Home » Bí ẩn thế giới, Khoa học » Chỉ 2 cục pin cũng giúp chuông kêu suốt 175 năm qua
Không một ai biết nó được cấu tạo ra sao hay làm từ chất liệu gì. Chúng được tráng một lớp lưu huỳnh bên ngoài để có thể ngăn chặn những tác động tiêu cực từ độ ẩm không khí gây ra. Đó cũng chính là tất cả những gì chúng ta tìm hiểu được, còn về phần cơ chế hoạt động và vận hành thì vẫn chưa có một lời giải đáp thích đáng nào.

Giới khoa học phải bó tay vì không tìm ra lý do tại sao chiếc chuông điện Oxford cứ kêu liên tục không ngừng trong 175 năm qua.

Chiếc “ chuông điện Oxford” này được đặt tại trường Đại học Oxford, xứ sở Anh quốc. Nó được cấu tạo gồm hai chuông đồng đặt cạnh nhau, mỗi chiếc được đặt dưới một cục pin điện khô. Giữa 2 chiếc chuông là một quả lắc hình viên bi bằng kim loại được đặt ở giữa và nó đập qua, đập lại vào 2 chuông nhờ lực tĩnh điện với tần số dao động khoảng 2 Hz để tạo ra âm thanh.

chuong-oxford
Các nhà khoa học không lý giải nổi vì sao pin điện này có thể vận hành qua thời gian đó. (Ảnh: internet)

Vậy là trong suốt 175 năm qua, luôn tồn tại lực tĩnh điện khiến chiếc chuông kêu. Không ai có thể lý giải được một cách thuyết phục về 2 cục pin, mà có thể chạy suốt 175 năm này.

Người ta cũng chỉ có thể tìm hiểu được rằng chúng được tráng một lớp lưu huỳnh bên ngoài nhằm cách ly pin khỏi độ ẩm không khí bên ngoài, còn việc nó vận hành theo cơ chế nào, hoạt động ra sao thì vẫn là một ẩn số.

Có thể rằng, nó là một loại pin Zamboni, làm từ kẽm loãng, những đĩa bạc cùng và giấy được nén chặt lại với nhau. Đây là câu trả lời được cho là hợp lý nhất tính đến bây giờ.

https://www.youtube.com/watch?v=r_jlZWbo33M

Tú Linh ( Tổng hợp)

Genk.vn, daikynguyenvn.com


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc