Cử nhân Đại học Yersin Đà Lạt nhận tấm bằng “lạ” vì thông thường ‘Số vào sổ cấp bằng’ thường ghi ngày, tháng, năm tốt nghiệp chứ không phải là ngày kiểm tra thông tin như phía trường giải thích.
Nhận bằng tốt nghiệp “lạ”, cả trăm cử nhân ĐH Yersin Đà Lạt lo khó xin việc
115 tấm bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng hệ chính quy các ngành Kiến trúc sư, Mỹ thuật công nghiệp,… của Đại học Yersin Đà Lạt cấp ngày 22/6 có những thông tin không rõ ràng khiến nhiều tân cử nhân lo sợ sẽ gặp khó khăn khi đi xin việc.
Cụ thể, ngày cấp bằng được ghi là “22/6/2016″ nhưng ở mặt tiếng Việt, bên dưới dòng chữ “Số vào sổ cấp bằng” lại là “22/06/13″. Hai mốc thời gian này cách nhau 3 năm.
Sau khi tiếp nhận phản ánh của sinh viên, Đại học Yersin đã in thêm bên cạnh hàng số “22/06/13″ dòng chữ “Ngày KTTT”. Đồng thời, phía dưới hàng chữ quyết định tốt nghiệp “QĐTN 103/QĐ-DYD” được trường in thêm hàng số “22/06/16″.
Phó hiệu trưởng Đại học Yersin Đà Lạt Phan Nam giải thích, dòng chữ “Ngày KTTT” là ngày kiểm tra thông tin được ghi nhận sau một năm sinh viên vào trường. Việc in hàng số “22/06/16″ là để phân biệt rõ ràng giữa ngày tốt nghiệp và ngày kiểm tra thông tin.
Tuy nhiên, nhiều tân cử nhân Đại học Yersin phản ánh, dòng chữ số “22/06/13 Ngày KTTT” cũng xuất hiện trên bằng tốt nghiệp ngành điều dưỡng hệ cao đẳng. Thời gian học của hệ này là 3 năm, tức là thông tin của sinh viên được nhà trường kiểm tra trước khi nhập học.
“Những năm trước cụm số phía dưới hàng chữ ‘Số vào sổ cấp bằng’ thường ghi ngày, tháng, năm tốt nghiệp chứ không phải là ‘ngày kiểm tra thông tin’ như phía trường giải thích. Chúng em cần một tấm bằng rõ ràng, thông tin dễ hiểu, đúng quy chuẩn để không gặp rắc rối nào khi đi xin việc“, Võ Nguyễn Đình Duy – sinh viên vừa tốt nghiệp ngành Kiến trúc sư nói.
Bà Đoàn Thị Kim Dung – Phó phòng Đào tạo Đại học Yersin Đà Lạt cho rằng, việc in bổ sung thêm thông tin trên không ảnh hưởng đến tính pháp lý của tấm bằng. “Do ngày tốt nghiệp và phát bằng cận nhau nên quá trình in đã xảy ra sự cố. Hiện chúng tôi đã có văn bản báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo tìm hướng xử lý“, bà Dung nói.
Theo vnexpress
Các bài viết liên quan:








Ý kiến bạn đọc
Bài cùng chuyên mục
- Nghị định 168: ‘Tài tình’ đến thế là cùng
- Chống tham nhũng sẽ ra sao sau khi mất người “đốt lò” Nguyễn Phú Trọng?
- Bắt tạm giam cựu Phó vụ trưởng Bộ Công thương vì nhận hối lộ
- Berlin cảnh cáo Hà Nội về ý định bắt cóc bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn trên đất Đức
- Thừa Thiên Huế: Cháy rừng thông hơn 40 năm tuổi
- UNICEF Viet Nam khảo sát ‘Bạn nghĩ gì về vắc xin?’, cư dân mạng rầm rộ kể tội
- Cần thơ ghi nhận số người mắc Covid-19 đã đến hàng nghìn
- Hà Nội: Thêm 12 ca mắc mới; phát hiện 19 F0 về từ miền Nam dù đã tiêm 2 mũi vaccine
- Sài Gòn mở lại chợ, tiểu thương vẫn than trời
Bài mới đăng
- Lịch sử hồ Gươm
- Tây Tạng hùng mạnh nhờ kính ngưỡng Phật Pháp, đánh chiếm cả Kinh thành Trường An
- Nghị định 168: ‘Tài tình’ đến thế là cùng
- Văn hóa cổ truyền là linh hồn của người Việt
- Từ anh học trò mất mẹ đến danh y chữa bệnh không nhận tiền
- Ghi chép lịch sử về người sống thọ nhất trên 400 tuổi
- “Lò tiến sĩ” Kim Đôi cùng hàng loạt kỷ lục khoa bảng
- Lịch sử rạp hát cải lương đầu tiên của Việt Nam
- Cội nguồn phát triển tử vi: P9 – Nguyễn Văn Thiệu trở thành Tổng thống nhờ lá số nổi tiếng
Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!