về Pháp Luân Công. Những sự kiện này đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Thiên An Môn, Quảng Châu, và một số thành phố lớn khác.

Phương tiện truyền thông Trung Quốc và các bản báo cáo điều tra của Chính quyền đã cho biết có ít nhất 70 triệu người tại Trung Quốc đang tập Pháp Luân Công

21 tháng bảy, 1998

Văn phòng số 1 của Bộ Công an Trung Quốc phát hành tài liệu [1998] số 555, tiêu đề “Chú ý về điều tra Pháp Luân Công”, tuyên bố rằng Pháp Luân công là một tà giáo. Bộ bắt đầu một đợt điều tra, tìm kiếm những bằng chứng hỗ trợ tuyên bố đó. Các biện pháp bao gồm nghe trộm điện thoại, giám sát những người tình nguyện, lùng sục bất ngờ nhà, tịch thu vật dụng cá nhân, rất nhiều hình thức quấy rối (bất hợp pháp) xảy ra sau đó bởi công an Trung Quốc, bao gồm cả việc làm bẩn các buổi tập sáng công cộng bằng súng phun nước và đóng cửa một số địa điểm. Ở một vài vùng nhà cửa bị lục soát.

Nửa sau năm 1998.

Qiao Shi, người vừa kết thúc nhiệm kỳ chủ tịch ủy ban thường trực của Quốc hội và phục vụ trong Bộ chính trị, sau khi nhận được vô vàn những lá thư quan tâm, đã thực hiện một cuộc điều tra của riêng mình về những lý lẽ của Tài liệu 555 , nhiều thành viên cao cấp của Quốc hội cũng tham gia. Sau nhiều tháng điều tra, nhóm điều tra đã kết luận rằng: “Pháp Luân Công có hàng trăm lợi ích cho nhân dân và đất nước Trung Quốc, và không có một chút nguy hại nào”.

Tháng 5 tới tháng 10, 1998

Ủy ban thể thao quốc gia Trung Quốc bắt đầu cuộc điều tra của riêng mình về Pháp Luân Công. Người đứng đầu cuộc điều tra, được gửi đi tới vùng đông bắc Trung Quốc, đã tuyên bố vào ngày 20 tháng 10 rằng: “Chúng tôi đã bị thuyết phục bởi các bài tập và hiệu quả của Pháp Luân Công thật tuyệt vời. Pháp Luân Công đã đóng góp rất to lớn cho việc nâng cao sự ổn định và đạo đức xã hội. Điều này cần được xác nhận một cách đúng đắn”.

14 Tháng hai, 1999

Một viên chức từ Ủy ban Thể thao Quốc gia Trung Quốc, phát biểu với tờ Báo cáo thế giới và tin tức Hoa Kỳ, cho biết có chừng 100 triệu người đã luyện tập Pháp Luân công. Viên chức này nhấn mạnh về chi phí mà môn luyện tập này giúp hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia Trung quốc tiết kiệm được, tuyên bố rằng, “Thủ tướng Chu Dung Cơ rất vui vì điều đó”.

Tháng 4, năm 1999

Hà Tộ Hưu (He Zuoxiu) đã miệt thị Pháp Luân Công và khí công nói chung trên tạp chí Cao đẳng sư phạm Thiên Tân. Các học viên Pháp Luân Công địa phương đã tập trung tại Thiên Tân, yêu cầu tờ báo sửa lại những tổn hại dến danh tiếng của Pháp Luân Công.

Mặc dù việc tập trung là an hòa, vào ngày 23 và 24 tháng 4, nhưng cảnh sát chống bạo động đã được điều tới, 45 học viên đã bị bắt và một số đã bị đánh đập. Khi các học viên yêu cầu các cơ quan chức năng Thiên Tân thả những người đã bị bắt thì nhận được trả lời rằng lệnh bắt được Bắc Kinh đưa ra, nếu muốn thỉnh nguyện thì họ phải lên thủ đô.

Ngày 25, tháng 4, năm 1999

Vào ngày hôm sau, 25 tháng 4, hơn 10,000 học viên tại Bắc Kinh, ở gần Thiên Tân, và các thành phố khác trong khu vực đã tập trung bên ngoài Văn phòng Tòa án trung tâm (Central Appeals Office) tại Bắc Kinh để thỉnh nguyện.

Văn phòng này nằm liền bên phải của Trung Nam Hải, là nơi ở của các lãnh đạo Đảng Cộng Sản. Mặc dù sau đó Đảng đã đưa ra kết tội Pháp Luân Công “bao vây” Trung Nam Hải, nhưng đám đông đã rất an hòa và trật tự, các học viên đã giữ cho các lối vào, ra, và các lối đi bộ thông thoáng sạch sẽ – theo tường thuật của truyền thông phương Tây.

Các học viên yêu cầu thả những học viên đã bị bắt tại Thiên Tân, bãi bỏ lệnh cấm phát hành các sách Pháp Luân Công, và họ có thể tiếp tục việc tập luyện của mình mà không có sự can thiệp của Chính quyền.

Sau đó, Thủ tướng Chu Dung Cơ đã đồng ý gặp mặt các đại diện của Pháp Luân Công tại văn phòng Thủ tướng. Vào cuối ngày, những học viên đã bị bắt tại Thiên Tân đã được thả và đám đông đã giải tán một cách trật tự.

Tuy nhiên, trong khoảng vài giờ sau đó Chủ tịch Giang Trạch Dân đã phản đối việc Thủ tướng Chu Dung Cơ làm dịu bớt tình hình, và tuyên bố rằng nếu Đảng không thể đánh bại Pháp Luân Công thì Đảng sẽ trở thành một “trò cười

26 tháng 4, 1999

Trong một bài báo nhan đề “phát triển nhóm đặt ra một tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Trung Quốc”, Nhà xuất bản Hiệp hội tuyên bố rằng Pháp Luân Công ở Trung Quốc có “nhiều thành viên hơn Đảng cộng sản – ít nhất 70 triệu, theo Quản lý thể thao Quốc gia”. Hai câu chuyện của tờ Thời báo New York trong những ngày tiếp theo đặt con số người luyện tập Pháp Luân Công là 70 triệu, theo con số của chính quyền Trung Quốc. Tờ báo tuyên bố rằng đối với nhóm Pháp Luân Công “thậm chí chính quyền Trung Quốc ước tính có nhiều thành viên hơn Đảng Cộng sản”.

Ngày 10, tháng 6, năm 1999

Giang Trạch Dân đã thành lập Phòng 6-10, một cơ quan an ninh bí mật có nhiệm vụ diệt trừ Pháp Luân Công. Giang Trạch Dân đã cấp quyền vượt trên tất cả các cấp địa phương gồm cảnh sát, chính quyền, và tòa án, và Phòng 610 sau đó đã trở thành công cụ chính để bắt giữ, tra tấn, và giết hại các học viên Pháp Luân Công

Tháng 7, năm 1999

Từ lần tập hợp thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 đến giữa tháng 7, các học viên trên toàn Trung Quốc cho biết đã bị theo dõi và bị thẩm vấn bởi những công an mật, qua đó Đảng đã thu thập danh sách các học viên và thực hiện những bước chuẩn bị cuối cùng cho lệnh cấm tiếp theo.

Ngày 20 tháng 7 năm 1999 cảnh sát bắt đầu bắt các học viên được cho là những người cầm đầu tổ chức. Ngày 22 tháng 7 năm 1999, phương tiện truyền thông bắt đầu tấn công ồ ạt. Đài phát thanh, truyền hình, báo chí toàn bộ tấn công vào Pháp Luân Công. Xe tuyên truyền phóng thanh đi vòng quanh các đường phố và các khuôn viên đại học khuyến cáo mọi người rằng tập Pháp Luân Công là bất hợp pháp. Trong điều khoản của lệnh cấm, việc phản đối lệnh cấm cũng bị cấm.

Tháng 10, năm 1999

Các học viên Pháp Luân Công đã tiến hành một cuộc họp báo bí mật cho các phương tiện truyền thông nước ngoài tại Bắc Kinh, mục đích là phơi bày cuộc đàn áp mà họ đang phải đối mặt. Vào cuối buổi họp báo, những người tham dự đã bị bắt. Cô Ding Yan, một học viên đã tham gia phát biểu tại buổi họp báo, sau đó đã bị tra tấn đến chết tại nhà giam.

Chủ tịch Giang đã cố gắng đưa vấn đề đến chỗ kết thúc bằng pháp chế để bào chữa cho lệnh cấm Pháp Luân Công đã đưa ra trước đó. (Tổ chức theo dõi nhân quyền – Human Rights Watch

Mùa đông năm 1999-2000

Các cảnh sát mật bắt giữ một học viên Pháp Luân Công trên Quảng trường Thiên An Môn, vào khoảng năm 2000.

(Ảnh bên) Các cảnh sát mật bắt giữ một học viên Pháp Luân Công trên Quảng trường Thiên An Môn, vào khoảng năm 2000.

Cùng với hàng loạt cuộc bắt giữ vẫn tiếp diễn và những bản báo cáo đầu tiên nổi lên việc những học viên bị tra tấn đến chết, các học viên Pháp Luân Công trên toàn Trung Quốc tiếp tục lên Bắc Kinh để thỉnh nguyện với Chính quyền và khẩn khoản yêu cầu thế giới giúp đỡ bằng cách thiền định hoặc giương các biểu ngữ trên Quảng trường Thiên An Môn. Các biểu ngữ thường chỉ nói đơn giản rằng: “Pháp Luân Đại Pháp Hảo” (“Falun Dafa hao”).

Các phương tiện truyền thông quốc tế đã nhiều lần chụp được những hình ảnh cảnh sát chụp lấy những người đang ngồi thiền trên quảng trường và đánh họ ngã xuống đất trước khi bắt họ mang đi.

Tháng 1, năm 2001

Phương tiện truyền thông Chính phủ khẳng định là một số học viên Pháp Luân Công đã tự thiêu để phản đối trên Quảng trường Thiên An Môn. Cái gọi là tự tìm đến cái chết này đã trở thành thí dụ chính cho những tuyên truyền của Đảng về Pháp Luân Công và đã được dùng để gây lòng tin cho chiến dịch mà sau này đã trở thành ngày càng không được ai ưa chuộng.

Mặc dù hầu hết các phương tiện truyền thông nước ngoài chỉ đơn thuần sao chép các bản báo cáo từ những cơ quan phát ngôn của Đảng như Tân Hoa Xã và Trung tâm truyền hình Trung Quốc, việc tự thiêu đã xuất hiện ngày càng nhiều nghi vấn, bởi vì theo các nguyên lý của Pháp Luân Công thì hành động tự sát được coi là tội ác. Nhiều cuộc điều tra đã được thực hiện bởi tờ Washington Post và một số tờ báo khác, hầu hết những điểm đáng chú ý khi phân tích băng hình quay chậm do Đảng thực hiện đã bộc lộ các sở hở trong câu chuyện mà Đảng dàn dựng và đặt ra nhiều câu hỏi báo động

Ngày 20, tháng 11, năm 2001

Một nhóm 35 học viên Pháp Luân Công từ 12 quốc gia khác nhau đã tập trung tại Quảng trường Thiên An Môn để ngồi thiền bên dưới biểu ngữ ghi: “Chân Thiện Nhẫn” – những nguyên lý của Pháp Luân Công. Họ đã bị bắt và bị đánh đập trong vài phút. Những cuộc thỉnh nguyện tương tự do các học viên Pháp Luân Công ngoại quốc tiếp tục thực hiện trong nhiều tháng tiếp theo.

Ngày 5, tháng 3, năm 2002

Các học viên Pháp Luân Công ở thành phố Trường Xuân, một thành phố miền đông bắc, đã thực hiện chèn vào kênh truyền hình Trung ương. Họ phát sóng trong 45 phút đoạn phim chưa từng được chiếu tại Trung Quốc, cho biết Pháp Luân Công đã được luyện tập tự do bên ngoài Trung Quốc như thế nào mà không có sự khủng bố như đang xảy ra tại Đại lục.

Nổi điên lên, Chủ tịch Giang đã ra lệnh “bắn chết” những học viên Pháp Luân Công đã thực hiện truyền bá những tài liệu này.

Trong ba ngày, thành phố Trường Xuân đã trở thành hỗn loạn với 5,000 người bị bắt, con số người bị chết trong những ngày này vẫn còn là ẩn số . Với những người đã tham gia lưu truyền, nhiều người trong số đó đã bị tra tấn đến chết trong nhà giam, trong đó có ông Liu Chengjun, một đối tượng hành động khẩn của Tổ chức ân xá quốc tế . Những thông tin lưu truyền tương tự tiếp tục lan truyền theo từng đợt trên toàn Trung Quốc trong những năm tiếp theo.

Tháng 11, năm 2002

Hồ Cẩm Đào bắt đầu nhận chức Chủ tịch từ Giang, mặc dù vậy Giang và những người ủng hộ trung thành đã từng tham gia đàn áp Pháp Luân Công – chủ yếu là Luo Gan, Zhou Yongkang, Liu Jing, Li Lanqing, and Zeng Qinghong – vẫn tiếp tục thúc đẩy chiến dịch đàn áp.

Tháng 7, năm 2004

Con số những trường hợp được thống kê của các học viên Pháp Luân Công chết do đàn áp, phần lớn là do tra tấn trong nhà giam, đã đạt đến con số 1,000 . Theo ước đoán thì con số thực tế bị chết là hơn 10,000 học viên.

Tháng 11, năm 2004

“9 bài bình luận về Đảng Cộng Sản”, loạt bài xã luận phê phán Đảng đã được xuất bản ở hải ngoại bởi tờ Đại Kỷ Nguyên (The Epoch Times) bắt đầu hiện diện và lưu hành bí mật trên toàn Trung Quốc; một số khách du lịch mang những bản copy về từ Hong Kong, một số khác download từ Internet hoặc nhận thông qua thư điện tử.

9 bài bình luận bao gồm một chương nói về cuộc đàn áp Pháp Luân Công , đã tạo nên một làn sóng lên án và thoái Đảng cùng những tổ chức liên quan trên toàn Trung Quốc và các cộng đồng người Hoa.

Tháng 12, năm 2004

Luật sư nổi tiếng về nhân quyền Cao Trí Thịnh tại Bắc Kinh đã viết lên kì họp Quốc Hội về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Trong những tháng sau đó công ty của luật sư Cao đã bị ngừng hoạt động, bản thân ông bị khai trừ khỏi đoàn luật sư, bị quản thúc tại gia, và cuối cùng bị cầm tù – phần lớn nguyên nhân là vì lập trường thẳng thắn của ông về vấn đề nhạy cảm Pháp Luân Công và bởi vì ông đã thoái Đảng Trung Cộng (CCP). Luật sư Guo Guoting trước đó cũng đã nói thẳng việc phản đối đàn áp và sau đó cũng đã bị khai trừ khỏi đoàn luật sư

Tháng 6, năm 2005

Thắp nến cầu nguyện tại Washington DC thể hiện sự kính trọng và tưởng nhớ những học viên đã bị tra tấn đến chết trong cuộc đàn áp tại Trung Quốc.

(Ảnh bên) Thắp nến cầu nguyện tại Washington DC thể hiện sự kính trọng và tưởng nhớ những học viên đã bị tra tấn đến chết trong cuộc đàn áp tại Trung Quốc.

Số trường hợp học viên Pháp Luân Công bị giết hại trong cuộc đàn áp đã thống kê được là vượt quá 2,500

Một cựu nhân viên ngoại giao Trung Quốc Chen Yonglin và cựu cảnh sát của Phòng 6-10 Hao Fengjun đã rời bỏ Đảng sang Australia, tiết lộ ra một số tài liệu. Chen khẳng định có 1,000 mật vụ Trung Quốc đang hoạt động độc lập tại Australia. Hao nói rằng ông rời bỏ Trung Quốc sau khi đã làm chứng việc tra tấn học viên Pháp Luân Công .

Tháng 3, năm 2006

Một phụ nữ đã từng làm việc trong một bệnh viện ở Trung Quốc và một nhà báo Trung Quốc đã bước ra để tiết lộ rằng hàng nghìn học viên Pháp Luân Công tại Sujiatun, thuộc vùng đông bắc, đã bị giết do hoạt động mổ cắp nội tạng. Những bằng chứng từ cuộc điều tra đã tăng lên trong những tuần tiếp theo, một bác sĩ quân đội Trung Quốc đã bước ra tiết lộ rằng những sự việc tàn bạo này đã xảy ra trên khắp đất nước

Tháng 7, năm 2006

David Kilgour, cựu Thư kí liên bang của Canada và David Matas, luật sư nhân quyền quốc tế đã đưa ra báo cáo cùng với dẫn chứng chỉ rõ rằng hoạt động mổ cắp nội tạng các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc đã xuất hiện rộng hơn nhiều so với những suy nghĩ trước đây

Tháng 3, năm 2007

Số trường hợp học viên Pháp Luân Công bị giết hại trong cuộc đàn áp đã thống kê được là vượt quá 3,000 người. Ước tính rằng con số học viên chết thực tế còn cao hơn gấp nhiều lần.

Các tin đã đăng:

Cuộc bức hại Pháp Luân Công đã bắt đầu như thế nào

Pháp Luân Đại Pháp đã được phổ biến đến 114 nước và vùng lãnh thổ

Vượt ra khỏi thế tục

 


6 ý kiến dành cho “Pháp Luân Công: Những mốc thời gian”

Ý kiến bạn đọc