Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Lãnh đạo ĐCSTQ hé mở quan điểm khác về vụ Thiên an môn
Lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình được xem là không có thái độ quá cứng rắn về vụ thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn như nhiều người vẫn nghĩ, đó là theo nhận định gần đây của một blogger Trung Quốc, có vẻ như người này đóng vai trò là cơ quan ngôn luận không chính thức cho Tập và một số đồng minh của ông ta, quan điểm này đề cập đến chuyến viếng thăm của Tập tại nhà vị giáo sư đã nghỉ hưu và lập trường chính trị của cha ông ta- ông Tập Trọng Huân.
Vương Duy Lâm chặn xe tăng

Vương Duy Lâm chặn xe tăng

Ngày 3 tháng 6, “Ngưu Lệ”- biệt danh của một blogger quen thuộc trên Duowei News, đã viết: “Tập Cận Bình không có lý do phải nghĩ nặng nề về ngày 4 tháng 6. Ông cũng đơn giản không cần để ngày 4 tháng 6 hàng năm là nỗi xấu hổ của ĐCSTQ”.

Cái tên “Ngưu Lệ” này xuất hiện vào năm 2012, thời kỳ khủng hoảng giữa cựu thành viên Bộ Chính trị Bạc Hy Lai, cấp dưới của ông ta là Vương Lập Quân, và các nhà lãnh đạo Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo cùng Tập Cận Bình – người chuẩn bị là Tổng Bí thư vào thời điểm đó. Các nhà phân tích ngờ rằng “Ngưu Lệ” lên tiếng nói thay cho các nhà lãnh đạo, giống một kênh thông tin không chính thức, từ đó hướng quan điểm của công chúng theo cách có lợi cho họ. “Ngưu Lệ” đã nhiều lần đưa ra những nhận định, dù không rõ đó có phải là tiết lộ thông tin hay không, nhưng những thông tin sau này đều chính xác.

Bài viết nói rằng Tập Cận Bình sẽ cố gắng “tìm ra con đường chính trị để giải quyết vấn đề lịch sử này một cách triệt để”.

Tất nhiên, đây không thể là lời giải thích cho các cách thức bạo lực mà ĐCS vẫn thường dùng để giải quyết các tội ác lịch sử.

Ví dụ, trong “Nghị quyết về các vấn đề lịch sử cụ thể của Đảng ta kể từ khi thành lập Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, kết luận chính thức về cống hiến của Chủ tịch Mao Trạch Đông như sau: “những đóng góp của Mao đối với cách mạng Trung Quốc lớn hơn nhiều so với những lỗi lầm của ông”. Điều này bỏ qua việc Mao phải chịu trách nhiệm trước cái chết bất thường của hàng chục triệu người dân Trung Quốc.

Nhưng có nhiều dấu hiệu khác cho thấy Tập có thể có xu hướng hòa giải về việc thảm sát những thanh niên không được vũ trang năm 1989.

Ngày 4 tháng 5, Tập gọi đến một giáo sư triết học nổi tiếng- Thang Nhất Giới, trong suốt cuộc viếng thăm chính thức của ông tới ĐH Bắc Kinh. Được biết, vị giáo sư 87 tuổi này từng hoạt động trong phong trào sinh viên năm 1989, ký kết một kháng cáo chung với các học giả khác để kêu gọi Đảng thả các tù nhân chính trị. Sau chuyến thăm của Tập, cơ quan ngôn luận của Đảng, Tân Hoa Xã đã cho thấy những bức hình Tập nắm tay giáo sư Thang và thân mật chuyện trò.

Những vấn đề đơn giản như chuyến thăm chính thức, hay việc tham gia vào các sự kiện công chúng như lễ kỷ niệm, đám tang và các cuộc gặp chính thức, tất cả chỉ cho người dân Trung Quốc và các nhà phân tích chính trị thấy gió thổi chiều nào vào các vấn đề chính trị nhạy cảm. Môi trường truyền thông hà khắc và những nhạy cảm chính trị xung quanh một số vấn đề cụ thể trong Đảng cho thấy các quan chức cao cấp nhất của Đảng cùng với thành viên gia đình họ thường sử dụng các hành động mang tính biểu tượng để thể hiện lập trường của mình.

Cha nào, con nấy?

Hồ Diệu Bang là một nhà lãnh đạo có tư tưởng tự do và khuynh hướng cải cách, là Tổng bí thư ĐCS từ 1982 đến 1987. Ông bị dồn ép bởi một nhóm các nhà lãnh đạo khác, những người cho rằng ông không đủ cứng rắn. Khi Hồ Diệu Bang qua đời 2 năm sau đó, vào tháng 4 năm 1989, người dân đã tập trung để tưởng nhớ cái chết của ông, sau đó hoạt động này phát triển lên thành phong trào sinh viên tại Quảng trường Thiên An Môn. Họ đã chiếm giữ quảng trường cho đến khi xảy ra cuộc đàn áp đẫm máu ngày 4 tháng 6.

Cha của Tập Cận Bình, ông Tập Trọng Huân, được cho là phản đối mạnh mẽ việc lật đổ Hồ Diệu Bang.

Cổ Cự Xuyên, tác giả cuốn “Tiểu sử Tập Trọng Huân”, đã giải thích điều này trong cuộc phỏng vấn với các ký giả Trung Quốc vào tháng 10 năm 2013. Trong suốt cuộc họp Bộ Chính trị đầu năm 1987, Lý Bằng bắt đầu chỉ trích Hồ Diệu Bang. Tập Trọng Huân đập bàn và nói: “Anh đang làm gì vậy? Không phải anh đang cố tình lật đổ nhà lãnh đạo đấy chứ?” Hồ Diệu Bang cuối cùng cũng bị tước bỏ quyền Tổng Bí thư, mặc dù Tập Trọng Huân đã phản đối điều đó. Cổ Cự Xuyên nói rằng những tư liệu ông có được là từ các tài liệu lịch sử và các cuộc phỏng vấn chuyên sâu.

Tập Cận Bình có mối quan hệ thân thiết với con trai cả của Hồ Diệu Bang, là Hồ Đức Bình. Trong chuyến thăm Nhật Bản của Hồ Đức Bình tháng tư vừa qua, giới truyền thông Nhật đánh giá chuyến thăm này có được là nhờ mối quan hệ thân thiết của ông ta với Tập Cận Bình. Theo Reuters, mối quan hệ này hình thành trước khi Tập trở thành lãnh đạo Đảng. Reuters đưa tin rằng Tập thăm Hồ Đức Bình để thảo luận về trường hợp của Bạc Hy Lai, vào khoảng thời gian giữa tháng bảy và tháng chín.

Tương phản

Nếu Tập thật sự có quan điểm phóng khoáng hơn để thừa nhận sai lầm của Đảng trong thảm sát Thiên An Môn, điều này sẽ tạo sự tương phản với cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, người nắm quyền hành từ 1989 và tiếp tục ảnh hưởng đến các chính sách cai trị Trung Quốc cho đến nhiệm kỳ của người kế nhiệm ông ta là Hồ Cẩm Đào.

Giang Trạch Dân lên nắm quyền phần lớn bởi vai trò đàn áp kiên quyết và chủ động của ông ta đối với các cuộc biểu tình tại Thượng Hải. Giang đã sa thải biên tập viên của một tờ báo Thượng Hải bởi báo tưởng niệm cái chết của Hồ Diệu Bang. Sau đó, ông ta tận dụng triệt để báo chí Thượng Hải để tuyên truyền quan điểm của Đảng vốn cho rằng phong trào sinh viên là một “cuộc bạo loạn phản cách mạng”.

Cùng với Hồ Diệu Bang, một cái tên nhạy cảm khác là Triệu Tử Dương, người đã chiến thắng Hồ để lên lãnh đạo Đảng chính thức. (Trong cả hai trường hợp, Đặng Tiểu Bình mới là người thực sự nắm quyền lực). Triệu cũng bị lật đổ sau khi ông ta không thể chấp nhận lập trường cứng rắn để đối phó cuộc tập hợp của sinh viên trên quảng trường Thiên An Môn. Triệu sớm bị quản thúc tại nhà, cũng là nơi ông sống cho đến cuối đời vào năm 2005.

Mặc dù Triệu đã bị hất cẳng trên vũ đài chính trị, mẹ của Tập Cận Bình là bà Tề Tâm, đã gửi một bó hoa tới viếng đám tang của Triệu với tên thật của bà và con trai. Những hành động như vậy được người dân Trung Quốc nhìn nhận là lời khẳng định cho một lập trường chính trị – trong trường hợp này, đó là dũng cảm biểu lộ sự đồng cảm dành cho Triệu Tử Dương.

Mục đích thật sự của Tập Cận Bình xung quanh vấn đề Thiên An Môn vẫn chưa rõ ràng. Rowena He giảng dạy về phong trào Thiên An Môn tại Havard, phát biểu: “Hành động mạnh hơn lời nói”, khi trả lời một câu hỏi của phóng viên về lập trường của Tập trong một cuộc nói chuyện gần đây.

Nhiều nhà hoạt động nhân quyền đã chỉ ra các cuộc vây bắt, đánh đập và bỏ tù những phần tử chống đối tại Trung Quốc gần đây, gồm cả cuộc thanh trừ dẫn đến sự kiện mùng 4 tháng 6.

“Ngưu Lệ” đã cố bào chữa cho Tập, nói rằng mục đích của cuộc đàn áp chỉ là “duy trì sự ổn định”. Bên cạnh đó, “Ngưu Lệ” cũng viết, Tập không thể khắc phục được sự kiện 4 tháng 6 bởi nhiều nguyên nhân chính trị phức tạp, một động thái như vậy có thể sẽ phải đối mặt với sự phản kháng từ trong Đảng.

Đính chính: Theo Reuters, Tập Cận Bình, người hiện đang lãnh đạo ĐCS, đã gặp gỡ Hồ Đức Bình, con trai của cựu lãnh đạo Đảng ông Hồ Diệu Bang, “trong vòng 6 tuần qua” trước ngày 7 tháng 9 năm 2012 – chứ không nhất thiết là trong khoảng “1 tháng 9 – 14 tháng 9” như đã nói trong bài.

Lu chen

Theo vietdaikynguyen


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc