Home » Tiêu biểu sideshow, Tiêu Điểm, Xã hội » Hình ảnh đối lập từ câu chuyện ông Tây xây trường học cho trẻ em vùng lũ
Hiện nay ở nơi các địa phương hay gặp lũ lụt, mỗi khi mùa mưa bão đến nhiều trường ngập lụt và xuống cấp, trẻ em nhiều nơi phải bỏ học do đi lại khó khăn, nhiều nơi phải tự chế cáp treo qua sông rất nguy hiểm.

>> Những công trình nghìn tỷ lãng phí và không hiệu quả

>> Những cây cầu biết nói: Tiền đầu tư cơ sở hạ tầng chạy về đâu

Trong khi đó tiền đầu tư cho cơ sở hạ tầng được ưu tiên  xây dựng các trụ sở và công trình thật hoành tráng

Các địa phương đua nhau xây trụ sở, trụ sở xây sau nhất định phải to hơn, đẹp hơn, tốn kém hơn trụ sở xây trước, gây lãng phí mà sử dụng lại không hết.

Bình Dương xây dựng khu trung tâm hành chính 1.400 tỷ đồng, Đà Nẵng xây xong khu trung tâm hành chính độ sộ 2.200 tỷ đồng, Đồng Nai xây dựng trung tâm hành chính 2.200 tỷ, nhất định không thua kém Khánh Hòa dự định xây dựng khu trung tâm hành chính 7.000 tỷ đồng

Tương tự là xây dựng tượng đài Hồ chủ tịch, dự kiến sẽ xây dựng tất cả 192 tượng đài trong cả nước, hiện nay đã có 134 tượng đài, và đã lên kế hoạch xây tiếp 58 tượng đài còn lại.

Thế nhưng các quan chức địa phương ai cũng muốn tượng đài địa phương mình phải hơn tượng đài địa phương khác, khiến các tượng đài càng xây càng hoành tráng. Đến một tỉnh thuộc dạng nghèo nhất nước như Sơn La cũng quyết xây tượng đài 1.400 tỷ.

Nhưng lại không thấy có địa phương nào đua nhau xây trường học, cầu cống cho người dân nghèo.

Vậy mà ở nơi xa xôi tận châu Âu, ông Rudolf Walther, một tỷ phú ở nước Đức lại hiểu được nỗi khó khăn vất vả của trẻ em nơi vùng lũ Việt Nam, người đàn ông 92 tuổi, cái tuổi mà đúng ra phải được nghỉ ngơi tĩnh dưỡng nơi quê nhà, thì ông lại rong ruổi khắp các vùng quê miền trung ở Việt Nam, đến những nơi trẻ em khó khăn xây dựng lại trường lớp

Rudolf-Walther

Ông Rudolf Walther. Ảnh baohatinh

Ông thành lập Quỹ Tương lai trẻ em (Batschka Stiftung ) do ông làm chủ tịch, tiền hoạt động của quỹ đều là tiền do ông bỏ ra nhằm xây những ngôi trường giúp trẻ em được đi học đầy đủ.

Phương châm làm việc của ông là bỏ tiền xây trường, và phía địa phương phải bỏ ra số tiền đối ứng tương đương với ông, hai bên cùng góp sức xây trường.

Đến nay ông đã xây dựng được hai ngôi trường thật khang trang với đầy đủ hệ thống chống lũ tại xã Duy Châu (Quảng Nam) và huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), và đang tiếp tục xây thêm các trường học khác ở miền trung.

Trường học tại xã Duy Châu

Xã Duy Châu , huyện Duy Xuyên, Quảng Nam là một xã nằm ven con sông Thu Bồn, hàng năm cứ vào mùa mưa lũ là 60% xã ngập chìm trong nước sâu 1 đến 3m ảnh hưởng đến đời sống cũng như học tập của học sinh nơi đây.

Cứ vào mùa mưa khoảng 500 học sinh lại bì bõm lội nước đi học trong ngôi  trường tàn tạ, nền móng sụt lún, tường mốc meo nứt nẻ, bàn ghế bị ngập trong nước lây ngày bị hỏng nặng, những ngày nước ngập cao là học sinh phải nghỉ học.  Cô Châu Thị An cho báo Tiền Phong biết “Cứ mưa là ngập, hồi ấy sân trường rất thấp, vừa tới cổng trường, nước đã ngập cả sân. Học trò, giáo viên phải xắn cao quần lội nước và bùn để vào lớp học. Những ngày Chủ nhật phải dạy bù, điều kiện vật chất thì không đủ”.

Các quan chức nơi đây cũng chưa có được một biện pháp nào giải quyết sửa sang lại trường hoc cho học sinh. Thế nhưng ông Rudolf Walther lại hiểu được nỗi khó khăn vất vả của trẻ em nơi đây.

Nhìn ngôi trường lụp xụp ở xã Duy Châu, ông Rudolf Walther quyết định xây lại ngôi trường mới khang trang cao ráo. Thế là một ngôi trường với diện tích khoảng 11.000m2  với chi phí 20 tỷ đồng được xây dựng, ông  Rudolf Walther tài trợ 8 tỷ đồng, còn lại do tổ chức hỗ trợ đại học thế giới và Ngân sách địa phương đầu tư.

Trường được xây dựng với hệ thống chống lũ lụt, đáp ứng nhu cầu học tập 500 học sinh, và cũng là nơi trú ẩn an toàn cho hàng ngàn người dân khi mùa mưa bão đến. Trường đã khánh thành hôm 1/9 để kịp bắt đầu năm học mới.

truong-phan-chu-trinh

Ông Rudolf Walther góp tiền xây trường tại xã Duy Châu. Ảnh daidoanket

Trường THPT Hương Sơn

Cũng như trường học tại xã Duy Châu, trường THPT Hương Sơn thuộc huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh thường xuyên ngập nước mỗi khi vào mùa mưa lũ, trường học bàn ghế xập xệ.

Quỹ Tương lai trẻ em (Batschka Stiftung) của ông Rudolf Walther tài trợ 500 ngàn Euro (tương đương khoảng 13,5 tỷ đồng) để xây dựng trường mới, đặc biệt chú trọng chức năng tăng cường phòng chống lũ lụt cho trường.

Trường được xây dựng trên diện tích 2,6 ha với số tiền đầu tư hơn 61 tỷ đồng, trường có 2 dãy phòng học 4 tầng với 36 phòng đáp ứng cho 1.700 học sinh. Một nhà hiệu bộ 3 tầng, cùng đường nội bộ, cổng trường và hệ thống hàng rào tạm bao quanh diện tích khuôn viên. 

Trường được khánh thành hôm 4/9 kịp thời cho học sinh bắt đầu năm học mới

Dù là một tỷ phú thành đạt, nhưng ông Rudolf Walther khi học hết tiểu học phải ngừng học một thời gian do điều kiện khó khăn. Ngoài 40 tuổi ông mới lập nghiệp từ một số tiền ít ỏi. Khi thành đạt và trở thành tỷ phú,  ông thành lập Quỹ Tương lai trẻ em (Batschka Stiftung )do ông làm chủ tịch, tiền hoạt động của quỹ đều là tiền do ông bỏ ra nhằm xây dựng trường học giúp các trẻ em nghèo khó.

Tấm lòng của ông Rudolf Walther thật đáng quý, hình ảnh một người nước ngoài hoàn toàn xa lại với Việt Nam, lại rong ruổi đến những vùng quê nghèo, tìm hiểu những khó khăn của trẻ em Việt Nam, xây dựng trường lớp giúp trẻ em có nơi học tập tốt. Đối lập với hình ảnh này là các quan chức ngày càng thờ ơ trước cuộc sống thống khổ của người dân, thành tích mà họ muốn đạt được là những trụ sở hay công trình hoành tráng.

Ngọn Hải Đăng

Theo daikynguyenvn.com


01 ý kiến dành cho “Hình ảnh đối lập từ câu chuyện ông Tây xây trường học cho trẻ em vùng lũ”

  1. rungungannam 16/09/2015

    kinh trong bac ho la lam theo tu tuong va dao duc cua nguoi chu khong phai la ngam tuong cua nguoi.chung toi khong can dieu do.tu tuong va dao duc cua nguoi co gia tri la no the hien trong tim va hanh dong cua moi nguoi chu khong phai la thap nhang cui lay nguoi la lam khac voi dao duc, y tuong cua nguoi.

    Reply

Ý kiến bạn đọc