Home » Chia sẻ » Biết nắm bắt cơ hội chứng tỏ bạn là người thông minh
Cơ hội đã đến với bạn thì hãy trân trọng và nắm bắt, cần phải biết là rất khó để có lại một lần nữa.

Nếu bạn đủ thông minh, hãy biến mình trở thành một người cơ hội.

Bạn vẫn thường nghe rằng “đẹp là một năng lực” hoặc thậm chí “đẹp là một quyền năng”. Thế nhưng bạn có từng nghe “cơ hội là một kỹ năng”? “Cơ hội” không phải xấu, quan trọng nhất là cách tạo ra cơ hội và nắm bắt đúng lúc. Hãy ngừng nghĩ cơ hội là vận may, và bắt đầu biến nó thành kỹ năng nhé!

Cơ hội đã đến với bạn thì chắc chắn nó không thuộc về người khác.

Hãy thử tưởng tượng mọi thứ đến với bạn đều có lý do riêng của nó. Và cơ hội cũng không ngoại lệ, khi cơ hội đã đến bạn hãy nắm bắt lấy, hãy tin một điều dù người khác có xứng đáng hơn thì cơ hội đó vẫn là của bạn. Thành công hay thất bại chỉ nằm ở sự nỗ lực hay không nỗ lực, chỉ khi bạn buông cơ hội đó ra thì lúc này người khác mới mong có được nó.

Nếu bạn đủ thông minh, hãy biến mình trở thành một người cơ hội - Ảnh 1.

Tham gia vào những hoạt động, sự kiện tiềm năng

Đừng dành quá nhiều thời gian trong căn nhà của bạn. Hãy thường xuyên tham gia vào những hoạt động, sự kiện tiềm năng. Điều này không chỉ cho bạn thêm cơ hội, mà còn giúp bạn thêm nhiều kỹ năng về giao tiếp, có thêm nhiều mối quan hệ mới trong cuộc sống.

Nếu bạn đủ thông minh, hãy biến mình trở thành một người cơ hội - Ảnh 2.

Tiết chế, che đậy cảm xúc của bản thân

Có thể bạn sẽ cảm thấy điều này hơi kì cục, nhưng nên nhớ tiết chế cảm xúc là một điều không phải ai cũng làm được. Đừng quá thẳng thắn, bạn sẽ là người nhận thua thiệt mà thôi. Trong công việc, những người bình tĩnh điềm đạm vẫn được chia thành hai loại: 1 là họ thật sự hiểu biết, 2 là họ “giả nai” rất tốt… Thế nhưng dù thuộc loại nào thì điều trước tiên họ nhận được vẫn là sự đánh giá tốt về cách cư xử trong khi làm việc. Việc của bạn là che đậy cho thật tốt, học hỏi những người “điềm đạm loại 1”, và luôn cẩn thận những với người “điềm đạm loại 2”.

Nếu bạn đủ thông minh, hãy biến mình trở thành một người cơ hội - Ảnh 3.
 

Đừng biến bản thân trở thành kẻ nguy hiểm

Cho dù bạn có “nguy hiểm” thật sự hay đang cố biến bản thân trở thành “kẻ-nguy-hiểm” thì cũng đừng bao giờ tỏ ra cho người khác thấy bạn nguy hiểm. Đơn giản chỉ là đừng nên chia sẻ quá nhiều thông tin của bạn, hoặc thông tin bạn biết cho người khác. Ít nói không phải thiếu hiểu biết, mọi thứ đều được đánh giá dựa vào kết quả làm việc của bạn.

Nếu bạn đủ thông minh, hãy biến mình trở thành một người cơ hội - Ảnh 4.

 
 

Phân loại những mối quan hệ

Có những mối quan hệ không thật sự tốt nhưng bạn vẫn phải tiếp tục duy trì. Thay vào đó, tại sao bạn không dành nhiều thời gian hơn cho những mối quan hệ tốt hơn, cho những người bản lĩnh và tài năng xung quanh bạn. Cơ hội luôn đến từ những mối quan hệ tốt, những người tài giỏi đi trước có thể giúp bạn có thêm vốn sống, kinh nghiệm trong công việc, cũng như nhìn nhận một cơ hội tốt để bạn biết nắm bắt và phát triển nó.

Nếu bạn đủ thông minh, hãy biến mình trở thành một người cơ hội - Ảnh 5.

 
 

Tạo ra thành tựu nhất định

Nếu bạn không thể đạt được một thành tựu to lớn như ước mơ, thì hãy tạo ra những thành tựu nhỏ nhất định. Không ngừng nỗ lực và kiên nhẫn với cơ hội mà bạn đã quyết định nắm bắt thì chắc chắn bạn sẽ tạo ra được kết quả tốt. Đừng vì vụ lợi trước mắt mà không nhận định đúng, sai mà biến cơ hội trở thành một sai lầm của chính bạn. Nhiều thành tựu nhỏ sẽ tạo cho bạn được sự thành công lớn, “kỹ năng cơ hội” chỉ là một trong những bước đầu tiên cho sự thành công của riêng bạn.

 
Theo Vĩnh An
Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc