Home » Tiêu Điểm, Xã hội » Đổi mới hệ thống chính trị là yêu cầu hết sức cấp bách
Vào ngày 21/1, trong bản báo cáo khai mạc Đại hội Đảng lần thứ 12, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh vẫn kiên định vào “chủ nghĩa Mác Lê Nin” và mục tiêu chủ nghĩa xã hội, và xem con đường Xã hội Chủ nghĩa vẫn phù hợp cho thực tế ở Việt Nam. Báo cáo của người lãnh đạo cao nhất trong Đảng được giới quan sát cho rằng vẫn “y như cũ” tức chẳng khác gì so với trước đây, không có bước tiến đổi mới nào cả.

Thế nhưng đến phiên thảo luận các văn kiện Đại hội Đảng, Bộ trưởng  Bộ Kế hoạch – Đầu tư Bùi Quang Vinh đã truyền cảm hứng khi có bài phát biểu tâm huyết xây dựng một Việt Nam thịnh vượng.

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nêu sự cấp thiết cần phải có thể chế chính trị phù hợp

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh thừa nhận sự thật nền kinh tế. Ảnh: baodatviet

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh thừa nhận sự thật nền kinh tế. Ảnh: baodatviet

Mở đầu bài phát biểu ông Vinh đã khẳng định cần phải có thay đổi khi so sánh: “Có lẽ ít ai biết rằng đầu thế kỷ 19, năm 1820, Việt Nam đã có vị thế đáng nể trong khu vực về dân số và cả quy mô kinh tế, lớn hơn cả Philippines và Myanmar cộng lại, gấp hơn 1,5 lần Thái Lan, thu nhập bình quân đầu người khi đó xấp xỉ bình quân đầu người thế giới.” 

“Còn hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của ta chỉ bằng chưa đến 1/5 mức trung bình của thế giới, bằng 1/3 Thái Lan.”

Ông Vinh cho rằng thành tựu lớn nhất đạt được trong 30 năm qua là đạt được bước đầu từ nền kinh tế kế hạch hóa sang nền kinh tế thị trường. Nhưng ông Vinh cho rằng cần phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa ở hệ thống chính trị

Trong 5 năm từ đại hội lần thứ 11 đến nay “chưa mang lại hiệu quả như mong muốn”, Nền chính trị lỗi thời thậm chí còn là rào cản, trở ngại cho phát triển. Nguyên nhân chính là do Đảng chỉ đổi mới về thể chế kinh tế nhưng không chịu đổi mới về hệ thống chính trị

 Một hệ thống chính trị phù hợp với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây, đặc biệt là trong hoàn cảnh chiến tranh, nay đã không còn phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường, thậm chí là rào cản, trở ngại cho sự phát triển

“Vì vậy, trong giai đoạn tới, việc đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới về kinh tế là yêu cầu hết sức cấp bách”. 

Nhiều người đồng tình với bài phát biểu của ông Vinh, nhưng nhiều người cũng thấy rằng  ông chưa đưa ra giải pháp cụ thể đổi mới hệ thống chính trị thế nào. Nhưng trong khuôn khổ Đại hội Đảng, báo cáo cũng chỉ nói phương hướng chứ không thể nêu giải pháp cụ thể được. Tuy nhiên các bài phát biểu trước đây của ông Vinh cũng ít nhiều đề cập đến giải pháp này.

Trước đó vào năm 2014, trong một buổi nói chuyện tại Học viện Chính trị Quốc gia TPHCM, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói chuyện với các vị lãnh đạo Thành phố. Khi được hỏi về thế nào là thể chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Ông đáp: “Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm”

Ông Vinh cũng từng chia sẻ với trang VnEconomy rằng: “Chỉ có xây dựng khu vực doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng thì mới tạo ra triệu triệu công ăn việc làm cho đất nước và doanh nghiệp tư nhân có thể phát triển ở mọi nơi, mọi ngõ ngách của cuộc sống, tạo ra nhiều sản phẩm có ích cho xã hội và làm cho chúng ta bớt lệ thuộc hơn vào các nền kinh tế khác”

Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội ngày 22/10/2015, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã phát biểu: tôi băn khoăn nhất là doanh nghiệp tư nhân Việt Nam. Một đất nước muốn tự chủ kinh tế thì doanh nghiệp của nước ấy phải phát triển, nó không chỉ hỗ trợ cho doanh nghiệp FDI mà còn phải đủ sức để tiếp thu công nghệ của nước ngoài.

Được biết Bộ trường Bùi Quang Vinh sắp nghỉ hưu, phóng viên báo PLO đã hỏi rằng: “Năm sau nghỉ hưu rồi. Nghỉ rồi Bộ trưởng có chuyển ngạch làm chuyên gia không?”, ông Vinh đã trả lời rằng: “Không, về làm ruộng thôi! Không làm chuyên gia gì cả. Có quá nhiều hiệp hội mời về làm chủ tịch hiệp hội nhưng mà không thích”

Hệ thống chính trị tạo ra nền kinh tế không giống ai của Việt Nam

WTO

Ảnh TTXVN

Năm 1990 khi thất bại với mô hình kinh tế kế hoạch hóa, Việt Nam đã chuyển mình sang nền kinh tế thi trường mà các nước tư bản đang áp dụng, dù Việt Nam đã có thay đổi trong mô hình kinh tế nhưng mô hình thể chế chính trị không thay đổi, vẫn sử dụng thể chế chính trị dùng cho nên kinh tế kế hoạch hóa không phù hợp với nền kinh tế thị trường.

Cụ thể bản chất của kinh tế thị trường là để thị trường tự do điều tiết, nhưng khi áp dụng Việt Nam lại sử dụng Nhà nước điều tiết, mà nhà nước nằm trong sự kiểm soát thể chế chính trị tại Việt Nam.

Và Việt Nam gọi đây là “nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, một nền kinh tế thị trường nhưng không phải thị trường điều tiết, mà đặt dưới sự quản lý của thể chế chính trị, và chính thể chế chính trị này lại cản trở sự vận hành bình ổn của kinh tế thị trường.

Vì thế để kinh tế thị trường Việt Nam vận hành một cách bình ổn thì cần phải có thay đổi để có một thể chế chính trị phù hợp cho thị trường này phát triển.

Thực tế thời gian qua cho thấy với cơ chế dùng nhà nước điều tiết thị trường, Tiến vốn được ưu tiên cho các Tổng công ty nhà nước, nhưng các Tổng công ty này kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ triền miên, điển hình là Vinashin, vinalines. Thống kê nợ xấu tại các ngân hàng thì hầu như do cho vay các công ty nhà nước.

Trong khi đó các công ty tư nhân kinh doanh có hiệu quả, nhưng lại rất khó tiếp cận nguồn vốn, nên không thể phát triển, nhiều công ty phải đóng cửa hay không vay đuợc vốn phát triển tiếp.

Khi giao thương quốc tế, nhiều công ty trong nước bị công ty nước ngoài chèn ép, nhưng khi đưa kiện ra quốc tế thì các doanh nghiệp trong nước không được xử công bằng do Việt Nam được công nhận có nền kinh tế thị trường

Vì thế mà Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã nói rất rõ ràng trong Đại hội Đảng: Một hệ thống chính trị phù hợp với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây, đặc biệt là trong hoàn cảnh chiến tranh, nay đã không còn phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường, thậm chí là rào cản, trở ngại cho sự phát triển

“Vì vậy, trong giai đoạn tới, việc đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới về kinh tế là yêu cầu hết sức cấp bách”. 

Việc cần một thể chế phù hợp để phát triển nền kinh tế là mong mỏi của rất nhiều người hiện nay, chúng ta đã chuyển đổi mô hình kinh tế từ rất lâu rồi ( năm 1990), nay đã đến lúc chuyển đổi hệ thống chính trị phù hợp với kinh tế thị trường

Ngọn Hải Đăng

Theo daikynguyenvn.com

Bài liên quan:

>> Vì sao Việt Nam chưa có nền kinh tế thị trường


3 ý kiến dành cho “Đổi mới hệ thống chính trị là yêu cầu hết sức cấp bách”

  1. hoang trung 23/01/2016

    Thích câu nói của Bác:“Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm”

    Reply
  2. viet am 24/01/2016

    Đúng ra đại hội này nên bầu ông vinh làm thủ tướng ông dũng làm tổng bí thư thì chắc chắn kinh tế xã hội việt nam sẽ đi lên, để ông trọng lú với phúc hói thì thôi rồi lượm ơi, mục thất đi lên mà chỉ lùi lún lùn đi mà thôi?

    Reply
  3. Hải Dương 25/01/2016

    Một khi còn cái ông lú lẫn thì làm sao thay đổi, cải cách cái gì được. Ông Vinh có phát thế chứ phát nữa thì vẫn thế, cứ khó phát triển mãi thôi.Tôi không hể hiểu nổi nền tảng lý luận nào có cái”nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” cả. Ngay cả Trung Quốc làm gì có lái mớ lẫn lộn mù mờ ấy…Hay đây chỉ là cái mớ bung xung mà Tầu cố ép để kìm hãm Việt Nam mà lú cố bấu vứu?

    Reply