Home » Chia sẻ, Tiêu Điểm » Giới hạn của tuổi thọ
tuoi thoBất kỳ sinh mệnh nào cũng đều có giới hạn tuổi thọ nhất định. Từ xưa đến nay, sự giới hạn này đã trở thành một tử quan để ước chế các sinh mệnh. Người phương Tây đã làm nghiên cứu rất tỉ mỉ về tuổi thọ của người và động vật. Một loại học thuyết được đưa ra từ việc phân tích nhiều lần tế bào phổi của các loài cho rằng tuổi thọ của con người nên là 110 năm; một loại học thuyết từ việc nghiên cứu về tính thành thục theo chu kỳ của các loài phát hiện rằng tuổi thọ của con người nên là từ 110 tuổi đến 140 tuổi; một loại học thuyết khác từ việc nghiên cứu hệ số tuổi thọ với hệ số về kỳ sinh trưởng của con người mà có được kết luận, cho rằng tuổi thọ của con người nên là từ 125 tuổi đến 175 tuổi.

Tiến hành so sánh tuổi thọ của con người với tuổi thọ của động vật, người ta phát hiện: động vật đều có thể sống đến tuổi thọ tự nhiên của nó, nhưng riêng con người, đa số là chỉ sống đến một nửa của tuổi thọ tự nhiên.

Có người thông qua nghiên cứu sự khác nhau giữa người và động vật, rồi dùng quan điểm của thuyết tiến hóa mà đưa ra kết luận như thế này: tư thế vận động, phương thức hô hấp, hệ thống tuần hoàn, chức năng tiêu hóa của con người với động vật là khác nhau, điều này đã quyết định việc tuổi thọ của con người giảm đi một nửa. Đối với loại nghiên cứu này, tôi có những nghi hoặc nhất định. Thứ nhất, việc đứng thẳng người để đi lại thì không chỉ có con người, chẳng hạn khỉ leo trèo trên cây và hắc tinh tinh hoạt động trên mặt đất, việc này phần lớn là không làm cho tuổi thọ của chúng giảm bớt hoặc giảm đi một nửa; thứ hai là trong lịch sử những ghi chép về sự trường thọ của con người cũng đã phủ định loại quan điểm này. Tôn Tư Mạc triều Đường sống đến hơn 160 tuổi; Trương Tam Phong triều Minh sống đến hơn 130 tuổi; Bành Tổ sống đến hơn 800 tuổi; họ sinh sống cũng giống như con người hiện nay, cũng chẳng giống như động vật leo trèo để di chuyển; không những tuổi thọ không giảm đi, ngược lại họ đã đạt được hoặc vượt qua sự hạn chế của tuổi thọ? Có thể thấy, tuổi thọ với việc đứng thẳng đi lại của các loài không có quan hệ ràng buộc tất yếu nào cả.

Con người ngày nay không chú trọng về dưỡng sinh, không biết trân quý mạng sống của bản thân, mà chỉ để ý tới danh lợi trong cuộc đời. Vì để thỏa mãn việc truy cầu danh-lợi-tình của bản thân, ngày đêm mong nghĩ làm tổn hại gan; ăn uống chơi bời làm hại dạ dày; sống hoang dâm hưởng lạc làm hại thận; vui buồn quá mức làm hại tim; hút thuốc lá thuốc phiện, khói thuốc đã lấp đầy phổi của bản thân. Phóng túng dục vọng, khoe khoang cá tính con người. Đợi đến khi cơ thể xuất hiện vấn đề, mới đi tìm bác sỹ, khi hối hận thì đã muộn! Đây là sự khác biệt căn bản giữa sự sinh tồn của con người và động vật.

Cùng với quan niệm khác nhau về sự sinh tồn hiện nay, văn hóa phương đông cổ đại đã đi một con đường hoàn toàn ngược lại. Tu hành của Phật gia và Đạo gia truyền thống đã khai mở cho con người một con đường hoàn toàn mới. Phật gia giảng Giới Định Huệ, trừ bỏ hẳn những dục vọng bất lương của con người, vứt bỏ việc truy cầu quá đáng đối với thất tình lục dục của con người, thì tâm của người ta mới trở nên thanh tịnh, mới có thể nhập định, mới có thể khai mở tiềm năng và trí huệ của bản thân; Đạo gia thông qua việc quan sát bốn mùa trong năm, từ việc mùa xuân nảy nở, mùa hè sinh trưởng, mùa thu thu hoạch, mùa đông cất giữ, mà tổng kết ra quy luật dưỡng sinh. Con người trong môi trường ‘Thiên nhân hợp nhất’ này mà tu luyện thì có thể đạt được thân thể khỏe mạnh, tâm lý vui vẻ, từ đó có thể bảo dưỡng được tuổi thọ tự nhiên.

Người sống trường thọ trong lịch sử có rất nhiều. Có những người là người tu hành, có những người là đại phu khám chữa bệnh, có những người là những bậc Thánh hiền. Họ không so đo tính toán những được mất của cá nhân và danh lợi trong cuộc đời, lánh mình vào nơi núi sâu để tu luyện, từ đó hiểu được ý nghĩa chân thực của sinh mệnh. Tuổi thọ của họ ngắn cũng đến vài trăm năm, dài thì trên nghìn năm, thậm chí đến vài nghìn năm; đối với con người mà nói là không thể tưởng tượng được. Họ không có tâm danh lợi, tất nhiên họ cũng chẳng đến nơi con người để hiển thị thần tích của mình. Con người nhìn không thấy họ, liền cho rằng nhìn không thấy thì không tồn tại.

Buông bỏ thất tình lục dục của con người thì mới có thể đột phá ra khỏi sinh tử luân hồi của con người, mới có thể bước qua hoặc vượt lên tử quan hạn chế thọ mệnh đối với sinh mệnh.

An Nguy

Theo chanhkien


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc