Home » Thế giới, Tiêu Điểm » Giăng bẫy bắt quan tham ở Trung Quốc
Các điều tra viên dàn cảnh vây bắt nhằm gây ấn tượng thị uy tột độ, đồng thời ra tay để giữ cho đối tượng còn sống.

>> Hàng loạt quan chức Trung Quốc chết bất thường

Ông Vương Kỳ Sơn, người chỉ đạo chiến dịch chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc gần đây đã đưa ra một kinh nghiệm nhỏ trong kế sách mà các điều tra viên của ông đã sử dụng để bắt giữ các quan chức tham nhũng ( Feng Li/Getty Images)

Ông Vạn Thanh Lương rất có thể đã nghĩ rằng mọi việc vẫn sẽ diễn ra theo đúng kế hoạch của mình vào một buổi sáng ngày 27 tháng 6 năm 2014.

Ông Vạn Thanh Lương – khi đó là Bí thư Đảng uỷ thành phố Quảng Châu (một thành phố lớn của tỉnh Quảng Đông miền nam Trung Quốc) được sắp xếp tham dự một cuộc họp quan chức cấp cao ở toà nhà chính quyền tỉnh. Đợi ông bên ngoài là những quan chức cấp dưới từ toà nhà chính quyền thành phố Quảng Châu có nhiệm vụ hộ tống ông sau cuộc họp để tiến hành thanh tra một trường học.

Bên trong cuộc họp, mọi thứ đã thay đổi với ông Vạn. Bí thư tỉnh Quảng Đông không cho phép ông Vạn phát biểu trong suốt cuộc thảo luận. Sau đó đã xảy ra sự việc ông Vạn bị bắt giữ trước mặt các quan chức lãnh đạo tỉnh bởi những điều tra viên của Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương (CCDI) – một cơ quan chống tham nhũng của Đảng cộng sản Trung Quốc.

Ông Vạn đã lập tức bị đưa ra khỏi toà nhà trước mặt đông đảo quan chức thành phố Quảng Châu. Trong vòng 10 phút, CCDI thông báo trên trang web của cơ quan rằng ông Vạn đã bị điều tra vì các vi phạm pháp luật và kỷ luật Đảng. Vi phạm pháp luật và kỷ luật Đảng là cụm từ phổ biến thường được sử dụng trong các điều tra tham nhũng ở Trung Quốc.

Ông Vạn chắc chắn là sẽ không đề phòng cảnh giác vì ông đang nghĩ về vị trí trên cao của mình trong các cuộc họp như thế này.

— People’s Net

Sáu tháng sau, truyền hình nhà nước phát sóng các chương trình mô tả lối sống xa hoa của ông Vạn.

Thị Uy

Việc bắt giữ ông Vạn được mô tả trong một bài báo xuất hiện vào ngày 2 tháng 2 trên trang People’s Net – một ấn phẩm trực tuyến của Nhân dân Nhật báo (tờ báo ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc).

Theo People’s Net, các kế sách dùng để bắt ông Vạn là điển hình [cho chiến dịch “đả hổ”]. Những chuyên viên chống tham nhũng thường tổ chức một cuộc họp quan trọng mà các quan chức tham nhũng không thể nào vắng mặt. Dĩ nhiên, để cuộc họp diễn ra êm ả và không làm các quan chức tham nhũng lo lắng, cấp trên của ông phải hợp tác triệt để.

“Ông Vạn chắc chắn là sẽ không đề phòng cảnh giác vì ông đang nghĩ về vị trí trên cao của mình trong các cuộc họp như thế này”, bài báo nói rõ. “Những nhân viên chuyên trách chống tội phạm sẽ chờ ở bên ngoài để hồi âm, giám sát sự kiện thông qua các camera theo dõi và tin nhắn văn bản từ một người nào đó bên trong cuộp họp”.

“Tất cả các bước trong việc bắt giữ ông Vạn đã được lên kế hoạch nhằm mục đích đánh vào cái tôi của từng quan chức địa phương có mặt ở đó”, theo DWnews – trang tin tức tiếng Hoa có trụ sở tại Mỹ.

Việc tán dương các thành tích của CDDI trên truyền thông nhà nước là một phần của chiến dịch chống tham nhũng chưa có tiền lệ đang diễn radưới sự chỉ đạo trực tiếp từ ông Tập Cận Bình. Trong hơn hai năm qua chiến dịch này đã điều tra hàng chục ngàn quan chức, trong đó có các “con hổ” lớn – ám chỉ các quan chức cấp cao trong Đảng, những người tưởng rằng được miễn tội –  đã bị hạ bệ một cách thô bạo.

Trong một bài báo vào tháng 9 năm 2014, lãnh đạo CCDI ông Vương Kỳ Sơn đã nói rằng hoài bão của những chuyên viên chống tham nhũng là đưa các quan chức đến mức họ “không dám phạm tội tham nhũng, không thể tham nhũng và không muốn tham nhũng”.

Một bài báo ngày 2 tháng 2 của Tân Hoa Xã (cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc) đã lặp lại những lời nhận xét của ông Vương và đề cập rằng “Bắt những con hổ là cách đe doạ những con khác”.

Yếu Bóng Vía

Những điều tra viên tham nhũng phân loại các quan chức thành loại “yếu bóng vía” và loại “thần kinh thép”.

Theo People’s Net, ông Dương Hồng Uy – Phó Bí thư Đảng ủy khu tự trị Sở Hùng Di thuộc tỉnh Vân Nam miền trung Trung Quốc đã hoảng sợ và khụy gối khi thấy CCDI xuất hiện.

Ông Dương Vệ Trạch, bí thư Đảng ủy thành phố Nam Kinh ( Nam Kinh là thành phố lớn nằm phía đông tỉnh Giang Tô) đã chạy về phía cửa sổ định tự sát khi thấy CCDI xuất hiện. Các điều tra viên đã tóm lấy và ghim chặt ông ta lên sàn nhà.

“Bắt những con hổ là cách thị uy cho những con khác” – Tân Hoa Xã

Bài báo trên People’s Net còn nói rõ: “Sẽ là một tổn thất to lớn cho chiến dịch chống tham nhũng nếu chúng ta mất đi (chết đi) một quan chức cấp tỉnh như thế”.

Bài viết còn yêu cầu CCDI hãy cảnh giác và tự tay đưa các quan chức đi bằng máy bay hoặc tàu lửa.

Nguyên nhân tự sát

Mặc dù không có hồ sơ công khai về quan chức tự tử nhưng tỉ lệ tự sát trong giới quan chức Trung Quốc ngày càng leo thang . Theo Peng Pai – kênh truyền thông trực tuyến được nhà nuớc tài trợ đưa tin ngày 31 tháng 1 rằng 77 quan chức đã tự sát trong năm 2013 và 2014 so với 68 người trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến 2012.

Một kênh tin tức khác chịu sự kiểm soát của nhà nước Nhật báo Thanh Niên Trung Quốc cho biết giữa tháng 1 năm 2013 và tháng 4 năm 2014 đã xảy ra 54 trường hợp chết không tự nhiên, trong đó có 23 trường hợp là tự sát.

Theo tạp chí kinh doanh Tài Kinh (Caixin) đưa tin vào ngày 2 tháng 2, ông Nội Tuệ Hoa – Phó Giám đốc Học việc Phát triển và Chiến lược thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh nói rằng có một mối tương quan thuận nào đó giữa con số của những cái chết không tự nhiên và chiến dịch chống tham nhũng đang diễn ra,

Giáo sư Nội cho rằng: “Để che đậy tội lỗi, để bảo vệ các chiến hữu Đảng viên, bảo vệ gia đình của mình và sự thiếu vắng niềm tin vào quy trình tư pháp là những nguyên nhân dẫn đến tự sát”.

Trong một bài blog vào tháng 5 năm 2014, một cư dân mạng có biệt danh “Muran” đã làm rõ thêm những lý do khiến các quan chức kết liễu cuộc đời của mình.

Khi một quan chức kết liễu cuộc đời của mình, gia đình của ông sẽ có thể tiếp tục tận hưởng khối tài sản bất hợp pháp mà ông tích luỹ được. Vì thế, các quan chức chắc chắn đã thu xếp tất cả những gì cần thiết trước khi tự sát.

Một quan chức có thể còn bị ép phải tự sát khi các mối đe doạ đến an toàn của gia đình ông và quyền lợi bất di bất dịch của những người có quan hệ thân thiết với ông có thể được dùng để chống lại ông.

Thêm vào đó, những vụ xem ra là tự sát thực tế có thể lại là vụ giết người. Khi tội lỗi của một quan chức bị phát hiện, những kẻ khác có thể giết ông ta vì họ sợ liên can và để che đậy những dấu tích của mình.


01 ý kiến dành cho “Giăng bẫy bắt quan tham ở Trung Quốc”

  1. vo van that 08/08/2016

    …“không dám phạm tội tham nhũng, không thể tham nhũng và không muốn tham nhũng”.
    Theo toi, phai lam the nao de “không thể tham nhũng”, chu “không dám phạm tội tham nhũng và không muốn tham nhũng” là dieu khong the nao tranh duoc.

    Reply

Ý kiến bạn đọc