Home » Kinh doanh » Việt Nam là cường quốc thép phế liệu: Không thể khác?

Hầu hết các nhà máy luyện thép tại Việt Nam đều sử dụng công nghệ này. Vì vậy, nguyên liệu đầu vào chỉ có thể là thép phế liệu.

Nhiều cảnh báo ô nhiễm từ nguồn sắt thép phế liệu.

Nhiều cảnh báo ô nhiễm từ nguồn sắt thép phế liệu.

GS.TS Phạm Phố – nguyên Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn cho rằng, các nhà máy buộc phải nhập thép phế liệu để sản xuất vì đây là nguồn nguyên liệu duy nhất cho công nghệ lò điện hồ quang.

Cá biệt, cũng có một số nhà máy được đầu tư công nghệ lò cao dùng để luyện thép từ phôi nhưng khi đi vào sản xuất lại không thực hiện được. Điển hình là nhà máy Gang thép Thái Nguyên.

Vị GS Phạm Phố chỉ thẳng Gang thép Thái Nguyên nói là đầu tư công nghệ cao nhưng lại chủ yếu sử dụng công nghệ lạc hậu, quá cũ kỹ của Trung Quốc. Vì vậy, khi đi vào sản xuất đã không thể thực hiện được.

Vị GS cho biết, Việt Nam cần phải định hướng lại đường đi cho ngành thép trong nước. Hiện các nước trên thế giới không luyện thép xây dựng bằng lò điện quang. Đây là phương pháp sản xuất thép chỉ để phục vụ cho ngành cơ khí, chế tạo. Tuy nhiên, Việt Nam đã lạm dụng phương pháp trên để phục vụ sản xuất thép xây dựng. Ban đầu nhiều nhà máy nghĩ rằng sản xuất bằng phương pháp này có thể giúp nhà máy tiết kiệm được chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm.

Nhưng đây là tư duy ngược. Trên thực tế, thép phế liệu có chất lượng tốt thường có giá cao, doanh nghiệp Việt cũng khó tiếp cận được. Ngược lại, nếu sử dụng thép phế liệu chất lượng thấp, có giá thành rẻ hơn việc xử lý cũng phức tạp hơn, hàm lượng thép tinh luyện cũng thấp hơn. Nếu tính toán khoa học, cách thức trên chưa chắc đã giúp doanh nghiệp có lợi.

Hiện nay, ngoài một số doanh nghiệp tư nhân vẫn có những DNNN dù được đầu tư công nghệ lò cao nhưng vẫn lựa chọn phương pháp trên. Vị chuyên gia nói thẳng là vì lợi ích nhóm.

“Các doanh nghiệp đã lợi dụng cách thức sản xuất trên để móc nối với các nhà cung cấp nước ngoài để nhập rác thải công nghiệp của các nước về Việt Nam.

Tôi lấy ví dụ như chiếc ụ nổi, nếu ở nước ngoài giá rẻ bằng cho hay nhiều loại rác thải công nghệ độc hại, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao họ còn phải trả thêm tiền để được mang đi.

Trong khi đó, Việt Nam lại mua về với giá cao ngất ngưởng. Ở đây chính là lợi ích nhóm. Doanh nghiệp muốn lợi dụng cơ hội này để kiếm lợi bất chấp độc hại môi trường”.

GS Phạm Phố cảnh báo, Điều này rất tai hại vì chôn xuống đất thì cũng gây ô nhiễm đất và nguồn nước ngầm. Thực sự việc nhập sắt thép phế liệu chỉ mang lại lợi nhuận cho một nhóm người khi kinh doanh lại sắt thép, thiết bị cũ, tuy nhiên hậu quả mà xã hội phải gánh là rất nghiêm trọng.

Các doanh nghiệp khi được phép họ chỉ vì mục tiêu lấy sắt, máy móc cũ còn không quan tâm đến điều gì.

“Vì lợi ích cá nhân mà họ sẵn sàng cấu kết với nhau, gây lên những mối nguy hại về ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe con người thì nhà nước và người dân vẫn đang phải gánh chịu”, vị GS bức xúc.

Đồng quan điểm, PGS.TS. Bùi Quang Bình – ĐH kinh tế Đà Nẵng cũng cho rằng, nếu nhìn nhận trên phương diện kinh tế việc nhập thép phế liệu về sản xuất là vì doanh nghiệp ham giá rẻ, chi phí thấp, dễ luyện.

Tuy nhiên, ẩn sâu đằng sau nguyên nhân vì sao doanh nghiệp thích nhập sắt thép phế liệu để luyện thì lại là câu chuyện khác.

PGS.TS Bùi Quang Bình cho hay, những vấn đề phát sinh ô nhiễm môi trường, nhỏ nhất là gỉ sắt và lớn hơn là sơn, hóa chất độc hại. Do vậy để xử lý được các chất độc hại để không gây ô nhiễm môi trường phải tốn kém rất nhiều chi phí.

“Các nước trên thế giới không hề thiết tha với cách sản xuất thép từ thép phế liệu do lo ngại chi phí xử lý môi trường còn lớn hơn lợi nhuận thu về.

Tuy nhiên, tại Việt Nam vấn đề quản lý môi trường còn nhiều lỗ hổng, do đó, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng lỗ hổng trên sẵn sàng bán môi trường để kiếm lợi”, ông Bình nói.

Vị chuyên gia cũng lưu ý, con số thống kê về lượng sắt thép tăng đột biến cần phải được nhìn nhận và phân tích kỹ. Quan trọng hơn cả là phân loại cho được sắt thép đang nhập về Việt Nam là loại sắt thép phế liệu gì từ đó tìm ra giải pháp cho môi trường cũng như đảm bảo an toan cho đời sống người dân.

Hoài An

Theo baodatviet.vn

Chuyên đề: ,

2 ý kiến dành cho “Việt Nam là cường quốc thép phế liệu: Không thể khác?”

  1. Nguyễn thanh Giang 06/05/2017

    Có vẻ như GS. Xa vời với thực tế và khá nguy hiểm khi dư luận và các nhà quản lí cấp cao tin vào điều này. Thép phế dù luyện kim lò cao hay lò điện đều Cần dùng đến. Sắt xốp có Thể dùng thay thế nhưng thay 100% cũng khó. Điều quan trọng nhất là giá thành. Bên cạnh TQ là nước vẫn sản xuất thép giá rất rẻ do nhiều yếu tố trong đó việc có than thích hợp cho luyện cốc (Việt nam hầu như không có) và sản lượng sản xuất rất lớn thì việc tìm cách sản xuất thép không dùng thép phế là rất khó nếu không nói là không làm được lúc này.Luyện thép từ quặng bằng lò cao có Thể dùng sắt xốp thay thép phế ơn mức độ nhất định nhưng chi phí xử lí môi trường cao. Dùng lò điện luyện trực tiếp từ sắt xốp thì quá trình làm quặng Thành sắt xốp cũng phải xử lí môi trường tốn kém,dùng lò điện nấu trực tiếp từ thép phế giảm bớt ở nhiễm và có suất đầu tư thấp,giá thành thấp nhưng lại thành ” cường quốc thép phế ” Đáp án trong những giai đoạn nhất định vẫn là giá thành trong cái khuôn của Chính sách.

    Reply
  2. vu duc khoi 05/06/2017

    Tôi thấy rất lạ là khi xây dựng nhà máy thì chủ đầu tư và các bộ liên quan đều nói là dùng công nghệ tiên tiến và có tham khảo ý kiến các nhà khoa học – có tham quan – học tập. Vậy bây giờ Việt Nam là bãi phế liệu của thế giới mà không thấy ai chịu trách nhiệm, không thấy ai bị xử lý, và tệ hơn là ai cũng nói đúng quy trình để chối bỏ trách nhiệm.

    Reply