Home » Xã hội » Bạo lực gia đình ảnh hưởng đến tâm lý trẻ em thế nào
Tâm hồn trẻ em còn rất non nớt,  và rất dễ bị tổn thương dẫn đến rối loạn tâm lý, mà nguyên nhân chủ yếu là do gia đình, nhất là cách hành xử của bố mẹ.
Ảnh minh họa, Vietbao

Ảnh minh họa, Vietbao

Nhiều trẻ em bị rối loạn tâm lý đến nỗi chỉ muốn chết vì thường xuyên chứng kiến bố mẹ cãi nhau

Trang infonet đưa tin, cách đây không lâu một học lớp 1 toan lao từ tầng trên xuống sân trường. Rất may cô giáo đã phát hiện kịp, được biết, bố mẹ cậu bé đã ly hôn, bé ở với mẹ và bố đã ở với người khác trước khi ra toà chia tay với vợ. Cậu bé đó đã cảnh báo: “Nếu bố mẹ không ở với nhau con sẽ chết cho bố mẹ xem.”

Bệnh viện Nhi Đồng 1 Tp.HCM đã từng có một khảo sát cho thấy, trong tổng số ca tự tử có 80 – 90% là trẻ 12 – 15 tuổi, do bị gia đình la rầy hoặc thiếu hiểu biết trong việc giải quyết những khó khăn

Khi bố mẹ cãi nhau, trẻ em thường có tâm lý lo lắng, sợ hãi dẫn đến u uất trong lòng. Nếu bố mẹ cứ như thế thì nỗi u uất này sẽ càng lớn hơn, dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực, trầm cảm, nhiều trẻ bỏ nhà đi lang thang hoặc chỉ muốn tự tử.

Nhiều gia đình có con trẻ đang trong trạng thái vui vẻ hồn nhiên, bỗng một ngày trở nên trầm tư ít nói, thậm chí có gia đìn thấy trẻ thay đổi tính tình đến mức giống như bị ‘ma ám’. Đưa đến bác sỹ tâm lý thì mới biết rằng là do bố mẹ hay cãi nhau dẫn đến hậu quả trên

Thậm chí có ông bố bà mẹ còn kể với con thói xấu của người kia, để mỗi lần cãi nhau sẽ có con đứng về phe mình.

Trang eva dẫn lời bác sỹ tâm lý khi điều trị cho trẻ kể rằng: “Con đang ngủ thì thấy bố quát mẹ, sau đó mẹ cũng quát lại, rồi 2 người bắt đầu ầm ĩ lên. Bố mẹ cãi nhau không giống như khi ở lớp bọn con vẫn hay cãi nhau đâu, con sợ lắm!!…” Rồi cháu còn kể: “Có lần con chạy lên phòng để chơi với bố mẹ, thì thấy bố tát mẹ rất đau rồi mẹ ôm mặt khóc…”

Có bé không chỉ là sợ hãi, lo lắng, mà con còn thất vọng khi biết được sự thật là bố mẹ chỉ “giả vờ” bình thường trước mặt bé, mà thực tế lại không phải như vậy.

Bác sỹ tâm lý cũng chia sẻ có ông bố hay quát tháo, đập phá đồ đạc, việc này cứ hằn sâu vào trí óc đứa trẻ, Đó là lý do vì sao con anh trước kia rất hiền và ngoan, giờ sinh ra cục cằn, dễ nổi nóng và hay phá đồ đạc.

Thạc sĩ Lê Thị Thúy Hằng (Hội Khoa học tâm lý – giáo dục Việt Nam) chia sẻ trên vnexpress việc bà đã tham gia một phiên tòa xét xử vụ án cướp của giết người, mà bạn trẻ đứng trước vành móng ngựa hôm đó còn vài tháng nữa mới bước vào tuổi 18. Cuộc đời em lẽ ra đã đi trên một con đường sáng sủa hơn, nếu bốn năm trước em không quyết định bỏ nhà đi bụi để thực hiện lời thề: “Cha mẹ cứ cãi nhau, con bỏ nhà đi bụi”.

Nhiều ông bố bà mẹ nghĩ cãi nhau là bình thường, con cái không thích nghe thì thôi chứ không bị ảnh hưởng, nhưng đó chính là sai lầm. Nhiều trẻ buồn chán, học hành sa sút khi thường xuyên thấy cha mẹ đấu khẩu nhau.

Một ông bố chia sẻ với báo Đời sống Pháp luật rằng: “Ban đầu mình cứ nghĩ em bé đang còn nhỏ không biết được những điều đang xảy ra xung quanh. Mãi cho tới một hôm lúc hai vợ chồng mình lại gây chiến thằng cu con sợ quá òa khóc, lúc đó hai vợ chồng im lặng không nói gì nữa. Hôm sau đưa con đi khám, mình kể chuyện bác sĩ mới dặn dò, do nhìn thấy hai vợ chồng cãi nhau mà tâm lý con bị ảnh hưởng nặng. Bác sĩ khuyên vợ chồng mình không nên cãi nhau trước mặt con nữa. Nếu để tình trạng này diễn ra lâu, dễ ảnh hưởng tới tâm lý con cái” Đây cũng là vấn đề thường gặp ở những ông bố bà mẹ khác

tre-em

Ảnh báo doisongphapluat

Nhiều gia đình thấy con trầm cảm, sau khi đi bác sỹ tâm lý mới biết nguyên nhân là do vợ chồng hay cãi nhau. Sau đó bố mẹ không cãi nhau nữa mà dành nhiều thời gian hơn chơi với con cái, kết quả đứa trẻ đã bình thường trở lại.

Các ông bố bà mẹ cần học cách kiềm chế để giải quyết vấn đề khi xảy ra mâu thuẫn, để tránh làm ảnh hưởng đến tâm lý trẻ nhỏ.

Cha mẹ cần trở thành tấm gương cho trẻ nhỏ, sự cư xử nhẹ nhàng giữa cha mẹ cũng sẽ thành tấm gương cho trẻ noi theo.

Ngọn Hải Đăng

Theo daikynguyenvn.com


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc