Home » Cổ truyền, Tiêu biểu sideshow, Văn hóa » Thuận theo Thiên ý hơn là tuân luật do con người đề ra
Thuận theo Thiên ý là điều nên làm thay vì tuân thủ những nguyên tắc cứng nhắc do con người đặt ra, một tích cổ sau đây đã nói lên điều đó.

thien-y

Tại Trung Nguyên cổ đại, góa phụ quyết tâm ở vậy không tái giá được coi là mẫu hình của sự chung thủy và trinh tiết. Tuy nhiên người Trung Hoa cổ đại lại tin vào Thiên ý khi quyết định một điều gì đó quan trọng. Câu chuyện cổ dưới đây là một ví dụ về quan niệm này.

Ngày xưa, có một thư sinh họ Chu ở với mẹ vì cha chẳng may ốm nặng qua đời khi cậu mới 1 tuổi. Người mẹ trẻ đã nguyện ở vậy nuôi con khôn lớn. Khi lớn lên, thư sinh này theo học một thầy đồ họ Trương.

Thầy đồ họ Trương là người tài giỏi và nghiêm khắc, còn thư sinh họ Chu cũng rất thông minh sáng dạ. Khi 15 tuổi cậu đã đỗ đầu tất cả những kỳ thi quan trọng và được phép diện kiến Hoàng đế. Hoàng đế cảm phục tài trí của thư sinh họ Chu nên đã hứa gả công chúa cho chàng.

Khi cảm tạ ân điển của Hoàng thượng, thư sinh họ Chu chợt nghĩ tới mẹ, người đã hy sinh cả tuổi thanh xuân để nuôi dạy mình khôn lớn. Họ Chu đã tấu trình lên Hoàng đế tấm gương thủy chung đó của mẫu thân và Hoàng đế đã ban thưởng tấm bảng trinh tiết cho bà.

Tuy nhiên có một sự việc xảy ra ngoài dự tính của thư sinh Chu. Khi cậu lên kinh dự thi, mẫu thân đã có tình cảm với thầy đồ họ Trương và thề nguyện kết duyên. Họ lên kế hoạch tổ chức đám cưới sau khi đón Chu trở về.

Thư sinh họ Chu khi biết tin đã vô cùng bất ngờ, cậu lo lắng nói với mẹ: “Nếu đó là sự thật, con đã phạm tội lừa dối Hoàng đế. Người lừa dối vua sẽ bị chu di cửu tộc!”.

Mẹ cậu cũng vô cùng lo lắng. Bà đã đính ước với thầy đồ họ Trương, nhưng ý thức được tội lớn nếu lừa dối Hoàng đế. Cuối cùng bà nói: “Hãy thuận theo Thiên ý mà hành xử con ạ. Ông Trời sẽ quyết định số phận hai mẹ con mình”.

Nói rồi bà đưa chiếc váy lụa của mình cho con trai và bảo: “Con trai hiếu thảo hãy giúp mẹ giặt sạch chiếc váy này. Nếu tối mai nó khô ráo, mẹ sẽ hủy đính ước. Nếu chiếc khăn không khô được, hãy để mọi việc như vậy thôi”.

Chu nghe xong đồng thuận với mẹ. Ngày hôm sau trời quang nắng ráo, Chu giặt váy lụa và thầm vui mừng rằng 1 chứ 10 chiếc váy lụa cũng sẽ nhanh chóng khô ráo vì thời tiết quá đẹp. Nhưng ngay sau khi cậu vừa giặt chiếc váy và phơi trên sân, mây đen bỗng ùn ùn kéo đến, trời tối sầm và mưa như trút. Mưa cứ thế trút xuống mãi không ngừng. Đến nửa đêm chiếc váy lụa còn ướt hơn cả trước khi Chu phơi nó.

Khi ấy mẹ Chu bảo rằng: “Con trai, Trời đã đổ mưa tức là muốn mẹ tái giá. Con không nên và không thể kháng Thiên ý”.

Dù buồn rầu và lo lắng cho số phận mình, Chu vẫn đành chấp nhận. Sau đó Chu trở về kinh thành và tấu trình lên Hoàng đế việc mẹ mình sắp tái giá và câu chuyện Thiên ý vừa xảy ra. Sau đó Chu sẵn sàng chấp nhận chịu trừng phạt.

Tuy nhiên Hoàng đế đã suy ngẫm hồi lâu rồi nói: “Cuộc hôn nhân này là do Thiên ý, chúng ta không nên can thiệp”.

Từ đó, người Trung Hoa cổ có câu ngạn ngữ: “天要下雨,是天的事;娘要嫁人”có nghĩa là “Trời ban cơn mưa để mẹ tái giá”, hàm nghĩa những gì đã là Thiên ý, con người không nên và không thể can thiệp.

Biên dịch từ The Epoch Times
Theo minhbao

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc