Home » Thế giới, Tiêu Điểm » Obama cùng đồng minh Châu á chống lại chính quyền Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Barack Obama đang thăm Nhật Bản. Đây là chặng dừng chân đầu tiên của ông trong chuyến công du 4 nước châu Á từ 23 đến 29 tháng 4. Ông nhắc lại Hiệp định An ninh Mỹ – Nhật Bản, và động thái này được hiểu là Mỹ đang lập lại liên minh trong khu vực. Những mối quan hệ này nhằm chống lại ý định của Trung Quốc phá vỡ luật pháp quốc tế.

>> Obama đi thăm Châu á, nhưng bỏ qua Trung Quốc

my nhat

Tổng thống Obama đi thăm 4 nước bao gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippine và Malaysia. Ông gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào ngày 24 tháng 4. Trọng tâm của chuyến đi của ông Obama là vấn đề hòa bình và an ninh trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Wu Fan, nhà bình luận chính trị, nói: “Mục đích của ông Obama là bảo vệ Nhật Bản và hạn chế chính quyền Cộng sản Trung Quốc tấn công khu vực. Mỹ phải can thiệp nếu xung đột xảy ra, nhưng không ai muốn chiến tranh. Vì vậy, duy trì thực trạng hiện nay là điều các bên mong muốn. Mỹ tìm cách làm Nhật Bản an tâm mà không khiến Bắc Kinh tức giận. Còn Đảng Cộng sản Trung Quốc muốn cạnh tranh với Nhật Bản trong vai trò dẫn đầu, bằng cách đẩy Mỹ ra”.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã thăm Bắc Kinh từ 8-10 tháng 4, trước chuyến thăm 4 nước của ông Obama 2 tuần. Ông Hagel nói trong bài phát biểu trước báo giới ở Bắc Kinh rằng, cần phát triển một mô hình mới của quan hệ quân sự – với – quân sự, Mỹ tin rằng cách tiếp cận của mối quan hệ này cần được xây dựng trên việc đối thoại thường xuyên. Điều này làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực cùng quan tâm. Đồng thời giúp kiểm soát được sự cạnh tranh và sự khác biệt thông qua đối thoại cởi mở.

Wu Fan nói: “Chuyến thăm châu Á của ông Obama nhằm để liên kết 4 nước – Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, và Malaysia để cùng chống lại Trung Quốc. Dù vậy Trung Quốc đang cố kết nối với Malaysia và Hàn Quốc bằng các lợi ích kinh tế. Họ biết rằng điều này không hấp dẫn được Nhật Bản và Philippines”.

Trước khi rời Nhật Bản, ông Obama phát biểu trên tờ báo uy tín nhất Nhật Bản “Yomiuri Shimbun” rằng Mỹ phản đối bất cứ hành động đơn phương nào nhằm phá hoại chủ quyền của Nhật Bản ở các đảo này. Ông cũng nhấn mạnh rằng theo Hiệp ước An ninh Mỹ- Nhật Bản, nếu Nhật Bản bị tấn công, Mỹ sẽ cử quân đến bảo vệ. Ông khẳng định rằng, tranh chấp cần phải giải quyết bằng đối thoại và ngoại giao, không phải bằng đe doa và ép buộc.

Lan Su, bình luận viên của NTD, nói: “Chuyến thăm của ông Obama nổi bật vì nguyên nhân này. Hiệp định An ninh Mỹ – Nhật là cơ sở cho các chính sách Thái Bình Dương của Mỹ. Xét về địa chính trị, Nhật Bản có vị trí chiến lược rất quan trọng. Đó là tiền đồn giữa thế giới hoàn toàn tự do và chế độ chuyên chế. Vì an ninh của Nhật Bản, và để củng cố quan hệ Mỹ-Nhật, Mỹ duy trì các giá trị cơ bản nhất của thế giới tự do”.

Báo Associated Press đưa tin, Koichi Nakano, một giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Sophia ở Tokyo nói: “Mỹ ở lại nơi đây. Mỹ có mối quan tâm lớn trong quan hệ với Trung Quốc cùng với các quốc gia này”.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc nói hôm thứ 4 rằng họ phản đối lập trường của Mỹ. Báo chí nhà nước cũng bình luận với những cảnh báo hướng vào Mỹ.

Lan Su nói: “Xung đột giữa Đảng Cộng Sản và người dân Trung Quốc đã đến mức chưa từng có. Vấn đề Đảo Diaoyu (Điếu Ngư) được Đảng Cộng Sản phóng đại thêm, tạo ra giá trị nhất định trong việc “duy trì ổn định xã hội”. Bất cứ hành động gây hấn nào đều có thể trở thành mục tiêu của Đảng Cộng Sản để họ chuyển hướng các căng thẳng trong nước. Đó là nguyên nhân mà mọi quốc gia cần thần trọng”

AP đưa tin về một báo cáo cuối tuần trước của Ủy ban Quan hệ Đối ngoại Thượng viện Mỹ, trong đó họ thúc giục dành thêm nỗ lực và tài chính để nâng cấp quan hệ đồng minh châu Á Thái Bình Dương. “Tái cân bằng thành công phải nhấn mạnh được thông điệp chiến lược là Mỹ cam kết lâu dài với khu vực, đảm bảo với các đối tác rằng chúng ta sẽ hiện diện ở đó về lâu về dài”

NTDTV, vietdaikynguyen

Chuyên đề: , ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc