Home » Thế giới, Tiêu Điểm » Làm thế nào để đánh thắng Trung Quốc
Thách thức đang nổi lên do hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc đã khiến nước Mỹ phải xem xét lại các chiến lược quân sự hiện tại và nghiên cứu xây dựng những chiến lược mới.

tau chien

hách thức đang nổi lên do hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc đã khiến nước Mỹ phải xem xét lại các chiến lược quân sự hiện tại và xây dựng những chiến lược mới, điều được minh họa bằng các cuộc tranh luận đang diễn ra về khái niệm “Tác chiến không-biển” (AirSea Battle – ASB), một khái niệm tác chiến mới được Bộ Quốc phòng đưa ra. Nhưng trong vô số những chiến lược có thể, ý tưởng về một chiến lược phong tỏa đường biển cần được xem xét kỹ lưỡng hơn.

Bằng cách thực hiện phong tỏa đường biển, Mỹ sẽ khai thác sự phụ thuộc nặng nề của Trung Quốc vào ngoại thương, đặc biệt là dầu mỏ, để làm suy yếu nhà nước Trung Quốc. Một cuộc phong tỏa có tổ chức cẩn thận vì thế có thể trở thành một công cụ ghê gớm của sức mạnh quân sự Mỹ góp phần khắc phục thách thức đầy áp lực từ hệ thống vũ khí chống tiếp cận/phong tỏa khu vực(A2/AD) đáng gờm của Trung Quốc. Một cuộc phong tỏa cũng có thể dễ dàng kết hợp với các chiến lược quân sự thay thế, kể cả những chiến lược dựa trên khái niệm ASB.

Trong bối cảnh một cuộc chiến tranh Trung-Mỹ, nước Mỹ có thể cố gắng biến sức mạnh quốc gia lớn nhất của Trung Quốc – mô hình kinh tế định hướng xuất khẩu, tăng trưởng bùng nổ của họ – thành một nhược điểm quân sự lớn. Để làm như vậy, Mỹ sẽ thực hiện một cuộc phong tỏa đường biển đối với Trung Quốc nhằm bóp nghẹt phần lớn hoạt động thương mại hàng hải của Trung Quốc. Trong những các điều kiện thuận lợi, Mỹ sẽ có thể giành chiến thắng bằng cách làm suy yếu nền kinh tế Trung Quốc đủ nghiêm trọng để buộc họ ngồi vào bàn đàm phán.

Tuy nhiên, cho đến gần đây, một chiến lược phong tỏa phần nhiều bị bỏ qua, có lẽ vì các chiến lược chiến tranh kinh tế dường như vốn đã là sai lầm trong điều kiện tồn tại các mối quan hệ thương mại chặt chẽ giữa Trung Quốc và Mỹ. Nhưng nếu một cuộc xung đột nghiêm trọng nổ ra giữa hai nước, thì các lợi ích an ninh trực tiếp của hai nước sẽ nhanh chóng vượt lên trên sự phụ thuộc lẫn nhau về thương mại của họ và gây ra thiệt hại kinh tế rất lớn cho cả hai bên, bất kể một cuộc phong tỏa có được áp đặt hay không.

Ngay cả khi một cuộc phong tỏa không bao giờ thực hiện, thì khả năng thực hiện nó vẫn sẽ tác động đến chính sách của Mỹ và Trung Quốc vì lý do răn đe. Chiến lược khu vực của Mỹ được xác định trên niềm tin rằng, một cán cân quân sự có lợi sẽ răn đe và ngăn cản những âm mưu tiềm tàng của Trung Quốc tìm cách thay đổi hiện trạng bằng vũ lực, do đó có tác dụng trấn an các đồng minh và duy trì sự ổn định chiến lược. 

Khả năng thi hành một cuộc phong tỏa ảnh hưởng đến tính toán này còn có thể có ảnh hưởng tương ứng đến các hành động của Mỹ và Trung Quốc, cả về quân sự và phi quân sự, vốn được dựa trên sự nhận thức về nó. Nếu một cuộc phong tỏa đường biển là một chiến lược khả thi, nó sẽ tăng cường hệ thống răn đe của Mỹ và làm giảm hiệu lực của bất kỳ nỗ lực tiềm năng nào của Trung Quốc nhằm ép buộc Mỹ hay đồng minh. 

Hơn nữa, nếu tính khả thi của một cuộc phong tỏa có thể được nêu lên một cách rõ ràng, nó sẽ còn nâng cao sự ổn định khủng hoảng và làm giảm triển vọng leo thang do sự hiểu lầm ở cả hai bên về cán cân sức mạnh trong khu vực. Tóm lại, đúng như Elbridge Colby đã nói: “Một câu thành ngữ vẫn còn đúng là cách tốt nhất để tránh chiến tranh vẫn là hãy chuẩn bị cho nó”.

Trong khi một cuộc phong tỏa không phải là một điều không thể hoặc không thích hợp trong mọi tình huống, thì nó cũng không phải là một công cụ sẵn sàng trong kho vũ khí của Mỹ và sẽ chỉ khả thi chủ yếu trong những phạm vi nhất định. Quan trọng nhất, nhiều nhà bình luận bỏ qua một thực tế là một cuộc phong tỏa chính là một chiến lược phụ thuộc vào bối cảnh, điều phụ thuộc chủ yếu vào môi trường khu vực.

Nguồn: How to Win a War with China / Sean Mirski // The National Interest, vietnamdefence

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc