Home » Thế giới » Hồng Kông – bạo lực củng cố quyết tâm
Thời sự – Phân tích & Bình luận

Hơn hai tuần diễn ra cuộc biểu tình dân chủ đã làm ứ tắc một số đường phố vốn nhộn nhịp và tấp nập nhất Hồng Kông. Trưởng đặc khu hành chính Lương Chấn Anh cũng tìm ra biện pháp để đối phó với những người biểu tình. Một vài ngày tới sẽ là thử thách để xem các sinh viên còn có thể tiếp tục biểu tình và chiếm đóng thành phố mà họ đang bảo vệ nữa hay không, trong khi chính phủ Hồng Kông vẫn tiếp tục lừa dối họ với những ràng buộc mới cho cuộc đối thoại sắp tới.

BIEU TINH HK2

Cuộc biểu tình bùng phát do một quyết định của Bắc Kinh vào ngày 31 tháng 8, đó là, danh sách đề cử cho cuộc bầu cử tiếp theo vào năm 2017 sẽ được lựa chọn bởi một ủy ban hậu thuẫn Bắc Kinh. Sau đó, người dân Hồng Kông phải bầu chọn trong số những ứng cử viên đã được sàng lọc này.

Tuy nhiên, những người ủng hộ dân chủ không đồng ý với quyết định trên. Họ yêu cầu rằng tất cả mọi công dân Hồng Kông đều có quyền đề cử và bầu chọn vị trưởng đặc khu mà họ tín nhiệm.

Các sinh viên đang nỗ lực buộc chính phủ Hồng Kông phải ngồi vào bàn đàm phán bằng cách chiếm đóng một số khu vực chủ chốt trong thành phố và chặn một số tuyến đường quan trọng. Như vậy, các sinh viên sẽ nắm giữ cuộc sống thông thương trong thành phố như là một “con tin”, và sau một thời gian, chiến lược này có vẻ đã mang lại hiệu quả.

Khoảng một nửa giờ đồng hồ trước thời hạn mà các sinh viên đưa ra trong một lá thư ngỏ, Trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Kông – ông Lương Chấn Anh – đã phát biểu trong buổi họp báo ngày 2 tháng 10 rằng sẽ có các cuộc đàm phán.

Sau các cuộc đàm phán đưa ra kế hoạch cho cuộc đối thoại, lịch trình được thỏa thuận là vào thứ Sáu, ngày 10 tháng 10. Nhưng sau đó, vào thứ Năm ngày 9 tháng 10, bà Carrie Lam – nhân vật quyền lực thứ hai ở Hồng Kông – đã hủy bỏ cuộc đối thoại đó và đổ lỗi cho các sinh viên đã làm hỏng kế hoạch này.

Nguyên nhân chính phủ hủy cuộc đối thoại này, có lẽ, một phần bởi họ thấy rằng phong trào của sinh viên đang giảm dần nhiệt huyết. Trong khi cuối tuần trước đó đã chứng kiến hàng chục ngàn sinh viên trên đường phố, thì trong tuần, con số người biểu tình giảm xuống chỉ còn khoảng vài ngàn.

Nếu ông Lương cho rằng phong trào sinh viên tự nó sẽ đi đến thất bại, thì ông đã nhầm. Sau khi cuộc đối thoại bị hủy bỏ, hàng chục ngàn sinh viên đã trở lại các khu vực chiếm đóng, và phong trào sinh viên như cũng đang hồi sinh.

Cuộc chiến với các sinh viên

Do đã khước từ các cuộc đàm phán, ông Lương chỉ còn hai lựa chọn: hoặc là chấp nhận cuộc chiếm đóng của các sinh viên, hoặc phải có biện pháp đánh bại họ. Hai nỗ lực trước đó của chính quyền để loại bỏ các sinh viên đều thất bại.

Vào đêm ngày 27 tháng 9, mở rộng sang ngày 28 tháng 9, cảnh sát đã sử dụng hơi cay và tia ớt để giải tán sinh viên. Động thái này đã vấp phải sự lên án mạnh mẽ của công luận quốc tế, và tạo cảm hứng cho nhiều sinh viên và người biểu tình quay trở lại các khu vực chiếm đóng.

Vào ngày 2 tháng 10, hàng trăm người đã xuất hiện để chống lại những người biểu tình ủng hộ dân chủ. Theo những người biểu tình, đó đều là các hội tam hoàng – xã hội đen. Họ đã quấy rối, xô đẩy, lăng mạ, và đe dọa các sinh viên.

Giống như việc sử dụng hơi cay vào tuần trước đó, bạo lực lần này cũng không thành công, bởi nhiều người hơn đã đến và tham gia vào cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ.

Sáng sớm ngày 12 tháng 10, khoảng một trăm cảnh sát đã xuất hiện tại quận Kim Chung và tháo dỡ nhiều rào chắn bằng kim loại do các sinh viên sử dụng để chặn đường.

Trong hơn hai ngày tiếp theo, cảnh sát đột ngột xuất hiện với đầy đủ vũ lực ở các địa điểm khác nhau trong thành phố. Họ liên tục đập phá các khu vực mà sinh viên chiếm đóng. Nhiều cuộc đụng độ giữa cảnh sát và sinh viên đã xảy ra trên hai đại lộ nối đảo Hồng Kông với phần lãnh thổ còn lại của Hồng Kông.

Vào chiều ngày 13 tháng 10, hàng chục người đàn ông không rõ danh tính đã xuất hiện và cắt phá dây nối bằng nhựa của các tấm rào chắn do sinh viên dựng lên để chặn đường Kim Chung (Queensway) và Đồng La (Causeway) – đại lộ gồm 10 làn đường chạy qua khu trung tâm thương mại. Một nửa giờ sau đó, một chiếc xe tải lao đến, cảnh sát chất các mảnh vụn rào chắn lên đó và rời đi.

Đáp lại, các sinh viên đã giận dữ xây dựng thêm nhiều rào cản kiên cố bằng thân tre, thùng rác, băng keo, dây xích, và bê tông. Vào buổi sáng ngày 14 tháng 10, cảnh sát ập đến với số lượng lớn, họ sử dụng cưa xích và máy cắt bu lông để tháo dỡ những rào chắn đó. Xe tải cũng kết hợp để kéo những phần còn lại đi.

Buổi đêm cùng ngày, các sinh viên đã tập trung lại và đẩy lui những cảnh sát đang chắn giữ hầm và đường Lung Wo. Sinh viên kéo đến với số lượng lớn và không hề nao núng khi cảnh sát đánh trả họ bằng hơi cay và dùi cui. Họ đã nhanh chóng xây dựng các tấm rào chắn để chặn con đường huyết mạch quan trọng này.

Khoảng 3 giờ sáng ngày 14 tháng 10, cảnh sát lấy lại con đường hầm bằng vũ lực và họ không cần đến một giờ để hoàn thành. Hàng trăm cảnh sát đã tuần hành qua các rào chắn và chống lại các sinh viên bằng dùi cui và hơi cay.

Bằng việc mở đường Kim Chung (Queensway), Đồng La (Causeway) và Lung Wo, cùng với việc quét sạch các con đường ở Hồng Kông, cảnh sát đã xóa sạch hoàn toàn các điểm chiếm đóng thưa thớt còn lại trên một huyết mạch giao thông thương mại ở Hồng Kông trong hơn hai ngày.

Bạo lực

Chính quyền ông Lương giành chiến thắng, nhưng vẫn còn đó những cái giá phải trả. Một đài truyền hình đã quay được đoạn phim ngắn dài bốn phút cho thấy cảnh sát đang đánh đập một người biểu tình đã bị còng tay. Các phóng viên cũng đăng lên Twitter bức ảnh về các vết bầm dập trên cơ thể họ khi cảnh sát dùng vũ lực ngăn không cho họ tác nghiệp.

Một bức ảnh khá ấn tượng, có lẽ xứng đáng trở thành biểu tượng cho bộ mặt xấu xí của sự kiện đêm hôm đó, là hình ảnh một người biểu tình với đôi bàn tay giơ lên, hoàn toàn không kháng cự, trong khi một viên cảnh sát đang xịt hơi cay vào mặt anh trong cự ly gần.

Vào sáng ngày 15 tháng 10, khoảng 1000 người tập trung bên ngoài trụ sở cảnh sát. Họ không đến để biểu tình, mà là để chính thức khiếu nại những hành vi sai trái của cảnh sát.

Lời buộc tội cho những hành vi bạo hành của cảnh sát đã để lại vết thương sâu sắc trong lòng người dân Hồng Kông. Người dân Hồng Kông đã quen với lối suy nghĩ rằng, cảnh sát là lực lượng bảo vệ họ, chứ không phải là một thế lực đàn áp dân chúng như ở Trung Quốc đại lục.

Đối với nhân dân Hồng Kông, việc sử dụng hơi cay để chống trả sinh viên là một vết thương lòng sâu sắc. Một ngôi sao nhạc Canto-pop, Denise Ho, đã viết trong bài báo trên Apple Daily về những giọt nước mắt lã chã trên mặt cô khi cô chứng kiến cảnh sát sử dụng hơi cay. Trên khắp thành phố là những nỗi đau buồn và cảm giác hụt hẫng rằng niềm tin của nhân dân đã bị chà đạp. Bạo lực của cảnh sát ngày 14 tháng 10 sẽ chỉ càng đánh mất thêm lòng tin của dân chúng.

Trong khi cốt lõi của cuộc biểu tình làm chấn động Hồng Kông chính là cuộc chiến đòi phổ thông đầu phiếu, thì người ta tin rằng chính sự chia rẽ trong xã hội mới là nguyên nhân sâu xa hơn của cuộc biểu tình này.

Kể từ khi được trao trả lại cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1997, Hồng Kông được cai trị dưới danh nghĩa là “một quốc gia, hai chế độ”. Nhưng thực tế, người dân Hồng Kông đã phải chứng kiến những nỗ lực liên tiếp của chính phủ nhằm làm rạn nứt hệ thống xã hội mà họ đã được thừa hưởng từ Anh quốc – mà nhờ đó, họ có được nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, nền tư pháp độc lập, các quy định của luật pháp, và được bảo vệ với các quyền tự do cơ bản.

Ông Lương đã thực hiện vai trò của một “tiểu điền chủ” trong việc phá vỡ tổ chức của Hồng Kông. Trong suốt nhiệm kỳ của ông, các nhóm côn đồ đã tự do lộng hành trong thành phố để can nhiễu các học viên Pháp Luân Công và những nhà hoạt động dân chủ. Nền tự do báo chí cũng bị phá hủy, và tính toàn vẹn của lực lượng cảnh sát cũng bị xâm phạm.

Nỗi bức xúc rằng lãnh thổ Hồng Kông đang bị khống chế đã lên đến cao trào khi Bắc Kinh ban hành một Bạch Thư vào ngày 10 tháng 6, trong đó định nghĩa lại về chính sách “một quốc gia, hai chế độ”.

Thay vì đảm bảo các quyền tự trị như mô tả trong chính sách trước đó, chính sách “một quốc gia, hai chế độ” nay lại cho phép Bắc Kinh được làm bất kể điều gì mà họ muốn trong việc cai trị Hồng Kông. Trạng thái vốn có của khu vực tự trị đặc biệt nay đã qua.

Đây chắc chắn là điều mà người dân Hồng Kông không thể chấp nhận. Vì vậy, họ đã biểu tình với nỗi thất vọng ngày một lớn hơn. Họ chỉ muốn tìm ra con đường để cứu vùng đất Hồng Kông mà họ biết khỏi bị cướp khỏi tay họ.

Đàm phán

Mặc dù chính quyền ông Lương đã giành chiến thắng trong vài ngày qua, các sinh viên vẫn không chịu rời đi. Họ vẫn tập trung gần khu phức hợp chính phủ trung ương, nơi họ dựng trại trên hai đại lộ là Hạ Khác (Harcourt) và Can Nặc (Connaught). Nếu tình hình vẫn diễn biến như những tuần trước, thì cuối tuần này sẽ lại chứng kiến hàng chục ngàn chiếc lều trại trên đường phố.

Tại buổi họp báo tổ chức vào chiều ngày 16 tháng 10, ông Lương, chắc chắn đã nhận ra lực lượng sinh viên bên ngoài, đã tuyên bố rằng ông sẽ tổ chức thảo luận về việc bắt đầu tiến hành đàm phán với Hội Sinh viên Hồng Kông – một trong hai tổ chức sinh viên khởi phát cuộc biểu tình.

Cũng tại buổi họp báo này, ông Lương đồng thời tuyên bố rằng cuộc đối thoại không được phép có điều kiện trước, và rằng không cho phép công chúng Hồng Kông được đề cử ứng cử viên cho vị trí trưởng đặc khu – mà chỉ có ủy ban do Bắc Kinh chọn lựa mới được làm việc ấy. Ông cũng gợi mở về khả năng có thể thảo luận để thay đổi thành viên của ủy ban bầu cử này.

Những cuộc nói chuyện như vậy, trông thì có vẻ như một thắng lợi dành cho các sinh viên, nhưng thực chất lại ẩn chứa nhiều nguy cơ. Chắc chắn ông Lương đã ra quân lệnh và chỉ thị về cách “dẹp yên” các cuộc biểu tình, nhưng hành động thiện chí trên bàn đàm phán này lại khiến người ta nghi hoặc. Đảng Cộng sản Trung Quốc chưa bao giờ đàm phán hay là thỏa hiệp với bất kể nhóm người nào phản đối nó.

Dù thế nào đi nữa, thì ông Lương chính là người cuối cùng có thể giải khai mọi băn khoăn của người dân Hồng Kông.

Stephen Gregory

Theo vietdaikynguyen


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc