Home » Thế giới, Tiêu Điểm » Bí mật: Hồ Cẩm Đào 2 lần phế bỏ người kế nhiệm mình do Giang Trạch Dân chỉ định
Thời giang Hồ Cẩm Đào nắm quyền (2002 – 2012), Giang Trạch Dân đã bố trí tay chân của mình nắm hết các chức vụ quan trọng, khiến Hồ Cẩm Đào chỉ như bù nhìn, quyền lực thực sự vẫn nằm trong tay Giang Trạch Dân.

Chính vì thế trước khi kết thúc nhiệm kỳ, Hồ Cẩm Đào đã tìm cách phế bỏ người kế nhiệm mình do Giang Trạch Dân chỉ định.

>> Những ai hả hạ nhất khi thấy phe cánh Giang Trạch Dân bị tận diệt

Cái bắt tay giữa hai thế hệ: ông Đặng Tiểu Bình và ông Hồ Cẩm Đào. (Ảnh: Internet)

Cái bắt tay giữa hai thế hệ: ông Đặng Tiểu Bình và ông Hồ Cẩm Đào. (Ảnh: Internet)

Chịu ảnh hưởng từ việc trẻ hóa lãnh đạo từ các nước Tây phương, cựu lãnh đạo Trung Quốc trước đây là ông Đăng Tiểu Bình từng thiết kế để thế hệ lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sau này được trẻ hóa, vì thế đã chỉ định ông Hồ Cẩm Đào sẽ lên thay sau thế hệ kế tiếp mình.

Nhưng không ngờ ông Giang Trạch Dân khi mãn khóa vẫn không rút lui mà còn nắm quyền thêm hai năm, vừa phá kế hoạch của ông Đặng Tiểu Bình và khiến quan trường ĐCSTQ càng thêm bại hoại. Nhưng ông Hồ Cẩm Đào cũng không vừa, đã hai lần phế bỏ người mà ông Giang Trạch Dân chỉ định kế tiếp sau mình.

Vào ngày 8/11 vừa qua, báo Đông Phương của Hồng Kông đã có bài bình luận chỉ ra hiện tượng quan trường ĐCSTQ thường có biểu hiện người thay thế “nhảy vượt cấp,” nguyên nhân chủ yếu là do vấn đề cân nhắc về tuổi tác.

Bài viết chỉ ra, sau sự kiện Thiên An Môn 1989, ông Triệu Tử Dương bị phế bỏ, ĐCSTQ rơi vào tình hình nguy cấp. Khi đó ông Kiều Thạch, một người có hy vọng và tư cách lên thay vị trí Tổng Bí thư, đã là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, cuối cùng do sự thương lượng thỏa hiệp của “bát lão”, thêm vào thời gian gấp rút không có sự cân nhắc kỹ lưỡng, cuối cùng đã đưa một người có địa vị tương đối thấp khi đó là ông Giang Trạch Dân “nhảy lên thượng vị”, đang ở vị trí Bí thư Thượng Hải lên luôn Tổng Bí thư ĐCSTQ.

Lúc lên nắm quyền ông Giang Trạch Dân đã hơn 60 tuổi, ông Đặng Tiểu Bình cho rằng người lên thay ở độ tuổi như thế là hơi cao. Ông Đặng Tiểu Bình muốn thiết kế sao cho người lãnh đạo cấp Bộ, cấp Tỉnh ở tuổi ngoài 40, còn những Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Thủ tướng ở khoảng độ tuổi ngoài 50.

Đã nhiều lần ông Đặng Tiểu Bình nhắc đến chuyện nhiều nguyên thủ, lãnh đạo nước ngoài chỉ ngoài 40 tuổi và trên dưới 50 tuổi. Vì thế mà trong Đại hội 14 ĐCSTQ năm 1992, ông Đặng Tiểu Bình đã chỉ định người thay thế sau ông Giang Trạch Dân sẽ là ông Hồ Cẩm Đào, thế là ông Hồ Cẩm Đào từ vị trí Bí thư Tây Tạng, Ủy viên Trung ương ĐCSTQ, nhảy lên chức Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, khi đó ông Hồ Cẩm Đào mới 49 tuổi. Theo thiết kế của ông Đặng Tiểu Bình, sau đó 5 năm, đến Đại hội 15 ĐCSTQ, ông Hồ Cẩm Đào sẽ lên thay, trở thành người lãnh đạo tối cao trẻ nhất (ngoài 50 tuổi).

Thế nhưng ông Giang Trạch Dân đã không chịu nhường, đến Đại hội 15 ông Giang Trạch Dân không chịu rút lui và làm tiếp 5 năm, đến Đại hội 16 mới rời ghế Tổng Bí thư, tuy nhiên vẫn còn nắm quyền thêm hai năm mới tiếp tục nhường chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương, vì thế làm cho ông Hồ Cẩm Đào khi nắm quyền đã ngoài 60 tuổi, và lệ cũ vẫn chưa bị phá bỏ.

Điều tệ hại là trong thời gian ông Giang Trạch Dân nắm quyền hơn chục năm đã sử dụng nhân sự thiếu tư cách và bố trí khắp nơi, làm quan trường ĐCSTQ vô cùng thối nát. Ngoài ra ông Giang Trạch Dân cũng nhiều lần có ý định chỉ định người lên thay mình trong thế hệ sau này.

Ông Hồ Cẩm Đào hai lần phế bỏ người do ông Giang Trạch Dân chỉ định

Sau khi ông Hồ Cẩm Đào tại vị, ông Giang Trạch Dân ngoài bố trí để cho ông Hồ Cẩm Đào chịu nỗi oan ức bức hại Pháp Luân Công, còn từng trước sau chỉ định hai thân tín làm người thay thế ông Hồ Cẩm Đào, đó là ông Trần Lương Vũ (Bí thư Thượng Hải) và ông Bạc Hy Lai (Bí thư Trùng Khánh). Thế nhưng cả hai lần đều bị ông Hồ Cẩm Đào phá bỏ.

Một người bạn học đại học của ông Hồ Cẩm Đào là Trương Mãnh Nghiệp đã thành học viên Pháp Luân Công đầu tiên ở Quảng Đông bị bắt đi cải tạo lao động vào năm 2000, rồi sau đó tìm cách giết chết. Giới quan sát từng chỉ ra, ông Giang Trạch Dân dùng thủ đoạn một tên hai đích: Trong khi mở màn trấn áp Pháp Luân Công ở Quảng Đông đã “ưu tiên” những bạn học của ông Hồ Cẩm Đào, từ đó thòng vào cổ ông Hồ Cẩm Đào lời đồn đãi lăng nhục là kẻ “bán đứng bạn học”, “bất nhân bất nghĩa”.

Lúc ông Trương Mãnh Nghiệp bị bức hại nghiêm trọng nhất cũng là lúc ông Hồ Cẩm Đào lên thay trong Đại hội 16 ĐCSTQ. Nhưng ngoài việc ủy thác người mang thư của vợ chồng Trương Mãnh Nghiệp phải “kín đáo”, ông Hồ Cẩm Đào không thể trợ giúp được gì. Giới quan sát phân tích cho rằng, ông Hồ Cẩm Đào không muốn tham gia bức hại Pháp Luân Công cùng ông Giang Trạch Dân và vấn đề trọng tâm trong cuộc đấu giữa ông Hồ Cẩm Đào và ông Giang Trạch Dân là xoay quanh chuyện Pháp Luân Công.

Để tránh bị mất quyền hành và bị thanh trừng vì tội bức hại Pháp Luân Công, ông Giang Trạch Dân đã lần lượt chỉ định người thay thế kế tiếp ông Hồ Cẩm Đào, thế nhưng cuối cùng đều bị ông Hồ Cẩm Đào phế bỏ.

Sau Đại hội 16 ĐCSTQ, ông Giang Trạch Dân có ý chỉ định ông Trần Lương Vũ (Bí thư Thượng Hải) làm người kế nhiệm ông Hồ Cẩm Đào. Khi đó ông Trần Lương Vũ vì ỷ lại có ông Giang Trạch Dân đỡ phía sau nên vô cùng hung hăng, không xem ông Hồ Cẩm Đào và ông Ôn Gia Bảo ra gì, thường công khai gọi là Hồ, Ôn.

Ông Giang Trạch Dân luôn âm thầm muốn gài ông Hồ Cẩm Đào vào tử địa, sau sự kiện ám sát ở Hoàng Hải năm 2006, ông Hồ Cẩm Đào quyết định xử lý ông Trần Lương Vũ. Vào ngày 24/9 năm đó, khi ông Trần Lương Vũ vừa xuống máy bay đi dự Hội nghị Toàn thể Bộ Chính trị thì bị tóm, cuối cùng bị xử 18 năm tù vào năm 2008.

Gần đến Đại hội 17, ông Giang Trạch Dân lại tiếp tục thiết kế người kế nhiệm ông Trần Lương Vũ đã bị bắt. Ông Tăng Khánh Hồng vì vấn đề tuổi tác nên không thể giữ nguyên chức trong Đại hội 17. Lúc này ông Bạc Hy Lai là người ông Giang Trạch Dân cần dùng nhất.

Thế nhưng ông Bạc Hy Lai mang nhiều tiếng xấu và ông Giang Trạch Dân gặp nhiều trở ngại. Sau quá trình giằng co, ông Hồ Cẩm Đào đưa ra kiến nghị “bỏ phiếu dân chủ trong Đảng.” Ông Giang Trạch Dân trong lúc mơ hồ đã đồng ý.

Kết quả bỏ phiếu là ông Bạc Hy Lai bị gạt ra. Khi đó tỷ lệ ủng hộ ông Tập Cận Bình trong giới lãnh đạo Đảng ủy địa phương là đứng đầu toàn quốc. Như vậy là từ một Ủy viên Trung ương bình thường, ông Tập Cận Bình vào thẳng Ủy viên Ban Thường vụ, còn ông Bạc Hy Lai bị gạt ra.

Tháng 2/2012, sau sự kiện ông Vương Lập Quân bỏ chạy vào lãnh sự quán Mỹ và âm mưu chính biến của ông Bạc Hy Lai thất bại. Vào cuối năm đó, trong Đại hội 18 ông Hồ Cẩm Đào đã đưa ra tuyệt chiêu giao toàn bộ quyền lực cho ông Tập Cận Bình, biến ông Tập Cận Bình trở thành “người đào mồ” chôn ông Giang Trạch Dân. Giới quan sát bình luận, hiện nay ông Giang Trạch Dân đang vô cùng ân hận khi trước đây đã đồng ý với ông Hồ Cẩm Đào về “thử nghiệm bỏ phiếu dân chủ trong Đảng”.

Tinh Vệ biên dịch từ NTDTV

Theo daikynguyenvn.com


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc