Home » Thế giới » Căng thẳng gia tăng giữa TQ và VN: Liệu có chiến tranh xảy ra?
Trong khi căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines đang có dấu hiệu lắng xuống, thì va chạm lại phát sinh giữa Trung Quốc và Việt Nam trên Biển Đông. Mới đây, các tàu của Trung QUỐC đã bắn vòi rồng và đâm vào tàu Việt Nam gây ra một số thiệt hại. Một số báo đưa tin về thương tích của các thuyền viên Việt Nam. Bằng việc gây nên những cuộc xung đột, liệu có phải Trung Cộng thực sự muốn khơi mào một cuộc chiến? Chúng ta hãy cùng nhau phân tích.
Trung Quốc điều tàu đổ bộ bảo vệ giàn khoan dầu Hải Dương . Ảnh internet

Trung Quốc điều tàu đổ bộ bảo vệ giàn khoan dầu Hải Dương . Ảnh internet

Vào ngày 5 tháng 5, Cục An Toàn Hàng Hải của Trung Quốc tuyên bố sẽ sẽ cho xây dựng một giàn khoan quanh khu vực đảo Hoàng Sa của Việt Nam (Trung Quốc gọi là Tây Sa) trong ba tháng. Giàn khoan theo kế hoạch chỉ cách bờ biển của Việt Nam khoảng 120 hải lý, và nằm hoàn toàn trong “Vùng đặc quyền kinh tế” của Việt Nam. Ngày 7 tháng 5, va chạm đã xảy ra giữa tàu Trung Quốc và Việt Nam trong khu vực tranh chấp.

Ngày 9 tháng 5, Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã cho phát các đoạn phim về vụ va chạm và tuyên bố rằng các tàu Trung Quốc đã bắn vòi rồng và đâm vào tàu Việt Nam. Việt Nam báo cáo có hai tàu bị hư hỏng nặng và chín người bị thương.

Việt Nam cho rằng, động thái của Trung Cộng đã vi phạm nghiêm trọng đến chủ quyền của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế.

Tờ Phố Wall trích dẫn lời các quan chức Việt Nam rằng có khoảng 80 tàu Trung Quốc đã xâm nhập vào khu vực tranh chấp quanh quần đảo Hoàng Sa, trong có bảy tàu quân sự.

Wu Fan, Tổng Biên Tập tạp chí Trung Quốc Vụ (China Affairs magazine) đã bình luận rằng do Trung Quốc đang phải đối mặt với suy thoái kinh tế, Trung Cộng không chỉ muốn xuất khẩu sản phẩm dọc theo tuyến Biển Đông, mà còn thèm thuồng trữ lượng dầu khổng lồ trong khu vực này. Do vậy Trung Cộng có động cơ thực sự trong việc kiểm soát khu vực này.

Wu Fan nói: “Trong chuyến thăm châu Á hồi tháng Tư, tổng thống Obama đã mạnh mẽ lên tiếng ủng hộ Nhật Bản và Philippines. Tuy nhiên, không có quan hệ liên minh nào giữa Mỹ và Việt Nam. Vậy nên Trung Cộng đã thách thức Việt Nam để thăm dò phản ứng của Mỹ.”

Wu Fan nói, Trung Cộng đang cố ý gia tăng căng thẳng ở Biển Đông; “căng thẳng” chính xác là thứ Trung Cộng cần lúc này.

Wu Fan: “Trước tiên mọi nỗ lực của Đảng nhằm đánh lạc hướng người dân Trung Quốc khỏi những vấn đề trong nước. Dễ dàng thấy chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình không được thành công cho lắm. Do vậy ông ta hoạt động mạnh mẽ trong các vấn đề quân sự và đối ngoại nhằm duy trì quyền lực.

Nếu không, với những thất bại trong phát triển kinh tế và chiến dịch chống tham nhũng, mà ông ta vẫn không có được những thành công hơn nữa trong hoạt động đối ngoại thì toàn bộ chế độ sẽ mau chóng sụp đổ.”

Wu Fan tin rằng Trung Cộng sẽ ngày càng xích lại gần Nga, chế độ này có lẽ đang sao chép những bước đi của Nga trong việc thôn tính Crimea. Do đó, xung đột quân sự giữa Trung Cộng với Việt Nam không phải là điều không thể.

Bộ trưởng Ngoại Giao Nhật Bản, Fumio Kishida, phát biểu rằng các cuộc đụng độ trên Biển Đông là kết quả từ “sự khiêu khích của Trung Cộng”. Bắc Kinh nên “làm rõ với Việt Nam và cộng đồng quốc tế về các hoạt động hàng hải đang gia tăng của nó.”

Bộ Ngoại Giao Mỹ cũng cho rằng quyết định của Trung Cộng trong việc đặt giàn khoan tại vùng biển tranh chấp “là có tính khiêu khích và sẽ tiếp tục làm gia tăng những căng thẳng trong khu vực”.

Yu-shek Cheng, giáo sư chính trị tại Đại học Thành phố Hồng Kông, nói rằng tình hình căng thẳng đang leo thang giữa Trung Cộng với các quốc gia láng giềng cũng là một cơ hội tốt cho chiến lược “xoay trục sang châu Á” của Tổng thống Obama.

Yu-shek Cheng: “Nhật Bản xung đột với Trung Cộng về vấn đề Quần đảo Senkaku.

Philippines, Việt Nam, gồm cả Singapore và Indonesia đều gần gũi hơn với các nước phương Tây, và tất cả đều đang chờ xem liệu quân đội Mỹ có thể kìm hãm sự xâm lược của Trung Cộng trong khu vực.” Yu-shek Cheng cũng nói rằng về mặt kinh tế Trung Quốc và Mỹ phụ thuộc lẫn nhau rất nhiều, và đa phần người dân Mỹ phản đối khơi mào một cuộc chiến khác, như vậy không có khả năng hai cường quốc này sẽ đối đầu quân sự trực tiếp với nhau.

Tờ Đông Phương Nhật Báo của Hồng Kông đăng một bài xã luận hôm 9 tháng 5, trong đó viết: “Căng thẳng và xung đột đang gia tăng ở Biển Đông; Philippines và Việt Nam đang bắt tay nhau đối mặt với thách thức chủ quyền của Trung Quốc”.

Trên một số diễn đàn mạng Trung Quốc, đã có những phản ứng mạnh mẽ với các tranh chấp lãnh thổ đang leo thang trong khu vực Biển Đông. Nhiều ý kiến ủng hộ Trung Cộng nên dạy cho Việt Nam và Philippines một bài học: “Nếu Bắc Kinh tiếp tục chỉ trích và không sử dụng đến vũ lực quân sự, thì Trung Quốc sẽ bị coi là một “con hổ giấy” và chỉ làm trò cười cho cả thế giới.”

Wu Fan nói, với việc nhiều vùng đất phía Bắc bị mất, nếu Trung Quốc thất bại ở phía Nam, thì nó sẽ trở thành một kẻ phản bội tồi tệ đối với người dân Trung Quốc. Wu Fan nói thêm rằng biên giới hiện tại của Trung Quốc trên Biển Đông dựa trên thứ được vạch ra bởi Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) sau Thế Chiến II.

Trung Cộng hiện đang đòi chủ quyền dựa trên “Đường chín đoạn” được đưa ra bởi THDQ.

NTDTV, vietdaikynguyen


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc