Các quan chức an ninh tại Liêu Ninh thông báo rằng cảnh sát sẽ thắt chặt kiểm soát việc mua diêm, bật lửa dễ cháy, xăng dầu, pháo hoa và các sản phẩm gây nổ khác. Hơn thế nữa, bất cứ ai mua những mặt hàng đó phải đăng ký bằng tên thật của họ.
Sau một loạt những khiếu nại, cảnh sát dường như đã đình chỉ hoạt động này. Họ nói rằng không cần phải sử dụng giấy tờ tùy thân để mua những mặt hàng loại này, nhưng có sự “hạn chế”. Họ không nói chi tiết.
Nhiều người dân Trung Quốc không hài lòng trước viễn cảnh và đã bình luận trên Internet: “Chẳng bao lâu nữa, chỉ cần bạn châm một điếu thuốc, bạn sẽ bị tình nghi là “khủng bố”. [Chính quyền] vô cùng lo lắng”- lời bình của @ Beidaijin trên Sina Weibo.
Luật lệ tương tự đã được thực thi tại những nơi khác ở Trung Quốc, chẳng hạn như yêu cầu sử dụng giấy tờ tùy thân khi mua xăng hay dao nhà bếp. Việc cấm bán dao nhà bếp đã được thực thi vào năm 2010 trong thời gian World Expo Thượng Hải và tại các sự kiện lớn khác.
Các chiến dịch chống khủng bố mới nhất được triển khai, nguyên nhân là do một chiếc xe đã đánh bom tại Urumqi, thủ phủ của Tân Cương phía Tây Bắc khu tự trị vào ngày 22 tháng 5. Vụ việc đã giết chết 39 người, làm bị thương hơn 90 dân thường, và nhà chức trách xác định đó là một cuộc tấn công khủng bố.
Trung ương Đảng sau đó phát động chiến dịch chống khủng bố trên toàn quốc. Điều này bao gồm việc bắt giữ hàng trăm nghi phạm khủng bố. Theo nguồn tin chính thống, hơn 200 người đã bị bắt giữ ở Tân Cương vào ngày 23 tháng 5 và 1100 đối tượng bị nghi ngờ đã bị bắt ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc vào ngày 23 – 24 tháng 5.
Trong chiến dịch chống khủng bố, chính quyền Bắc Kinh đã triển khai 100.000 “cán bộ thông tin” và 850.000 “tình nguyện viên bảo vệ” để kiểm tra thành phố và giám sát các vùng lân cận, bắt đầu từ ngày 30 tháng 5- theo Nhật báo Thanh niên Bắc Kinh.
Nhiệm vụ của họ là phải báo cáo ngay cho cảnh sát bất cứ cá nhân nào bị tình nghi hoặc “sự cố có thể gây rối loạn xã hội”. Chính quyền địa phương Bắc Kinh đang kêu gọi các chiến dịch “hệ thống tình báo chống tham nhũng và duy trì ổn định xã hội”. Mỗi đầu mối hay mảng thông tin có giá trị là đủ điều kiện để nhận phần thưởng tiền mặt từ 2 nhân dân tệ (khoảng 7.000VNĐ) cho đến hơn 40.000 nhân dân tệ (hơn 100 triệu VNĐ), tùy thuộc vào giá trị của thông tin.
Một viễn cảnh đáng ngờ, người Trung Quốc đã nhận định rằng phong trào này có vẻ giống với các chiến dịch vận động quần chúng do Mao Trạch Đông khởi xướng trong cuộc Đại Cách mạng Văn hoá. Trong suốt những năm trong thập niên 1960 và thập niên 1970, người dân được lệnh phơi bày và chỉ trích những người có tư tưởng hay hành vi chính trị không phù hợp với tiêu chuẩn – một tiêu chuẩn mơ hồ và không ngừng thay đổi, đã dẫn đến nhiều cái chết vô tội và hết sức vô lý.
“Chính quyền trung ương được hưởng lợi lớn nhất từ những chiến dịch này”- Chen Pokong, một nhà phân tích chính trị có trụ sở tại New York cho biết, đề cập đến một chiến dịch trước đó trong một cuộc phỏng vấn với Đài Phát thanh Á Châu Tự Do vào năm 2013. “Họ đang đẩy những mâu thuẫn, những cuộc đấu tranh và xung đột [kết quả từ các chính sách của họ] trở lại nhân dân. Nó cũng tạo điều kiện cho những cảnh sát hạ lưu cố tình xâm phạm quyền con người để chứng minh sức mạnh của Đế chế đỏ”.
Luchen
Theo vietdaikynguyen
Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!