Home » Xã hội » Vì sao sinh viên Mỹ không muốn sang Việt Nam theo chương trình trao đổi học tập

Theo số liệu của tổ chức giáo dục Open Doors, hiện có gần 19.000 sinh viên Việt Nam sang Hoa Kỳ theo các chương trình trao đổi học tập, nhưng chỉ có 1.000 sinh viên Hoa Kỳ sang Việt Nam theo các chương trình trao đổi này.

Sinh viên Mỹ có nhiều trải nghiệm về văn hóa - xã hội Việt Nam trong những chương trình giao lưu (Ảnh: Ban tổ chức/VOV)

Sinh viên Mỹ có nhiều trải nghiệm về văn hóa – xã hội Việt Nam trong những chương trình giao lưu (Ảnh: Ban tổ chức/VOV)

Tại buổi hội thảo “Trao đổi sinh viên Hoa Kỳ với các trường đại học và cao đẳng Việt Nam” do Đại sứ quán Mỹ và tổ chức Student Exchange Việt Nam tổ chức ngày 12/10. Hơn 150 đại diện đến từ các tổ chức giáo dục Hoa Kỳ và Việt Nam thảo luận về việc thu hút sinh viên Hoa Kỳ sang Việt Nam trao đổi học tập, đồng thời khuyến khích các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đẩy mạnh hoạt động thiết kế, triển khai chương trình trao đổi sinh viên.

Buổi hội thảo xuất phát từ việc chính phủ Hoa Kỳ tăng gấp đôi số lượng sinh viên Hoa Kỳ đi nước ngoài cho tới năm 2020.

Buổi hội thảo cũng đặt ra câu hỏi: Theo thống kê, năm 2015 có gần 19.000 sinh viên Việt Nam sang Hoa Kỳ học tập, nhưng chưa đến 1.000 sinh viên Hoa Kỳ đến Việt Nam trao đổi. Vì sao có khoảng cách quá lớn như vậy?

Một nữ giảng viên Trường ĐH Kinh tế THCM đặt câu hỏi: “Kinh nghiệm của trường chúng tôi cho thấy, những trường Hoa Kỳ hầu như không cởi mở với các chương trình trao đổi sinh viên. Hầu hết các trường Hoa Kỳ đã có chương trình cho học sinh của mình và họ tự tổ chức các chuyến tham quan học tập đưa học sinh đi.

Khi chúng tôi hỏi trường Hoa Kỳ về mong muốn đón nhận sinh viên Hoa Kỳ sang Việt Nam thì các trường đều trả lời là… quá đắt để họ có thể làm chương trình như vậy. Tôi muốn biết lí do thực sự mà các trường này không muốn gửi học sinh sang Việt Nam là gì?

Trả lời câu hỏi này, ông Jonathan Lembright, Giám đốc khu vực Đông Nam Á, Viện Giáo dục Quốc tế (IIE) cho biết cứ 10 sinh viên Mỹ thì chỉ có 1 người ưa chuộng trải nghiệm giáo dục quốc tế. Một trong những nguyên nhân chính là chi phí đắt đỏ đã cản trở học sinh, sinh viên Hoa Kỳ sang các nước khác học tập, trong đó có Việt Nam.

Hoa Kỳ không ép sinh viên phải ra nước ngoài học. Hệ thống giáo dục nước Mỹ đặc biệt và khác biệt. Hoa Kỳ không có Bộ Giáo dục như Việt Nam; các trường đại học có quyền tự chủ rất lớn

Ông cho rằng: “Một trong những rào cản nữa khiến sinh viên Hoa Kỳ ngại ra nước ngoài bắt nguồn từ suy nghĩ cho rằng ra học nước ngoài chỉ là chương trình bổ sung và các em lại phải tiêu thêm số tiền lớn, cũng như tốn thêm thời gian để tham gia các chương trình như vậy. Bên cạnh đó, khó khăn về đối tác, visa, chất lượng đào tạo, chất lượng tín chỉ… cũng khiến sinh viên Hoa Kỳ ngại sang học tập tại Việt Nam” 

Thêm vào đó, các “rủi ro” về việc quy đổi, chấp nhận tín chỉ sau khi hoàn thành chương trình học; chất lượng đào tạo; mức độ phù hợp giữa chương trình học và nguyện vọng… cũng khiến sinh viên Hoa Kỳ ngại sang học tập tại Việt Nam

Trong khi sinh viên Hoa Kỳ không muốn sang Việt Nam, thì sinh viên Việt Nam lại được rất nhiều lợi ích từ các chuyến sang Hoa Hỳ học tập, được tận mắt nhìn thấy sự văn minh trên thế giới, biết được phương pháp dạy học phù hợp, tôn trọng tự do học thuật và bình đẳng trong quan hệ thầy trò, khả năng tiếng Anh nâng cao rất nhiều …

Bà Anne Talavera, giảng viên tiếng Anh Đại học quốc gia Lào, hiện công tác tại Đại sứ quán Hoa Kỳ cho rằng: Để hấp dẫn các sinh viên Hoa Kỳ, các chương trình ở Việt Nam cần xây dựng được hình ảnh thương hiệu, được phê duyệt, và chất lượng được công nhận qua thực tiễn, hỗ trợ cần thiết cho sinh viên quốc tế và quảng bá hình ảnh trường trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đó cũng chính là mối quan tâm của các cơ sở đào tạo Hoa Kỳ khi gửi sinh viên của họ tham gia chương trình trao đổi học tập ở nước ngoài, trong đó có Việt Nam.

Cũng như sinh viên khắp thế giới đến Hoa Kỳ vì các chương trình học tập nơi đây đều có thương hiệu nổi tiếng chất lượng. Để thu hút được sinh viên Hoa Kỳ, thì Việt Nam cũng cần làm được tương tự thế.

Tâm lý các sinh viên Hoa Kỳ muốn đến học tập các chương trình có chất lượng cao được công nhận và chứng chận.

Bà Anne cũng lưu ý  phía Việt Nam cần có bộ phận hỗ trợ nhập cư, học thuật, y tế… để đảm bảo họ không cảm thấy bị “cô lập” khi đặt chân sang Việt Nam học tập.

Ông Jonathan cho biết thêm rằng, một số sinh viên Mỹ sang Việt Nam nói rằng phần học thuật thì họ không tiếp nhận được gì, mà chỉ trải nghiệm được cuộc sống xã hội ở Việt Nam.

Cuối cùng ông nói rằng: “Và quan trọng hơn cả, quý vị phải có sự thay đổi, kì vọng, chương trình đào tạo chất lượng, phù hợp để sinh viên Mỹ cảm thấy thực sự bị thu hút”.

Ngọn Hải Đăng

The daikynguyenvn.com

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc