Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow, Tiêu Điểm » Ngày nhà giáo không còn ý nghĩa để kỷ niệm tại Trung Quốc
ngay-nha-giao-trung-quoc
Ngày 10 tháng 9 là Ngày Nhà giáo ở Trung Quốc. Nhiều giáo viên nói rằng sự cai trị của ĐCSTQ dường như đã làm mất đi tầm quan trọng và ý nghĩa truyền thống của ngày quốc lễ này. (Weibo.com)

Ngày 10 tháng 9 hàng năm là Ngày Nhà giáo ở Trung Quốc. Tuy nhiên, một cựu giáo viên ở tỉnh Cát Lâm thuộc phía Đông Nam Trung Quốc không còn thấy ý nghĩa của ngày kỷ niệm này nữa.

Cô Cao Ngọc Hương – một cựu giáo viên cấp hai nói với Đại Kỷ Nguyên rằng: “Ngày nay, giáo viên tại thành phố Đôn Hóa chỉ quan tâm đến tiền. Các bài giảng quan trọng chỉ được dạy trong những buổi học thêm chứ không phải trong giờ học trên lớp”.

Cô Cao cho biết “Giáo viên thường có ác cảm với học sinh nào từ chối tham gia các buổi dạy thêm của họ. Điều này rất phổ biến và là hệ quả của lối sống chỉ quan tâm đến tiền bạc trong xã hội hiện nay”.

Cô Cao bị sa thải sau 13 năm giảng dạy tiếng Anh. Giám đốc Sở giáo dục thành phố Đôn Hóa đã lợi dụng kiếm tiền từ công việc của cô và các giáo viên khác.

Cô Cao đã đâm đơn khiếu kiện lên Bắc Kinh trong 3 năm qua để yêu cầu trả lại sự công bằng cho cô. Cô và những giáo viên bị sa thải khác đang phải kiếm sống bằng nghề gia sư.

Một giáo viên bị sa thải khác ở thành phố Đôn Hóa là Lập Vinh Khôi còn bị cảnh sát địa phương đánh đến chết sau khi những tên côn đồ bắt cóc cô. Nhóm côn đồ này do chính quyền địa phương thuê để bắt cóc bất hợp pháp những người khiếu kiện.

Học sinh là con mồi

Việc giáo viên kiếm tiền từ học sinh không phải là vấn đề tồi tệ nhất của ngành giáo dục Trung Quốc hiện nay. Trong vài năm qua, một loạt vụ bê bối tình dục liên quan đến các nhà giáo đã gây sốc cho xã hội Trung Quốc.

Vào tháng 4 năm 2008, một sinh viên năm cuối của trường trung học Pine Bridge tại thành phố Trùng Khánh được cho là đã bị một giáo viên hãm hiếp và sát hại. Để phản đối vụ việc này, có tới 20.000 người tham gia biểu tình tại một công viên địa phương.

Trong tháng 5 năm 2013, hiệu trưởng một trường tiểu học ở thành phố Vạn Ninh, tỉnh Hải Nam, bị buộc tội cưỡng hiếp học sinh. Đó là một bé gái mới 11 tuổi.

Vào tháng 6 năm 2014, giáo viên lịch sử Ngô Xuân Minh của trường Đại học Hạ Môn bị buộc tội quấy rối tình dục một nữ sinh viên. Sau đó 3 tháng, trường học này vẫn không tiết lộ thông tin về cuộc điều tra.

Những trường hợp học sinh bị giáo viên cưỡng hiếp và quấy rối tình dục đã xảy ra trên khắp Trung Quốc, trong đó có các tỉnh như Quý Châu, Quảng Đông, Vân Nam, An Huy, Hà Nam.

Tượng Khổng Tử ở Bắc Kinh. Ngày 10 tháng 9 hàng năm là ngày nhà giáo Trung Quốc.

Tượng Khổng Tử ở Bắc Kinh. Ngày 10 tháng 9 hàng năm là ngày nhà giáo Trung Quốc.

Tham nhũng và giáo dục

Trong một cuộc phỏng vấn của Đại Kỷ Nguyên về nạn tham nhũng và bê bối tình dục trong trường học, Lộ Cô Ngang, một giảng viên đại học ở tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc cho biết “Kể từ khi cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân lên nắm quyền, những tệ nạn này ngày càng phổ biến”.

Trương Tán Ninh, một chuyên gia pháp lý có tiếng đến từ Giang Tô cho biết, tình trạng hỗn loạn của hệ thống giáo dục có liên quan chặt chẽ đến thực trạng đạo đức ngày càng suy đồi trong xã hội hiện nay, và điều này là do sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Ông Trương nói thêm thời đại của Giang Trạch Dân có quá nhiều tệ nạn như tham nhũng, bê bối tình dục, đặc biệt là cuộc đàn áp môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Tất cả đều khiến các giá trị đạo đức trong xã hội Trung Quốc ngày càng băng hoại một cách nhanh chóng.

Ông Trương cũng cho biết “Tham nhũng xâm nhập vào hệ thống giáo dục là điều khó tránh khỏi. Để con cái mình được chăm sóc chu đáo, các bậc cha mẹ phải hối lộ giáo viên”.

“Mục tiêu của giáo dục Trung Quốc không phải là dạy dỗ học sinh trở thành công dân có trình độ. Thay vào đó, học sinh phải vượt qua các bài kiểm tra và thấm nhuần học thuyết của ĐCSTQ. Điều này rất khác biệt với bất kỳ hệ thống giáo dục thông thường nào trên thế giới”, ông Trương nói.

Theo ông Trương, ở Trung Quốc ngày nay, các gia đình giàu có đều cho con cái du học nước ngoài tại châu Âu và châu Mỹ. Ngay cả những người nghèo cũng đang mạo hiểm tìm mọi cách nhập cư bất hợp pháp để con cái của họ được đào tạo ở nước ngoài.

Ngoài ra, các gia đình không còn tin vào giáo viên và hệ thống giáo dục ở Trung Quốc, họ muốn tự mình giáo dục con cái.

Khôi phục nền văn học cổ điển Trung Quốc

Tại hầu hết các nước, Ngày Nhà giáo thường là dịp để ghi nhớ công lao của các thầy cô giáo hay những người có đóng góp quan trọng đối với nền giáo dục.

Đài Loan và Hồng Kông (trước khi Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997) kỷ niệm Ngày Nhà giáo vào ngày 28 tháng 9, trùng với ngày sinh của Khổng Tử – nhà tư tưởng và nhà triết học xã hội nổi tiếng của Trung Quốc .

Ở Trung Quốc, ngày kỷ niệm này đã không còn.

Theo Dương Ba, một giáo viên tiểu học ở thành phố Hoàng Cương, tỉnh Hồ Bắc cho biết năm nay trường của ông đã hủy bỏ ngày Nhà giáo.

Ông Dương nói “Đã không còn ngày Nhà giáo nữa. Nó giống như bất kỳ ngày nào khác, một ngày làm việc bình thường”.

Vào thời Trung Quốc cổ đại, thầy giáo không chỉ truyền đạt kiến thức và các giá trị đạo đức, mà đặc biệt chính bản thân họ phải là tấm gương sáng cho học trò noi theo. Trong cuộc Cách mạng Văn hóa (1966-1976) của ĐCSTQ, giáo viên bị chính quyền coi là mục tiêu để phỉ báng và bạo lực. Kể từ đó, sự tôn trọng dành cho nhà giáo và sự hiểu biết về nhiệm vụ của người giáo viên đã bị xói mòn nghiêm trọng.

Vào ngày 26 tháng 8, truyền thông Trung Quốc báo cáo rằng cơ quan giáo dục tại Thượng Hải cho phép xóa bỏ văn thơ cổ điển Trung Quốc trong sách giáo khoa của học sinh lớp 1. Đề xuất này nhằm giảm tải khối lượng bài vở cho học sinh tiểu học.

Các bậc phụ huynh đều phản đối đề nghị này, và họ tìm thấy một người có cùng quan điểm với mình là người đứng đầu ĐCSTQ Tập Cận Bình. Trong một cuộc viếng thăm trường Đại học Bắc Kinh vào đêm trước ngày Nhà giáo, ông Tập cho biết: “Tôi nghĩ rằng những tác phẩm kinh điển nên in sâu vào bộ nhớ của mỗi học sinh, từ đó khơi dậy truyền thống văn hóa của người Trung Quốc”.

Li Xia

Theo vietdaikynguyen


01 ý kiến dành cho “Ngày nhà giáo không còn ý nghĩa để kỷ niệm tại Trung Quốc”

  1. Tư xe lôi 26/09/2014

    Việt nam cũng zậy mà, ngày 20/11 cha mẹ các cháu học sinh cứ phải “è cổ” ra mà phong bì…

    Reply

Ý kiến bạn đọc