Home » Cổ truyền, Văn hóa » Tam Tự Kinh – Tập 16 – Nho nhã lịch sự mới là người quân tử
Tam tự Kinh là cuốn sách nổi tiếng bậc nhất trong văn hóa cổ truyền Trung Quốc. Theo thể thơ 3 chữ dễ nhớ mang tính nhân văn rất tốt cho việc bồi bổ tâm hồn con người. Đến nay dù lịch sử thay đổi nhưng cuốn sách này vẫn giữ nguyên giá trị của nó.

hqdefault

Phiên âm Hán Việt

Tác Trung Dung, Tứ Tư bút

Trung bất thiên, Dung bất dịch

Tác Đại học, nãi Tăng Tử

Tự tu tề, chí bình trị

Tạm dịch

Cuốn Trung Dung, do Tử Tư viết

Trung: nghĩa là không lệch. Dung: nghĩa là không đổi

Cuốn Đại Học, do Tăng Tử viết

Từ tu thân tề gia, đến trị quốc bình thiên hạ

Diễn nghĩa

Cuốn sách Trung Dung là do Tử Tư biên soạn. Chữ Trung trong Trung dung có nghĩa là khi xử lý công việc cần nghiêm minh, không thiên lệch bên nào. Còn chữ Dung có nghĩa là một người cần có tâm bình ổn thì mới không dễ bị thay đổi

Người viết cuốn Đại Học là Tăng Tử, nội dung nói về đạo lý tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ.
Đạo trung dung là trí huệ của người Trung Quốc cổ đại, cũng là mấu chốt của tư tưởng Khổng Tử. Khổng Tử từng nói với con trai Khổng Lí, là người quân tử cần nắm chắc đạo trung dung.

Đàm luận

Bài học hôm nay dạy chúng ta về đạo trung dung. Làm người cần có tâm thái nhẹ nhàng, bình tĩnh và lương thiện. Đó là tiêu chuẩn từ ngàn xưa và cũng là hình mẫu lý tưởng mà người đời sau cần giữ gìn. Thực tế cũng chứng mình rằng, một người luôn luôn giữ tâm trí ổn định, bình tĩnh lý trí khi gặp bất kể tình huống khó khăn nào đều có cách xử lý thông minh và sáng suốt. Còn ngược lại, những kẻ hay cáu gắt, nóng tính, thiếu bình tĩnh thì luôn khiến sự việc trở nên tồi tệ hơn và sau đó là hối hận. Dù thế nào thì cũng nên cố gắng kiềm chế hành vi và cảm xúc của mình, không ngừng học tập những điều hay lẽ phải thì mới nuôi dưỡng tốt tâm thái hòa ái đó. Cũng giống như nuôi một đứa con. Nếu cha mẹ thường xuyên dạy con những bài học đề cao tính lương thiện, cho con tiếp xúc và học tập những người tốt thì nó sẽ nuôi dưỡng tâm thái lương thiện đó cho tới khi lớn lên. Còn nếu cứ cho con hàng ngày tiếp xúc với những thứ đấu đá, những thứ kích động dục vọng thì lớn lên nó sẽ theo những gì đã học được từ khi còn nhỏ mà làm theo như một phản xạ tự nhiên. Như thế thì chỉ hại mình hại người và tự chuốc lấy đau khổ mà thôi.

Con người là có nhiều dục vọng, cũng có trong người bản tính lương thiện. Phải chú ý phát triển mặt tốt và lương thiện thì lớn lên mới có thể làm người tốt. Xã hội có nhiều cám dỗ và tệ nạn. Khi đứa trẻ không được giáo dục tốt thì ra ngoài tiếp xúc với môi trường phức tạp, bị những thứ xấu hấp dẫn thì rất khó giữ được mình. 

Người xưa thường sử dụng những vật dụng khác nhau để nhắc nhở con người luôn luôn nhớ phải khiêm tốn, phải nhớ và duy trì tâm thái bình hòa. Câu chuyện dưới đây sẽ cho bạn biết dụng cụ đó là gì? Câu chuyện còn dạy con người rằng hình thức và nội dung là 2 thứ con người cần cân bằng. Không nên quá chú trọng đến hình thức vì nó khiến người ta trở nên ham thích và tìm kiếm những thứ bề ngoài. Nó giống như việc ngày nay người ta quá chú trọng vẻ bề ngoài của con người thì không thể nào hoàn toàn đánh giá được con người ấy tốt xấu như thế nào. Chẳng phải người ta có câu “đừng nhìn mặt mà bắt hình dong”, tức đừng đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài.  Xã hội như vậy sẽ trở nên coi trọng vật chất, làm gì cũng dối trá và lừa lọc. Tuy nhiên, quá chú trọng đến nội dung cũng như chú trọng đến bản chất nội tâm con người mà trở nên xề xòa, cục mịch, bẩn thỉu thì cũng không nên. Có những người tuy bị khiếm khuyết cái gì đó nhưng họ lại có tấm lòng lương thiện và phóng khoáng, lạc quan và có ích cho xã hội. Cũng có người mặc dù ăn nói thô lỗ, to tiếng nhưng trong tâm lại rất tốt bụng, một kẻ ăn xin nhưng khi có ai cần giúp đỡ họ lại sẵn sàng không bị đồng tiền làm xói mòn tình yêu thương con người… Xã hội này có những người như vậy. Nhưng dù thế nào đi nữa. Sự hoàn thiện chẳng phải là xét cả 2 mặt hình thức và nội dung đó sao. Thực ra, khi một người tốt thực sự, họ sẽ nghĩ đến những cảm nhận của người khác đối với mình mà sẽ tự động chỉnh sửa bề ngoài, cách nói năng, hành vi cư xử đúng mực sao. “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” có lẽ đúng ở phương diện này. Không phải ai tốt cũng đạt được sự hoàn thiện cả 2 mặt nhưng nội tâm tốt, bản chất tốt mới thật sự là căn bản khiến hình thức bên ngoài thay đổi rất dễ dàng sao. Vậy dù có ai bảo bạn là người tốt thì cũng đừng vội mừng vì có khi mặt này tốt nhưng còn mặt khác nữa chưa rõ thế nào. Hãy luôn giữ tâm thái bình ổn, khiêm tốn để luôn luôn tiến bộ trong mọi phương diện trong cuộc sống. 

Câu chuyện về Khổng Tử và con trai Bá Vương

Tương truyền thời Xuân Thu, năm thứ 9, Lỗ Chiêu Công. Năm ấy, Khổng Tử 19 tuổi, ông lấy con gái của một viên quan nước Tống về làm vợ. Năm sau, hai vợ chồng ông sinh được một người con trai. Khi đó, Khổng Tử chỉ là một viên quan quản lý kho tàng, ông được vua Lỗ Chiêu Công coi trọng. Hay tin con trai Khổng Tử chào đời, nhà vua bèn phái người mang tặng ông một con cá chép to để chúc mừng. Khổng Tử coi món quà mà quân vương ban tặng là một vinh hạnh rất lớn. Do đó, ông đặt tên con là Lý, tên chữ là Bá Vương

Bá Vương từ nhỏ đã theo cha học tập và tuân theo lời dạy bảo của cha. Sau đó, Bá Vương lớn lên, trở thành một thanh niên học rộng, biết nhiều lại hiểu lễ nghĩa. Một hôm, Bá Vương đến tham quan một ngôi thái miếu. Trong lúc tham quan, Bá Vương phát hiện cửa sổ và chấn xong ở hướng Bắc đều bị gãy. Cậu cảm thấy khó hiểu nên hỏi một người trong thái miếu tại sao lại như vậy. Người đó trả lời: Đây là để cho người đời sau hiểu rằng, không nên gián đoạn việc tu tập, cũng như để cảnh báo người quân tử không thể không học tập. Sau đó, Bá Vương lại thấy một dụng vụ kỳ quặc nữa. Hỏi ra thì mới biết dụng cụ đó là “Y khí”. Người kia giải thích: “Nó được đặt ở bên phải chỗ ngồi, dùng để cảnh tỉnh người đời cần phải bảo trì tâm thái nhẹ nhàng hòa ái đấy cháu”. Bá Vương tiếp lời: “Mình từng nghe cha kể về loại dụng cụ này. Khi nó không có nước hoặc chưa quá nhiều nước, nó đều ngả nghiêng. Nếu nó chứa nước vừa đủ thì nó nằm cân bằng. Hôm nay mình đã được nhìn thấy nó.

Bá Vương đi dạo một vòng thái miếu xong thì bầu trời dần trở nên u ám. Anh vội vàng chạy về nhà. Lúc ấy, cha Bá Vương đang ngồi đọc sách ở ngoài hiên. Thấy con quần áo sộc sệch bèn nói với con: “Một người quân tử cần giữ quần áo chỉnh tề, dung mạo đoan chính đó. Bá Vương thắc mắc: “Cha từng bảo con một người chỉ cần giữ gìn bản chất thiện lương là được cơ mà. Tại sao lại phải coi trọng vẻ bề ngoài nữa. Khổng Tử trả lời: “Bá Ngư à, con chưa hiểu rõ lời ta. Quá chú ý tới vẻ bề ngoài làm cho người ta thích thú với hư vinh, còn quá phóng túng lại thô tục. Nội tâm và vẻ bề ngoài đều cần cả. Quá nhiều hoặc thiếu mất đều không tốt.

Quân tử là nhân cách kiểu mẫu lý tưởng của nhà Nho, là tấm gương và thước đo chuẩn mực cho hành vi của người bình thường. Muốn trở thành người quân tử cần có bản chất thiện lương và lễ nghi vẹn toàn. Không thiên lệch. Đó chính là đạo Trung Dung, nho nhã lịch sự mới là người quân tử. Cho nên một người không chỉ có chí lớn, mà cũng cần chú ý cả những việc nhỏ.

Phim hoạt hình

https://www.youtube.com/watch?v=Lyavsvk3D10

Theo chanhkien

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc