Home » Cổ truyền, Văn hóa » Nhà Hậu Trần – P7: Nguyễn Biểu đi sứ không làm nhục mệnh Vua

Quân Minh đưa thêm viện binh đến đóng ở thành Đông Đô, sẵn sàng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở phía bắc, nhằm giúp Trương Phụ yên tâm nam tiến diệt nhà Hậu Trần.

Quân Minh chiếm được Nghệ An, Diễn Châu

Tháng 10/1412 Trương Phụ đưa quân đánh Nghệ An, trước thế giặc mạnh vua Trùng Quang giao cho Thiếu bảo Phan Hữu Qúy cầm chân quân Minh ở Nghệ An, rồi theo đường biển rút về phương nam.

Quân Minh tiến đánh, Phan Hữu Qúy ngay từ đầu đã kinh sợ và không có lòng quyết tâm chống quân Minh, khi bị đánh thì đưa quân rút lên núi Khả Lôi. Trương Phụ cho quân bao vây núi, Phan Hữu Qúy dù có quân tinh nhuệ nhưng lại không quyết chiến mà xin đầu hàng, Trương Phụ chấp nhận và giao cho Quý làm Tri phủ Nghệ An.

Việc Thiếu bảo Phan Hữu Qúy đầu hàng khiến một số tướng nhà Hậu Trần dao động và cũng theo đầu hàng quân Minh. Nghệ An, Diễn Chậu hoàn toàn mất vào tay quân Minh, đây là vùng rất quan trọng bởi cung cấp rất nhiều nhân lực và vật lực giúp nhà Hậu Trần.

Nhà Hậu Trần lúc này chỉ còn giữ được vùng đất Tân Bình, Thuận Châu, Hóa Châu.

Trương Phụ chuẩn bị đưa quân tiến đánh Hóa Châu thì lúc này tại phía bắc, các cuộc khởi nghĩa lại nổ ra, viện binh quân Minh đóng ở thành Đông Đô chỉ lo đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa ở sông Hồng và xung quanh thành Đông Đô, còn các cuộc khởi nghĩa xa hơn thì không có đủ lực đối phó.

Lúc này ở Lạng Sơn nổ ra cuộc khởi nghĩa của Nông Văn Lịch, Nghĩa quân kiểm soát được nơi đây cắt đứt mất tuyến tiếp tế lương thực quan trọng của quân Minh từ Trung Quốc sang. Việc này rất then chốt, bởi quân Minh nam tiến mà không có lương thực thì không thể được, chính vì thế Trương Phụ buộc phải tạm dừng cuộc nam tiến, quay về bắc đối phó với cuộc khởi nghĩa của Nông Văn Lịch.

Quân Minh rút ra bắc, nhà Hậu Trần cho quân chiếm lại vùng Nghệ An và Diễn Châu. Biết trước quân Minh sau khi dẹp yên các cuộc khởi nghĩa phía bắc sẽ lại quay lại, thủy quân Hậu Trần liền chủ động tiến ra bắc đánh vào Vân Đồn thu được nhiều lương thực.

Sau khi dẹp yên các cuộc khởi nghĩa. tháng 5/1413 Trương Phụ lại tiến đánh Nghệ An, quân Hậu Trần lúc này chưa bằng một nửa so với trước kia nên yếu hơn rất nhiều, vua Trùng Quang cho quân rút vào vùng Hóa Châu.

Câu chuyện Nguyễn Biểu đi sứ nổi tiếng lịch sử

Vua Trùng Quang sai Nguyễn Biểu đến gặp Trương Phụ xin cầu phong, nhưng mục đích chính là nhằm hoãn binh kéo dài thời gian. Biết là khó khăn nhưng Nguyễn biểu chẳng quản gian nan vẫn ung dung đến gặp Trương Phụ.

Trương Phụ cho dọn mâm cỗ đón tiếp với một cái đầu người được luc chín để ra oai, Nguyễn Biểu chẳng hề sợ hãi, ung dung nói rằng mấy thuở được ăn thịt người phương Bắc”.

Từng thi đỗ Thái học sinh cuối đời Trần, Nguyễn Biểu vừa ăn vừa ung dung ngâm thơ:

Ngọc thiện trân tu đã đủ mùi
Gia hào thêm có cỗ đầu người
Nem cuông chả phượng còn thua béo
Thịt gụ gan lân cũng kém tươi
Ca lối lộc minh so cũng một
Đọ bề vàng sắt bội hơn mười
Kia kìa ngon ngọt tày vai lợn
Tráng sĩ như Phàn tiếng để đời

Rồi Nguyễn Biểu đưa chuyện cầu phong ra bàn, nhưng Trương Phụ đều bác bỏ. Q trình trò chuyện, Nguyễn Biểu đối đáp rất tài tính khiến Trương Phụ khâm phục, tan tiệc toan tiễn về thì hàng tướng Phan Liêu nói: Năng sảm nhân đầu, năng sảm Phụ” (nghĩa là có khả năng nuốt được cỗ đầu người, tất cũng có khả năng nuốt tươi được Trương Phụ).

Trương Phụ liền dùng câu “Năng sảm nhân đầu, năng sảm Phụ” bắt Nguyễn Biếu phải đối, nếu đối không được thì sẽ bị giết. Nguyễn Biểu ung dung đối lại rằng: “Hựu tồn ngô thiệt, hựu tồn Trần” (Còn ba tấc lưỡi của ta, nhà Trần vẫn còn).

Nguyễn Biểu

Đền thơ Nguyễn Biểu ở Hà Tĩnh. (Ảnh từ dulichviet.net.vn)

Trương Phụ tức lắm, đổi ý không tha cho ông, Nguyễn Biu bèn mắng rằng:  Bên trong thì mưu kế đánh chiếm, bên ngoài thì rêu rao là quân nhân nghĩa. Đã hứa lập con cháu họ Trần, lại đặt thành quận huyện, không chỉ cướp bóc của cải châu báu, lại còn tàn hại sinh dân, thực là loài giặc dữ” (theo Đại Việt Sử ký Toàn thư).

Trương Phụ sai cắt lưỡi, trói dưới chân cầu để cho nước thủy triều lên dìm chết.

Việc Nguyễn Biểu đi sứ, giữ vững khí tiết nổi tiếng trong sử Việt, gương sáng lưu truyền mãi đến tận ngày nay.

Người dân vùng Nghệ An thương tiếc lập miếu thờ ông, tôn là Nghĩa Vương. Các triều đại sau này cũng xem ông là phúc thần.

Tại đền “nghĩa liệt” có câu đối về ông như sau: “Tồn Trần kính tiết Thành sơn thạch. Mạ tặc dư thanh Lam thủy ba“. (Nghĩa là: Tiết cứng phò Trần đá Nghĩa Liệt. Tiếng vang mắng giặc sóng Lam Giang).

Quân Minh đánh Hóa Châu

Trương Phụ muốn đánh Hoá Châu nhưng ngại nơi đây hiểm trở xa lạ, bản thân quân Minh cũng không quen địa hình, liền hỏi viên tướng hàng binh Phan Liêu tình hình Hoá Châu, Phan Liêu nói hết nội tình nhà Hậu Trần, cũng như địa thế Hóa Châu, từ đó Trương Phụ quyết tâm tiến đánh Hóa Châu diệt nhà Hậu Trần.

Sau thời gian dài chuẩn bị kỹ càng, đóng thêm tàu chiến, đầy đủ quân lương, tháng 8/1413 Trương Phụ toàn lực tiến đánh Hóa Châu (Thừa Thiên Huế ngày nay). Quân Minh từ Nghệ An theo đường thủy tiến vào cửa biển Nhật Lệ.

Thành Hóa châu

Khai quật thành HOá Châu. (Ảnh từ baotanglichsu.vn)

Quân Hậu Trần lúc này ít hơn quân Minh nhiều lần, nên lập nhiều tuyến phòng thủ vừa đánh vừa lùi, tận dụng địa hình hiểm trở tiêu hao bớt binh lực quân Minh.

Sau một thời gian quân Minh cũng đến được thành Hóa Châu và công thành, quân Hậu Trn chỉ chống cự nhằm tiêu hao bớt binh lực quân Minh rồi rút đi. Dù Trương Phụ đã tìm cách bao vây không cho quân Hậu Trần chạy thoát nhưng không thành. Tháng 10/1413 quân Minh chiếm được Hóa Châu nhưng quân Hậu Trần chạy thoát

Quân Hậu Trần theo đường biển trở ra bắc đến vùng Thuận Châu (Quảng Trị ngày nay) rồi chia làm 2 cánh: Nguyễn Súy cho quân lập phòng tuyến ở sông Sái Già (một nhánh của sông Thạch Hãn, Quảng Trị); một cánh khác do Đặng Dung chỉ huy cũng mai phc gần đấy.

Trương Phụ nghe tin liền cho quân đến Thuận Châu truy tìm quân Hậu Trần, gặp phải quân của Nguyễn Súy ở sông Sái Già, hai bên giao tranh kịch liệt từ sáng đế tận tối, quân Hậu Trần dù ít hơn nhiều nhưng vẫn quả cảm đánh chặn khiến quân Minh không sao vượt qua được.

Đến tối quân Minh đã rất mệt mỏi liền hạ trại nghỉ ngơi, Trương Phụ cùng thủy binh quân quây thuyền thành trại giữa sông, tướng Hoàng Trung chỉ huy quân trên bộ dựng trại nghỉ ngơi.

Đúng lúc này cánh qn Hậu Trần dưới sự chỉ huy của Đặng Dung áp sát, chờ quân Minh ngủ say mới hành động.

(Còn nữa)

Trần Hưng

Theo trithucvn.net

 

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc