Home » Thế giới, Tiêu Điểm » Lãnh đạo TQ: ‘Nắm lấy chuôi dao’ và tấn công kẻ thù

Ngay sau khi thanh trừng quan chức an ninh cấp cao nhất Chu Vĩnh Khang, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình có vẻ như đang công khai luận tội chống lại cựu trùm an ninh này – ngụ ý nói rằng các quan chức cấp cao hơn khác cũng đang sắp sửa bị loại trừ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Những thông điệp này, được chuyển tải trực tiếp hay được diễn giải sau đó bởi các nhà phân tích, đã được đưa ra trong các bài phát biểu mới đây của ông Tập với các cán bộ trong Ban Chính trị và Luật pháp (PLAC), là cơ quan kiểm soát toàn bộ bộ máy an ninh nội địa của nhà nước Trung Quốc. Nó cho thấy việc xem xét công khai lần đầu tiên đối với di sản của việc Chu Vĩnh Khang kiểm soát bộ máy an ninh này, vốn được nhiều người coi là đã trở thành một trung tâm quyền lực thứ hai trong chính quyền.

Nhiều cán bộ ngành chính trị-luật pháp thở dài: “Đã rất lâu rồi kể từ khi tôi nghe thấy cụm từ “chuôi dao”.

– Nhân dân Nhật báo

Ông Chu, phụ trách Ban Chính trị và Luật pháp từ năm 2007 đến 2012 (sau 5 năm làm Bộ trưởng Bộ Công an), trên thực tế đã được bổ nhiệm vào vị trí này bởi cựu lãnh đạo Đảng Giang Trạch Dân. Ngoài việc tiếp tục thực thi các biện pháp an ninh bạo lực của ông Giang đối với môn tập luyện tinh thần Pháp Luân Công, ông Chu còn giúp xây dựng cơ quan này thành một đế chế đa xúc-tu, hầu như không bị ảnh hưởng bởi các chỉ thị lãnh đạo của ông Hồ Cẩm Đào.

Sự phát triển của hệ thống cũng dựa trên hệ thống “duy trì ổn định” được khuyến khích thái quá, nơi mà các trường hợp phản kháng sẽ bị đáp trả bằng lực lượng áp đảo; điều này gây ra sự giận dữ nhắm vào chế độ và dẫn đến nhiều vụ phản kháng hơn, theo đó biện hộ cho việc sử dụng lực lượng to lớn hơn.

‘Chuôi dao’

Như một phần của việc phá bỏ di sản này, ông Tập đã chủ tọa một cuộc họp kín quan trọng hôm 20/1 tại Bắc Kinh, trong đó ông này nói về sự cần thiết phải “nắm chắc chuôi dao” khi nói đến công việc của Ban Chính trị và Luật pháp, mà ở đó ông Chu đã từng được hưởng quyền lực không bị kiểm soát của mình.

Một bài diễn giải trợ giúp được đăng trên tờ Nhân dân Nhật báo cùng ngày hôm đó – trong đó, tác giả nhắc đến ông Tập bằng một tên hiệu (nickname) kính trọng và tôn kính là “Tập Dada”, có nghĩa là “Bác Tập” – nói rõ ràng rằng những lời của ông Tập chính là việc phải làm.

“Nhiều cán bộ chính trị-pháp luật đã thở dài: ‘Đã rất lâu rồi kể từ khi tôi nghe thấy cụm từ ‘chuôi dao’,” tác giả giấu tên viết. Bài viết sau đó giải thích rằng cụm từ này là của Mao Trạch Đông, lãnh đạo cuộc cách mạng nổi dậy của Đảng Cộng sản Trung Quốc và là chủ tịch đầu tiên của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

“Thời điểm đó, đấu tranh giai cấp dữ dội, mâu thuẫn giai cấp đỉnh điểm và Mao nhấn mạnh “chuôi dao” để chỉ ra tính giai cấp của hệ thống chính trị-pháp luật”.

TAP CAN BINH

Vào tháng 5/1926, khi chủ trì một hội nghị ở Quảng Đông về cải cách ruộng đất, ông Mao nói: “Làm cách mạng là dao đấu dao, súng đấu súng. Để đánh đổ lực lượng dân quân của địa chủ, chúng ta cần một đội quân nông dân của chính chúng ta. Nếu chuôi dao không nằm trong tay của chính chúng ta, ắt sẽ có hỗn loạn”.

Tác giả bài báo trên tờ Nhân dân Nhật báo đã làm rõ ý nghĩa trong ám chỉ của ông Tập đến cụm từ này: Tập Cận Bình phải là người kiểm soát toàn bộ các công cụ trấn áp của Đảng.

“Hệ thống Chính trị-Luật pháp là cơ quan đầy quyền lực ở nước này; nó có thể hạn chế sự tự do của người dân và tịch thu tài sản cá nhân; ngay khi nó rời khỏi tầm kiểm soát của Đảng và nhân dân, rơi vào tay một số người với những động cơ dấu kín, thì nó sẽ trở thành vũ khí sắc bén gây hại cho sự nghiệp của Đảng và nhân dân”, tác giả viết.

Âm mưu

Một cách bất bình thường đối với một bài viết trên tờ Nhân dân Nhật Báo, bài báo nhắc đến những việc được cho là lạm dụng quyền lực của Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân, những người điều hành thành phố to lớn phía tây nam của Trùng Khánh theo kiểu “đế chế gia đình”, tác giả nói.

Từ năm 2012, các bài viết và các chuyên mục của Thời báo Đại Kỷ Nguyên, đặc biệt trong ấn bản tiếng Trung, đã bình luận về âm mưu chiếm đoạt quyền lực của Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai cùng những người đằng sau hậu trường. Bài báo cho biết rằng Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo, đã chỉ đạo âm mưu này, trong khi Tăng Khánh Hồng, tay sai và kẻ đút lót chính trị của ông ta đã bày các âm mưu chi tiết.

Các bài phát biểu gần đây của Tập Cận Bình đưa ra đánh giá công khai đầu tiên đối với di sản của việc Chu Vĩnh Khang kiểm soát bộ máy an ninh.

Dựa vào những chi tiết được cung cấp tại thời điểm đó bởi những người trong nội bộ Đảng, các bài báo cho biết kế hoạch ban đầu là Bạc Hy Lai sẽ thay thế Chu Vĩnh Khang là người đứng đầu bộ máy an ninh, và sau đó, khi thời điểm chín muồi sẽ chuyển hướng sang Tập Cận Bình để chiếm lấy quyền lực cao nhất trong Đảng. Điều này là có thể bởi quyền lực to lớn được nắm giữ bởi bất kỳ ai là chủ tịch PLAC dưới hệ thống cũ: bộ máy công an, lực lượng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân (với quân số lên đến khoảng 1 triệu người), và các lực lượng hỗ trợ khác.

Đề tài âm mưu này ít nhất đã được chứng thực phần nào, gần đây nhất với các bài báo trong giới báo chí Hồng Kông và Trung Quốc đại lục về việc Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai tổ chức các cuộc họp bí mật để thảo luận về một đường lối chính trị thay thế – một đường lối dựa trên thuyết giai cấp chủ nghĩa Mao hà khắc hơn là các chính sách “cải cách và mở cửa” định hướng thương mại của Đặng Tiểu Bình. Theo các báo cáo thì họ đã quyết định “làm một việc lớn”. Nội dung chính của những bản báo cáo này được các nhà phân tích hiểu rằng hai người này bị cáo buộc là đã có âm mưu cướp chính quyền.

Hiện tại, các nhà phân tích nghi ngờ rằng Tập Cận Bình đang mài sắc con dao cho mục tiêu mới: Giang Trạch Dân. Một tiền đề cần thiết cho bất kỳ động thái chính nào của hành động đó, tất nhiên, là sự kiểm soát chặt chẽ cả hai bộ máy quân đội và an ninh nội địa. Với việc thanh trừng các cán bộ quân đội cấp cao trong suốt năm ngoái và năm nay, cùng sự củng cố ý thức hệ hiện tại đối với mạng lưới an ninh, ông Tập có vẻ đang thu xếp điều kiện tiên quyết ấy.

Zhang Dun, Matthew Robertson

Theo daikynguyenvn


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc