Home » Xã hội » Nhân loại đang bị hủy hoại bởi “ma túy mạng”

Máy tính điện thoại chỉ là dụng cụ dùng để liên lạc, học tập và tìm hiểu thế giới nhưng mặt trái của nó cũng không phải nhỏ nếu như con người trở thành nô lệ của nó.

‘Ma túy Internet’ hủy hoại nhân loại

Một thanh niên sống tại Hàng Châu – Chiết Giang, Trung Quốc, vì chơi điện tử liên tục 6 ngày đêm, đến khi không còn một xu dính túi thì lang thang và nằm bất tỉnh trên đường phố. Khi cảnh sát phát hiện và thông báo cho gia đình thì cha của anh ta cho biết không muốn thừa nhận đứa con này nữa.

Thanh niên có ‘nickname’ Tiểu Trần cho biết đã bỏ nhà đi chơi điện tử suốt 6 ngày đêm, sau khi hết tiền thì đi lang thang, cho đến thời điểm cảnh sát phát hiện thì đã qua 3 ngày đêm không được ăn gì.

Có thể nói, trò chơi điện tử không chỉ gây hại cho bản thân người nghiện, mà còn ảnh hưởng rất xấu đến hạnh phúc gia đình, thậm chí là hạnh phúc của cả loài người.

Ngày 15/6, cảnh sát Chiết Giang phát hiện một thanh niên cơ thể gầy yếu nằm trên bãi cỏ, người bốc mùi hôi thối, lòng bàn chân có nhiều vệt máu và đầy vết muỗi đốt. Theo thông tin, người này tên Tiểu Lăng, biệt danh Tiểu Trần, 19 tuổi. Tiểu Trần cho biết đã bỏ nhà đi chơi điện tử suốt 6 ngày đêm, sau khi hết tiền thì đi lang thang, cho đến thời điểm cảnh sát phát hiện thì đã qua 3 ngày đêm không được ăn gì.

Cha của Tiểu Trần nói với cảnh sát rằng vợ ông không còn sức khỏe để làm việc, con trai thì nghiện chơi điện tử, suốt ngày không chịu làm gì, đã thế còn vòi vĩnh tiền của gia đình, đứa con như vậy ông không cần nữa.

Gia đình Tiểu Trần vốn đã chuyển đến Hàng Châu sống được hơn 10 năm, người mẹ chân yếu không lao động được, cả gia đình sống dựa vào đồng lương ít ỏi của người cha. Cha Tiểu Trần từng tìm được việc cho con, nhưng anh này làm vài ngày thì than mệt và bỏ việc.

Nguy hại cho sức khỏe vì “ma túy Internet”

Trò chơi điện tử trên mạng hay còn gọi là ‘game online’ bị nhiều người gọi là “ma túy mạng”, vô cùng nguy hại cho sức khỏe, thậm chí khiến nhiều thanh thiếu niên đi vào con đường phạm tội. Mê ‘game online’ đồng nghĩa với tự hủy đi tương lai của bản thân, nguy hại không khác gì nghiện ma túy.

Những năm gần đây mạng Internet đã “bao vây” trường học, số học sinh các cấp chìm đắm vào thế giới mạng đã thành trào lưu, nhiều bạn thậm chí quên ăn quên uống. Đã có nhiều bi kịch do nghiện mạng được báo chí lên tiếng, nhưng tình trạng vẫn không có gì thay đổi.

Ngày 9/5/2012, truyền thông Trung Quốc đưa tin, sinh viên có ‘nickname” Tiểu Minh 20 tuổi, học Đại học Tam Hiệp, vì lên mạng cả đêm mà hôm sau cơ thể rã rời, buồn nôn, toàn thân như tê liệt không còn chút sức lực, không đứng lên được, phải đưa đi cấp cứu.

Ngày 23/8/2012, một sinh viên ở Tần Thành đến tiệm Internet chơi suốt đêm, sáng sớm hôm sau về ký túc xá ngủ. Khi người này vừa tỉnh dậy thì choáng váng bất tỉnh, bạn bè phải đưa anh ta đến bệnh viện.

Ngày 2/1/2016, một sinh viên 21 tuổi tại Thanh Đảo bị ngã gục ngay trong tiệm Internet, dù được đưa đi cấp cứu nhưng đã không qua khỏi.

Ngày 22/4/2016, một thanh niên đột tử trong tiệm Internet ở đường Tra Sơn quận Thái Điện tỉnh Hồ Nam vì chơi suốt đêm. Khi được phát hiện thì anh này đang ngồi ngửa trên ghế, da mặt nhợt nhạt, da tay xám đen, chân lạnh toát.

Tối ngày 10/5/2016, một nam thanh niên 21 tuổi ở Trùng Khánh bị đột tử ngay trên giường ngủ trong nhà mình. Người nhà cho biết thanh niên này thường xuyên đi chơi Internet suốt đêm.

Không phân biệt được thực và ảo

Ngày 27/12/2005, sinh viên tên Đường Lượng chơi ‘game online’ với bạn là Cổ Thế Long và bị ‘giết chết’ 23 lần trên mạng. Vì mất khả năng phân biệt thực ảo, Đường Lượng đã cầm dao giết chết bạn mình ngay trong ký túc xá.

Ngày 11/9/2015, tại thành phố Hợp Phì tỉnh An Huy đã xảy ra vụ án giết người hỏa thiêu tàn nhẫn, hung thủ chỉ là hai học sinh. Theo thông tin, hai học sinh này phỏng theo cảnh giết người luyện đan trên mạng, sau khi giết chết hai cụ già, chúng lấy rượu hỏa thiêu thi thể, sau đó còn để lại bút tích tại hiện trường gây án.

Giết người cướp tiền để chơi trò chơi

Ngày 19/8/2004, hai anh em sinh đôi vì muốn kiếm tiền để chơi ‘game online’ đã giết chết một cụ bà 81 tuổi nhà hàng xóm để cướp tiền, sau đó đến tiệm Internet chơi như không có chuyện gì xảy ra.

Ngày 5/6/2008, ông bà chủ một tiệm thức ăn nhanh ở quận Ngẫu Lãm Kiều thành phố Ninh Ba bị giết chết thê thảm, hung thủ là một thanh niên 19 tuổi, động cơ là cướp tiền để chơi ‘game online’. Trước khi gây án, thanh niên này đã chơi trò chiến tranh trên mạng liên tục cả tuần.

Ngày 16/10/2012, tại quận Bình Dương Khanh thành phố Ôn Châu tỉnh Chiết Giang, một thanh niên 30 tuổi đã giết chết ông chủ tiệm cắt tóc để cướp tiền chơi ‘game online’.

Ngày 23/5/2013, một thiếu niên 16 tuổi tại xã Phục Long huyện Nhạc Trì tỉnh Tứ Xuyên đã giết một phụ nữ hàng xóm, sau đó ném xác cô này vào phòng vệ sinh để cướp tiền chơi Internet.

Ngày 25/2/2016, tại khu đê trấn Đan Bắc thị xã Đan Dương tỉnh Giang Tô, hai thanh niên chưa đầy 16 tuổi giết chết một người đàn ông 68 tuổi để cướp số tiền chưa đến 20 Nhân dân tệ vì cần tiền chơi ‘game online’…

‘Ma túy Internet’ hủy hoại tính người

Các trò chơi điện tử ngày càng thịnh hành trên toàn thế giới, khiến nhiều thanh thiếu niên sập bẫy và không có đủ nghị lực để thoát khỏi nó. Giới chuyên gia cho rằng, người nghiện chơi điện tử còn nguy hại hơn cả nghiện cờ bạc, triệu chứng bệnh hoạn không khác gì chất gây nghiện.

Có người chia sẻ: Trăm năm trước nằm hít nha phiến, trăm năm sau nằm chơi điện thoại, tư thế không khác gì nhau. Sáng sớm mở mắt là chơi điện thoại, việc cuối cùng trước khi đi ngủ cũng là chơi điện thoại.

Có thể thấy, nghiện điện thoại thông minh (smart phone) ngày nay cũng không khác gì mấy so với nghiện nha phiến ngày xưa, nó đều gặm nhấm tâm hồn và ý chí con người như nhau! Khoảng cách xa nhất đối với con người chính là: Hai người ở sát bên nhau nhưng ai nấy chỉ biết nhìn vào cái điện thoại thông minh của mình…

Tiến sĩ Dr Kimberly S.Young (Mỹ) viết trong cuốn sách ‘Caught in the Net’: “Mạng Internet giống như ma túy, nát rượu, một khi bị nghiện sẽ gây ảnh hưởng đặc biệt tiêu cực đối với cuộc sống của người bị nghiện, có thể làm vợ chồng ly dị, hiệu suất làm việc giảm sút dẫn đến cảnh thất nghiệp và làm tội phạm xã hội gia tăng”.

Theo daikynguyenvn

 

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc