Home » Cổ truyền, Tiêu biểu sideshow, Văn hóa » Vạn Lý Trường Thành không ngăn nổi quân Hung Nô, chỉ một người Việt làm được điều này

Vạn lý Trường Thành nổi tiếng khắp thế giới, là niềm tự hào của người Trung Hoa, ngày nay du khách trên thế giới đến Trung Quốc hầu hết đều ghé thăm công trình xây dựng được xem là dài nhất thế giới này.

Vạn lý trường thành

Du khách nườm nượp đến Vạn Lý Trường Thành. Ảnh gov.cn

Theo số liệu công bố mới nhất Vạn Lý Trường Thành có chiều dài 21.196 km, nhưng theo khảo sát mới nhất nếu chắp nối tất cả các đoạn trường thành đã biết  lại với nhau thì chiều dài lên đến 56.000km. dài hơn rất nhiều lần chiều dài của Việt Nam (3.041 km).

Để xây dựng công trình khổng lồ này đã phải huy động đến 800.000 người với không biết bao nhiêu công sức, nước mắt, và xương máu của người Trung Hoa. Hàng trăm nghìn người đã nằm xuống nơi này để tạo nên một kỳ quan thế giới.

Theo lịch sử ghi chép lại, thì Tần Thủy Hoàng xưa kia cho xây dựng Vạn Lý Trường Thành để ngăn cản quân Hung Nô từ phía bắc tiến đánh nhà Tần.

Tuy nhiên Vạn Lý Trường Thành cũng không ngăn được quân Hung Nô, thế nhưng một người Việt đã làm được điều này, khiến Tần Thủy Hoàng mừng rỡ mà gả luôn công chúa yêu của mình.

Nhân tài người Âu Lạc

Vào cuối thời vua Hùng Vương thứ 18 có ông Lý Thân người Làng Chèm (nay là Bắc Từ Liêm – Hà Nội), sau này được gọi tên là Lý Ông Trọng

Tương truyền lúc còn nhỏ ông đã cao hơn những đứa trẻ cùng trang lứa, Đại Việt Sử ký Toàn thư mô tả lúc trưởng thành ông cao 2 trượng 3 thước, khí chất đoan dũng, khác với người thường”. Ông thường giúp đỡ người dân quanh vùng nên ai cũng mến phục.

Lớn lên ông làm “lực dịch” ở hương ấp, một lần thấy ở huyện có một tên đánh đám dân phu rất dã man, ông nổi giận nên ra tay quá mạnh đánh chết tên này. Không ngờ người này lại có quan hệ thân thích với quan trên, nên ông bị khép vào tội chết. Thế nhưng Vua Hùng biết chuyện, thương cho một chàng trai có nghĩa khí nên ban ân huệ cho tha tội chết, chỉ đánh đòn.

Sau trận đòn, Lý Ông Trọng thấm thía thân phận kẻ tôi đòi “người ta có tráng chí ở đời, hãy nên như chim loan, chim phượng bay cao chín tầng trời, bay xa ngàn vạn dặm, chứ không nên quanh quẩn ở đây, để cho người ta hành hạ mãi”.

Từ đó ông bỏ nha môn, tìm thầy học chữ, võ nghệ. Chỉ cần nghe nói có thầy giỏi là ông đến học mà chẳng ngại đường xá xa xôi. Sau một thời gian học hành chăm chỉ, ông không chỉ thuộc làu kinh sử, binh pháp, mà võ nghệ cũng cao cường.

Vạn Lý Trường Thành không ngăn nổi quân Hung Nô, nhưng Lý Ông Trọng làm được điều này

Đến thời vua An Dương Vương, ông là một tướng giỏi được nhà Vua cử đi sứ nước Tần.

Bấy giờ ở phía bắc nước Tần, quân Hung Nô liên tiếp tiến qua biên giới, đe dọa kinh đô Hàm Dương của nước Tần. Dù vua Tần Thủy Hoàng đã cho xây Vạn Lý Trường Thành nhưng quân Hung Nô vẫn tìm cách vượt qua.

Kỵ binh Hung Nô rất thiện chiến, khiến dù có Vạn Lý Trường Thành cộng với quân Tần đã cố gắng nhưng không ngăn được quân Hung Nô tràn sang.

Vạn Lý Trường Thành

Vạn Lý Trường Thành không ngăn nổi quân Hung Nô. Ảnh wikipedia.org

Nghe nói Lý Ông Trọng là tướng tài, lại thấy người có thân hình cao lớn vạm vỡ, vua Tần ngỏ ý mới ông cùng giúp trừ giặc Hung Nô, phong cho ông là Vạn Tín Hầu cầm quân giữ vùng đất Lâm Thao (thuộc Cam Túc, Trung Quốc ngày nay).

Lý Ông Trọng dụng binh cẩn trọng, lại biến hóa khôn lường, lúc thì cho quân canh phòng nghiêm ngặt, lúc lại bất ngờ cho quân phản công bao vây tiêu diệt quân Hung Nô; khi công khi thủ khiến quân Hung Nô toàn bị bất ngờ không sao lường trước được. Sau nhiều lần thất bại, quân Hung Nô chỉ nghe danh ông là khiếp đảm, từ đó từ bỏ ý định xâm lấn đất Tần.

Sách Từ Nguyên của Trung Quốc ghi rằng: “Ông Trọng đời Tần, người Nam Hải, thân dài một trượng ba thước, khí chất đoan dũng, khác với người thường. Vua Thủy Hoàng sai cầm quân giữ đất Lâm Thao, thanh thế chấn động Hung Nô”

Đại Nam quốc sử diễn ca viết về ông như sau:

“Hiếu liêm nhẹ bước thanh vân

Làm quan hiệu úy đem quân ngữ Hồ

Uy danh đã khiếp Hung Nô

Người về Nam quốc hình đồ Bắc phương.“

Cả một vùng biên giới phía bắc được bình yên, Tần Thủy Hoàng mừng rỡ thưởng cho Lý Ông Trọng rất trọng hậu, ông được phong làm Phụ Tín Hầu, và được gả công chúa Bạch Tĩnh Cung, tức Tây Cung công chúa. Ở nơi đất Tần, Lý Ông Trọng vẫn nhớ về phương nam, dù được trọng dụng nhưng ông vẫn cảm thấy lạc lõng nhớ về quê nhà, nên ông xin vua Tần cho được trở về.

Được tin Lý Ông Trọng đã về quê nhà, quân Hung Nô lại kéo sang, Tần Thủy Hoàng sai sứ đến Âu Lạc mời Lý Ông Trọng trở lại, nhưng ông lại không muốn sang Tần nữa.

Không có được Lý Ông Trọng, Tần Thủy Hoàng sai người đúc pho tượng đồng khổng lồ hình ông, bên trong rỗng chứa được người, có thiết bị giật để tay chân cử động được y như thật. Tượng được đặt ở cửa Kim Mã, kinh thành Hàm Dương. Quân Hung Nô tiến đến, quân Tần đẩy tượng ra, quân Hung Nô tưởng Lý Ông Trọng đã trở lại thì kinh sợ rút lui không dám xâm phạm biên giới nữa.

tượng lÝ Ông Trọng

Quân Tần đẩy tượng Lý Ông Trọng ra khiến quân Hung Nô kinh hoàng bỏ chạy. (Ảnh huyền sử đời Hùng)

Lĩnh Nam Chích Quái mô tả rằng

“Võ giỏi văn tài đấng trượng phu

Hàm Dương đồng tượng khiếp quần Hồ

Vĩnh Khang ứng mộng bàn kinh truyện

Hương lửa trời Nam vững đế đồ.”

Quan Tướng Trung Hoa đều cúi đầu cảm tạ công đức

Uy danh của Lý Ông Trọng vang khắp Hung Nô, Trung Quốc và Âu Lạc, hàng trăm năm sau nhiều tướng tài của Trung Quốc khi nói đến ông cũng đều phải cúi đầu tôn kính.

Sau khi ông mất, Vua Tần sai người làm đền thờ nơi quê hương ông ở làng Chèm, người dân trong vùng tôn ông là Đức Thánh Chèm.

Đình Chèm

Đình Chèm nơi thở Lý Ông Trọng ở xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội. (Ảnh từ blog Trần Đình Hoành)

Đến đời nhà Đường vào năm 785, Triệu Xương được cử qua đô hộ An Nam, ông đến làng Chèm xây dựng lại đền thờ to lớn hơn.

Sau đó khoảng năm 860, tướng nhà Đường là Cao Biền tu sửa đền thơ ông tráng lệ hơn xưa, đem lễ vật đến tế, từ đó hương hỏa không bao giờ hết.

Ngày nay ở huyện Từ Liêm (nơi làng Chèm xưa kia) vẫn còn đó ngôi đền thờ cổ Lý Ông Trọng được xây dựng vào thời nhà Tần. Trải qua hàng nghìn năm ngôi đền vẫn giữ được bức tượng Lý Ông Trọng cao đến 8m, một bức tượng nữa được đặt bên cạnh là vợ ông Hoàng phi Bạch Tĩnh Cung (công chúa con Tần Thủy Hoàng) cùng với các câu đối và văn bia ghi lại kỳ tích về ông, đều do các tay thợ lành nghề đất Tần tạc lại.

Phạm Sư Mạnh nhà Trần có lời thơ về ông:

“Văn Lang thành cổ sơn trùng điệp

Ông Trọng từ thâm vân đạm nùng.”

Nghĩa là

“Văn Lang thành cổ non trùng điệp

Ông Trọng đền thiêng mây nhạt nồng.”

Hàng năm làng Chèm mở hội vào ngày 14, 15, 16 tháng 5 (âm lịch) để tưởng nhớ đến vị anh hùng đã trở thành Thành Hoàng của làng.

Ánh Sáng

t


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc