Home » Bí ẩn thế giới, Khoa học, Tiêu Điểm » Nhà hiền triết Ấn Độ đã phát triển thuyết nguyên tử 2.600 năm trước
Nhà hoá học và vật lý người Anh John Dalton (1766 – 1844) được công nhận là người phát triển thuyết nguyên tử. Tuy nhiên, một thuyết khác về hạt nguyên tử đã hình thành 2,500 năm trước thời Dalton bởi một nhà hiền triết và triết gia người Ấn Độ có tên Acharya Kanad.
Ảnh một cuốn Sanskrit (Maxim Krasnov/Hemera/Thinkstock, hiệu ứng thêm vào bởi Epoch Times); Ảnh trừu tượng về “bông hoa của sự sống” (Tschitscherin/iStock/Thinkstock)

Ảnh một cuốn Sanskrit (Maxim Krasnov/Hemera/Thinkstock, hiệu ứng thêm vào bởi Epoch Times); Ảnh trừu tượng về “bông hoa của sự sống” (Tschitscherin/iStock/Thinkstock)

Acharya Kanad sinh vào năm 600 trước Công nguyên ở Prabhas Kshetra (gần thành phố Dwaraka) ở Gurajat, Ấn Độ. Tên thật của ông là Kashyap.

Trên một chuyến hành hương đến Prayag, ông đã nhìn thấy hàng nghìn người hành hương rải khắp các con phố với hoa và hạt gạo, là những thứ được dùng để cúng ở đền thờ. Kashyap đã tỏ ra vô cùng ấn tượng với các hạt này và bắt đầu thu nhặt các hạt gạo. Cảnh tượng một người đàn ông cần mẫn nhặt các hạt gạo trên phố đã thu hút sự chú ý của đám đông. Khi được hỏi vì sao ông lại thu nhặt các hạt gạo mà ngay cả ăn mày cũng không thèm đụng đến, Kashyap đã bảo họ rằng mỗi hạt gạo tự chúng có vẻ không mấy giá trị, nhưng một bộ hàng trăm hạt gạo có thể làm ra một bữa ăn, nhiều bữa ăn có thể nuôi sống cả một gia đình, và nói một cách rộng ra thì toàn nhân loại là tập hợp của các gia đình, vì vậy từng hạt gạo đơn lẻ cũng có giá trị như tất cả những thứ quý giá trên đời. Kể từ đó, người ta bắt đầu gọi ông với cái tên ‘Kanad’, và ‘Kan’ trong tiếng Sanskrit có nghĩa là “hạt nhỏ nhất’.

Kanad đã theo đuổi niềm đam mê của mình với thế giới vô hình này với việc đặt khái niệm cho ý tưởng về những hạt nhỏ nhất như vậy. Ông bắt đầu viết lại các ý tưởng của mình và dạy cho những người khác. Vì vậy, mọi người bắt đầu gọi ông là ‘Acharya’ (‘thầy giáo’), từ đó ông mới có cái tên là Acharya Kanad (‘thầy giáo của các hạt nhỏ’).

Khái niệm của Kanad về Anu (nguyên tử)

Khi đang đi bộ với tay cầm thức ăn, Kanad đã bẻ nó ra thành nhiều mảnh nhỏ hơn cho đến khi ông nhận ra ông không thể phân chia nó ra thành phần nhỏ hơn nữa bởi nó đã quá nhỏ. Từ thời điểm đó, Kanad bắt đầu đặt khái niệm cho ý tưởng về một vật chất không thể chia nhỏ hơn nữa. Ông gọi vật chất không thể chia nhỏ này là Parmanu, hay anu (nguyên tử).

Acharya Kanad quy định vật chất không thể chia nhỏ này không thể được cảm nhận bằng bất cứ cơ quan nào của con người hay có thể nhìn thấy bằng mắt thường, và rằng một sự thôi thúc bản năng đã khiến một hạt Parmanu kết hợp với một hạt khác. Khi mà hai hạt Parmanu thuộc về cùng một nhóm chất ghép lại, kết quả có được là một hạt dwinuka (phân tử nhị nguyên). Hạt Dwinuka này có cùng tính chất với hai hạt Parmanu sinh ra nó.

Kanad cho rằng các cách liên kết khác nhau của hạt Parmanu sẽ tạo ra các chất khác nhau. Ông cũng đề ra ý tưởng cho rằng các hạt nguyên tử có thể liên kết lại với nhau theo nhiều cách đa dạng để tạo nên các thay đổi mang tính hoá học, nhờ sự hiện diện của các yếu tố khác, như nhiệt độ. Ông nêu lên sự cháy đen của bình đất chôn dưới đất và sự chín của hoa quả như ví dụ cho hiện tượng này.

Acharya Kanad đã thành lập trường triết học Vaisheshika nơi ông giảng dạy các nguyên lý của mình về nguyên tử và về bản chất của vũ trụ. Ông viết một cuốn sách dựa trên các nghiên cứu của mình “Vaisheshik Darshan” và được mọi người biết đến như là “Cha đẻ của Thuyết nguyên tử”.

Ở phương Tây, trường phái nguyên tử nổi lên vào thế kỷ 5 trước công Nguyên, với sự xuất hiện của những nhà khoa học Hy Lạp cổ đại như Leucippus và Democritus. Văn hóa Ấn Độ đã ảnh hưởng đến người dân Hy Lạp hay ngược lại, hay cả hai đã phát triển một cách độc lập, hiện điều này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi.

Kanad đã từng nói: “Bất cứ vật thể nào cũng đều được tạo ra từ các nguyên tử, các nguyên tử liên kết với nhau tạo nên phân tử.” Lý thuyết của ông về nguyên tử là vẫn còn trừu tượng và hạn cuộc trong phạm vi của triết học bởi chúng chỉ dựa trên lô-gic chứ không phải dựa trên các trải nghiệm cá nhân và quá trình thí nghiệm. Tuy nhiên, trong quan điềm của A.L. Basham, một nhà nghiên cứu Ấn Độ người Úc nhận định: “chúng là các cách giải thích vô cùng hình tượng về cấu trúc vật lý của thế giới, và nhìn chung, đã ăn khớp với các phát hiện của vật lý hiện đại”,.

April Holloway

Theo ancient-origins, vietdaikynguyen

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc