Home » Thế giới » Cách mạng Văn hóa chưa dừng lại, đỉnh cao là bức hại Pháp Luân Công
Ngày 4/6 vừa qua, ở Sydney đã tổ chức buổi thảo luận kỷ niệm 27 năm sự kiện thảm sát Thiên An Môn. Trả lời phỏng vấn của Epochtimes, nhà hoạt động nhân quyền Phan Tinh cho rằng thực ra “Cách mạng Văn hóa” chưa bao giờ chấm dứt ở Trung Quốc, nó vẫn kéo dài đến ngày nay trong hoạt động đàn áp Pháp Luân Công, thậm chí còn lên đến đỉnh điểm cực đoan, trong đó đáng lên án nhất là tội ác xâm hại tình dục và mổ cướp nội tạng.
Hơn 16 năm qua, các học viên Pháp Luân Công vẫn nỗ lực bền bỉ dùng giải pháp ôn hòa là đi nói rõ sự thật về cuộc bức hại tại Trung Quốc với con người thế gian. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên VN)

Học viên Pháp Luân Công Việt Nam. Ảnh daikynguyenvn.com

Ông Phan Tinh nhận xét, thứ văn hóa chuyên chế lan rộng trong phạm vi toàn Trung Quốc hiện nay được bắt nguồn từ năm 1949. Sau năm 1949, chính quyền Trung Quốc đã thực hiện cải cách ruộng đất và trấn áp phần tử phản cách mạng. Cải cách ruộng đất đã giết chết hơn 200 địa chủ, trấn áp hơn 2,5 triệu nhân viên quân đội và chính quyền Quốc dân Đảng, số người bị giết trên toàn quốc lên đến 4 – 5 triệu người. Còn Cách mạng Văn hóa thì làm cho hơn 100 triệu người trên toàn quốc bị liên lụy, số người chết bất thường khoảng 20 triệu người.

Khi hỏi tại sao “Cách mạng Văn hóa” chưa kết thúc ở Trung Quốc, ông giải thích: “Mọi người đều biết, sau ‘Cách mạng Văn hóa’ là vụ thảm sát ngày 4/6/1989 tại Thiên An Môn, tiếp đến 1999 thì đàn áp Pháp Luân Công. Trong đàn áp Pháp Luân Công, những kiểu bức hại xuất hiện trong thời ‘Cách mạng Văn hóa’ chỉ có tăng chứ không giảm, thậm chí còn khủng khiếp hơn, điển hình là tội ác mổ cướp nội tạng người đang sống khỏe mạnh mang bán kiếm lợi.”

Ông cho rằng, loại văn hóa chuyên chế này đã hủy diệt nền tảng đạo đức và văn hóa của cả dân tộc. Trong đó tội ác mổ cướp nội tạng sống hiện nay bị những nhân sĩ đấu tranh nhân quyền trên thế giới nhận định là chưa từng có trong lịch sử nhân loại.

Trong dịp kỷ niệm tròn 50 năm “Cách mạng Văn hoá” năm nay, nhiều người nhận định khi nói về vấn đề này rằng không nên chỉ gói gọn nó trong 10 năm mà phải tính từ thời điểm Đảng Cộng sản Trung Quốc giành được quyền lực và thực hiện chế độ chuyên chế cho đến nay.

Bởi vì: “Chính quyền độc tài Trung Quốc luôn đàn áp bạo lực đối với người đấu tranh nhân quyền trong nước, Giáo hội Cơ Đốc giáo, những người dân tham gia khiếu kiện… lúc nào nó cũng sẵn sàng tạo vết thương nặng nề cho cả dân tộc. Đối với đoàn thể người tu luyện Pháp Luân Công sống ôn hòa và không tranh giành, nhưng vừa mới nổi lên đã bị đàn áp tàn bạo. Từ đó mà tôi cho rằng, ‘Cách mạng Văn hóa’ chưa bao giờ chấm dứt ở Trung Quốc Đại Lục.

Ông Phan Tinh còn cho biết, cho dù tra tấn ép cung chưa bao giờ chấm dứt trong lịch sử Trung Quốc, nhưng những loại cực hình như cưỡng bức lao động và bắt bớ quy mô lớn xảy ra rộng khắp nhất có lẽ là trong thời “Cách mạng Văn hóa”. Còn đối với Pháp Luân Công thì có hai loại bức hại khủng khiếp hơn cả thời “Cách mạng Văn hóa”: Thứ nhất là xâm hại tình dục làm hủy diệt tâm sinh lý và nhân cách con người; thứ hai là mổ cướp nội tạng sống, tội ác này trong “Cách mạng Văn hóa” cũng có nhưng chỉ mang tính cá nhân (moi óc và lấy nội tạng người chết ăn), nó không mang tính tổ chức quy mô lớn ở phạm vi quốc gia. Có thể nói, những tội ác này trong “Đại Cách mạng Văn hóa” còn hiếm hoi, nhưng trong đàn áp Pháp Luân Công thì phát triển đến cao độ.

Nhưng ông Phan Tinh cũng tỏ ra lạc quan: “Tôi tin đây là bóng tối trước bình binh”.

Ông còn cho rằng: “Với hành động tàn ác đối với Pháp Luân Công, bộ mặt độc ác của chính quyền Trung Quốc càng bị phơi bày rõ hơn bao giờ hết. Trước đây khi đàn áp 5 loại đối tượng trong ‘Cách mạng Văn hóa’ (địa chủ, phú nông, phản cách mạng, phần tử xấu, phái hữu), chính quyền còn dựa trên danh nghĩa ý thức hệ (ideology), nhưng đối với Pháp Luân Công thì họ không cần biết lý do gì, cho dù về đạo đức, chính trị hay pháp luật đều không thể tìm được lý do. Pháp Luân Công chỉ là đoàn thể người luyện công ôn hòa, họ không liên quan gì đến chính trị”.

“Tôi chưa từng nghe nói Pháp Luân Công chống Đảng, chống chế độ. Chính cách hành xử cứng rắn của họ đã khiến những người theo Pháp Luân Công trở thành đoàn thể người lên tiếng chống bức hại như ngày nay, từ đây làm cho ngày càng nhiều người hiểu tội ác của chế độ độc tài này”, nhà đấu tranh nhân quyền Phan Tinh khẳng định.

Theo Epochtimes.com


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc