Những ngày này không khí tết đã lan tỏa khắp các thôn xóm Việt Nam, nhiều người hồ hởi sắm sửa tết cho gia đình, nhưng cũng có nhiều hộ gia đình tết như một giấc chiêm bao mà ở đó cảm giác nửa mơ nửa tỉnh, nửa đói nửa buồn, nửa tồn tại nửa mơ hồ cứ vây bủa lấy người dân.
Bắc Kạn là một Tỉnh miền núi, nơi đây nhiều huyện có số hộ gia đình nghèo đông đúc. Những căn nhà nơi đây thường được dựng dựng tạm bằng những tấm phên nứa đơn sơ hay những tấm gỗ ghép lại đã trở nên mong manh trước những cơn gió lạnh cứ từng đợt, từng đợt thổi tới.
Những ngày tết sắp đến trong khi trẻ em nhiều gia đình đã có bộ quần áo mới hay đồ chơi đón tết, thì nhiều trẻ em vùng cao nơi đây, có bộ quần áo mới thực sự chỉ là giấc mơ.
Thanh hóa là một trong những tỉnh lớn nhất nước hiện nay, đồng thời đây cũng là nơi có hộ gia đình nghèo đông đúc. Đối với người hộ dân ở các huyện như Quan Hóa, Như Xuân, Thường Xuân, Ngọc Lặc thì việc một ngày kiếm hai bữa cơm ăn là đã khó khăn rồi còn nghĩ gì đến chuyện sắm tết.
Những năm trước nhiều gia đình chỉ vì mua một ít thức ăn như dưa kiệu, bánh tét,… mà không chỉ chi tiêu hết tiền tiết kiệm cả năm, nhiều nhà còn mắc nợ, sau tết lại phải lo trả nợ. Rút kinh nghiệm, năm nay thì tết đến chỉ cần mua một chiếc chưng đặt lên bàn thờ qua 3 ngày tết là đủ.
Ở Việt Nam vào thập niên 70 thì hầu như ai ai cũng đã quen với việc bữa cơm có độn khoai, độn sắn. Thế nhưng 40, 50 năm sau nhiều huyện ở Thanh hóa việc cơm có độn khoai sắn vẫn là việc bình thường.
Cuối năm trong khi các gia đình quan chức xã huyện chuẩn bị sắm tết, thì nhiều hộ dân vẫn còn nợ tiền hợp tác xã hết năm này sang năm khác, tiền nợ chủ yếu là các loại thuế và phí, nhất là khoản thuế ‘dịch vụ thủy lợi’ và ‘dịch vụ hợp tác xã’ cao nếu không trả dần thì cán bộ xã dọa sẽ tịch thu tài sản trừ nợ.
Các khoản tiền thuế chủ yếu dùng để nuôi cán bộ xã, mà cán bộ xã ở Thanh Hóa nhiều đến mức báo động, ngân sách không đủ nuôi cán bộ nên người dân phải đóng thuế để nuôi số cán bộ này.
Điển hình như ở Xã Quảng vinh (Huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) có số lượng cán bộ hùng hậu 500 người, tiền ngân sách cho xã là 400 triệu/năm, như vậy mỗi cán bộ chỉ có 800.000 đồng/năm, số còn lại phải thu thuế của người dân. Thu thuế không được thì cán bộ không có tiền, chính vì thế cán bộ xã tìm mọi cách để thu được tiền. Tiền thuế của dân được quy ra thóc, nếu không trả được tiền thì cán bộ ra ngoài đồng thu thóc của dân. Có rất nhiều trường hợp người dân than khóc van lạy các cán bộ tại các cánh đồng lúa để xin khất trả sau. Cứ đến mùa gặt cán bộ xã mang theo cân ra các cánh đồng để thu nợ của dân, vì thế mà có hộ phải gặt trộm chính lúa của mình vào ban đêm.
Người dân xã Quảng Vinh phải trả 19 khoản phí chính thức (được ghi sổ, ngoài ra còn ò các khoản khác không ghi sổ), các nơi khác cũng phải đóng không dưới 15 loại phí. Các khỏan thuế và phí này người dân cứ bị áp lực trả nợ hết năm này đến năm khác thì lòng người nào còn thiết tha gì đến tết nữa. Nhiều người đánh giá việc thu thuế các huyện ở Thanh Hóa là còn nhiều và cao hơn bất cứ lúc nào kể từ thời phong kiến xa xưa đến nay.
Hai thế kỷ trước nhà thơ Chế Lan Viên đã viết ra câu thơ mô tả dân nghèo thời đấy
Có một người nghèo không biết Tết,
Mang lì chiếc áo độ thu tàn
Thế nhưng 2 thế kỷ trôi qua câu thơ này vẫn giữ nguyên giá trị của nó.
Thêm một mùa xuân nữa đang dần đến, những cánh hoa thơm ngát bung cánh khoe sắc khắp các núi đồi, tiếng chim líu lo báo hiệu mùa xuân đến. Nhưng lòng người dân nghèo vẫn nặng trĩu với bao nỗi lo toan vất vả. mỗi dịp Tết đến là mỗi lần họ lại chạnh lòng thấm thía thân phận chạm đáy của mình trong xã hội./.
Ngọn Hải Đăng
Theo daikynguyen
Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!