Home » Tiêu Điểm, Xã hội » Ai chứng giám khi Thủ tướng, Chủ tịch nước tuyên thệ nhậm chức
Kỳ họp Quốc hội sáng ngày 24/11 đã thông qua quy định: Thủ tướng, Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội và Chánh án tòa án nhân dân tối cao Việt Nam phải “tuyên thệ trung thành với tổ quốc, nhân dân và hiến pháp” khi nhậm chức. Quy định có hiệu lực từ đầu năm 2016, thời gian tuyên thệ không được kéo dài không quá 3 phút

Ngay khi có quy định này, nhiều người đã tự hỏi rằng ai sẽ là người chứng giám cho lời tuyên thệ này

Việc tuyên thệ khi nhậm chức trên thế giới

Trong khi ở Việt Nam đến bây giờ việc tuyên thệ mới được thông qua, thế nhưng trên thế giới quy định tuyên thệ này đã có từ lâu đời.

obama-tuyen-the-nham-chuc

Ông Obama đã thực hiện nghi thức tuyên thệ nhậm chức tại Phòng Xanh của Nhà Trắng. Ảnh internet

Ở Mỹ khi Tổng thống nhậm chức thường tuyên thệ: Tôi trịnh trọng tuyên thệ rằng tôi sẽ hành xử chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ một cách trung thành, và sẽ cố gắng hết khả năng của mình bảo tồn, bảo vệ và che chở Hiến pháp Hoa Kỳ.

Và khi kết thúc tuyên thệ các Tổng thống Mỹ thường hay nói: “xin Thượng Đế giúp tôi! ” thể hiện niềm tin và kính ngưỡng đối với Thượng Đế, các Tổng thống khi tuyên thệ cũng tin rằng có Thượng Đế chứng giám nên nên đều có gắng thực hiện đúng như lời tuyên thệ của mình

Trên thế giới, khi các nhà lãnh đạo làm lễ nhậm chức đều có Tòa án hiến pháp (còn gọi là Tòa bảo hiến) chứng giám lời tuyên thệ, đồng thời theo dõi nhắc nhở các lãnh đạo này phải tuân thủ đúng theo lời tuyên thệ khi nhậm chức

chung-giam

Chánh án Tối cao Pháp viện John Roberts chứng giám những lời tuyên thệ của Tổng thống Obama. Ảnh internet

Chính đức tin và Tòa án hiến pháp sẽ chứng giám cho lời tuyên thệ này.

Ở Việt Nam Tới bây giờ mới có quy định lãnh đạo phải tuyên thệ khi nhậm chức, nhưng lại chưa có Tòa án hiến pháp, vậy khi những lãnh đạo này không thực hiện đúng lời tuyên thệ của mình thì ai dám nhắc nhở? Làm sao đảm bảo được những lời tuyên thệ này.

Lời tuyên thệ ngày xưa

Văn hóa cổ truyền Việt Nam tin tưởng vào trời đất, vì thế cổ nhân khi tuyên thệ điều gì đều tin rằng có trời đất chứng giám cho lời tuyên thệ của mình. Nhà Vua mỗi khi lên ngôi, hay mỗi lần xuất quân đánh giặc, hay có việc lớn của đất nước, đều có lễ tuyên thệ trước trời đất, tin rằng đã có trời đất chứng giám nên hết lòng phục vụ đất nước.

Năm 981 vua Lê Hoàn trước khi kéo quân quyết chiến với giặc Tống đã làm lễ tuyên thệ trước trời đất quyết đánh tan quân giặc, quân sĩ hô vang ủng hộ, trận ấy quả nhiên quân ta thắng lớn ở ải  Chi Lăng và sông Bạch Đằng, đánh tan tành toàn bộ quân Tống, tướng chỉ huy quân Tống là  Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng bị tử trận

Ngày 25/11 năm mậu thân (22/12/1788) Nguyễn Huệ làm lễ lên ngôi Vua, tuyên thệ trước trời đất sẽ đánh tan quân Thanh, quân sĩ đồng lòng tung hô vang khắp đất trời. Ngày 25 tháng chạp tiến quân ra bắc.

nui-ban

Bia Di tích núi Bân. Nơi Vua Quang Trung lên ngôi tuyên thệ sẽ đánh tan quân giặc

Quân ta hành quân thần tốc, ngày 30 tháng chạp vượt sông Gián Thủy đánh trận đầu tiên tại căn cứ của giặc ở Gián Khẩu, đến trưa mùng 6 tết quân ta chiếm lại được thành Thăng Lăng, một cuộc tiến quân thần tốc chỉ trong 6 ngày đã đánh tan 20 quân Thanh cùng 10 vạn phu phen.

Nhưng ngày nay các lãnh đạo Đảng lại cổ xúy cho học thuyết vô thần, hầu như không còn đức tin nữa.

Như vậy việc tuyên thệ ở Việt Nam hoàn toàn khác với trên thế giới, 2 điều duy nhất chứng giám cho lời tuyên thệ là đức tin và Tòa án hiến pháp đều không có ở Việt Nam, vậy lý do nào để đảm bảo những lãnh đạo này sẽ thực hiện theo đúng lời tuyên thệ của mình?

Ánh Sáng

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc