Trong suốt 10 năm ở ngôi vị lãnh đạo cao nhất , Hồ Cẩm Đào chỉ được xem là bù nhìn, quyền lực thực sự vẫn nằm trong tay Giang Trạch Dân.
>> Những ai hả dạ nhất khi thấy phe cánh Giang Trạch Dân bị tận diệt
Trong suốt những năm tại vị, cựu chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã luôn phải chịu sự chèn ép của phe cánh Giang Trạch Dân. Sau khi thoái lui, ông dành nhiều thời gian để chiêm nghiệm, và đã đúc kết được bài học ‘8 chữ’ gửi tặng Tập Cận Bình.
Ông Hồ Cẩm Đào, cựu Tổng Bí thư ĐCS Trung Quốc, sau khi thoái lui vẫn luôn im hơi lặng tiếng, nhưng ảnh hưởng của ông đối với Cục chính trị thực sự vẫn tồn tại.
Bản thân Hồ Cẩm Đào từng nhiều lần chỉ trích ông Giang Trạch Dân trong các buổi họp nội bộ ĐCS Trung Quốc, đồng thời giúp Tập Cận Bình củng cố quyền lực.
Gần đây, giới truyền thông Hồng Kông đưa tin, Hồ Cẩm Đào trong một buổi họp đã tổng kết bài học lớn nhất trong suốt 10 năm nắm quyền của mình thông qua 8 chữ “chần chừ không quyết, nhu nhược bị động” khiến cho ông bị xem như bù nhìn, mọi việc do Giang Trạch Dân và đám tay chân quyết định. Ông cũng bày tỏ nguyện vọng muốn gửi tặng bài giáo huấn này cho Tập Cận Bình.
Theo bài viết mới nhất của tạp chí “Tranh Minh”, Hồ Cẩm Đào trong buổi họp gần đây đã bày tỏ rằng sau khi rút lui khỏi chính trường, ông đã dành phân nửa thời gian để nhìn lại mình, và “hy vọng có thể đem bài học kinh nghiệm thất bại này truyền lại cho thế hệ sau”.
Ông chia sẻ, bản thân ông khi đưa ra quyết sách cho các sự kiện trọng đại hay vấn đề nhân sự đều tỏ ra “chần chừ không quyết, nhu nhược bị động”, đưa đến hậu quả không tốt, điển hình như sự việc của Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch và Từ Tài Hậu, vốn đã xuất hiện những cáo buộc từ năm 2008.
Giới quan sát bên ngoài nhận thấy rằng, đây là lần đầu tiên Hồ Cẩm Đào công khai tổng kết bài học “nhu nhược” trước các thành viên then chốt trong Đảng. Đây được xem là đòn công kích đối với Giang Trạch Dân ham muốn quyền lực lũng đoạn chính sự, cũng là bài học quan trọng giúp Tập Cận Bình tiếp tục thu hồi quyền lực từ phe cánh họ Giang trong chiến dịch chống tham nhũng.
Như đã nói trên, Hồ Cẩm Đào từng công khai chỉ trích Giang Trạch Dân trong nội bộ đảng. Tháng 2/2016, trang mạng “Khuynh hướng thông tin” của Hàn Quốc đưa tin rằng, Hồ Cẩm Đào sau khi về hưu từng nhiều lần chỉ trích việc Giang Trạch Dân can thiệp gây trở ngại đến chính sách quản lý nhà nước của ông trong các cuộc họp nội bộ.
Trong hội nghị tọa đàm nội bộ được tổ chức ngày 28/09/2014, Hồ Cẩm Đào kiến nghị cần phải có nhìn nhận và đánh giá toàn diện đối với Giang Trạch Dân.
Bài báo còn cho biết, Hồ Cẩm Đào hiện đang viết cuốn hồi ký về đoạn thời gian từ năm 1992, khi ông trở thành Thưởng ủy cục chính trị Trung Quốc, cho đến năm 2012, thời điểm ông rời khỏi chức vụ chủ tịch nước. Hồ Cẩm Đào có đề cập đến “nguyên lão chính trị” trong cuốn hồi ký của mình.
Theo tạp chí “Động Hướng”, tại buổi họp nội bộ đảng ngày 28/9 do Tống Bình chủ trì, ông này đã đề nghị mỗi người làm bản vắn tắt nhớ lại khoảng thời gian nhậm chức trước đây.
Trong buổi họp, Hồ Cẩm Đào đã đánh giá 2 nhiệm kỳ qua bài phát biểu kéo dài 50 phút, thừa nhận thất bại của mình. Tuy nhiên, hai phương diện mà Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh lần nữa là chỉ trích việc Giang Trạch Dân làm loạn chính trị và đề nghị đưa ra đánh giá toàn diện đối với ông Giang.
Bài viết đồng thời cho biết, Hồ Cẩm Đào chỉ trích Giang Trạch Dân làm trái 5 nguyên tắc, khiến các bộ phận liên đới chịu áp lực và ảnh hưởng nghiêm trọng.
Hồ Cẩm Đào chỉ ra vì những “kiến nghị”, “ý kiến” mà Giang Trạch Dân đưa ra trước Cục Chính trị Trung ương từ năm 2003 đến năm 2012 mà đã tạo ra hơn 400 điều khoản và 170 người được chọn làm cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương; bởi “cách nhìn”, “ý kiến” của Giang Trạch Dân mà đã khiến cho 155 điều khoản chính sách và nghị quyết bị xếp lại.
Giới truyền thông Hồng Kông bình luận rằng, nguyên nhân sự “nhu nhược” của Hồ Cẩm Đào xuất phát từ việc ông không thể nắm giữ quyền lực thật sự trong quân đội, dẫn đến Giang Trạch Dân thừa cơ can thiệp chính sự, không chỉ đảm nhiệm Chủ tịch Quân ủy 2 năm mà còn cài nhóm người Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng “đè đầu cưỡi cổ” Hồ Cẩm Đào.
Bi kịch của Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình đã có thể nhìn thấy, điều này thể hiện qua việc khi vừa nhậm chức ông Tập đã ngay lập tức đưa ra chiêu bài chống tham nhũng, với mục đích chính là thu hồi quyền lực từ Giang Trạch Dân.
Theo NTDTV, tinhhoa.net
Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!