Home » Danh nhân, Tiêu biểu sideshow, Văn hóa » Phạm Lãi: Viên ngọc sáng không tỳ vết (phần 1)

Phạm Lãi tên tự là Thiếu Bá, còn gọi là Phạm Bá, sau lại đổi tên thành Si Di Tử Bì và Đào Chu Công. Ông là đệ nhất danh sĩ thời chiến quốc. Sử sách đánh giá ông là người hoàn thiện có một không hai trong lịch sử, là viên ngọc sáng không tỳ vết.

Vậy vì sao lịch sử đánh giá ông là con người hoàn thiện? Là viên ngọc đẹp không tỳ vết? Điều mà khó có ai đạt được.

Không nghe lời Phạm Lãi, Câu Tiễn thua trận phải đầu hàng

Phạm Lãi sinh năm 525 TCN ở Uyển Thành của nước Sở trong thời Chiến quốc. Dù gia đình rất nghèo khó, nhưng Phạm Lãi lại cực lỳ thông minh. Ông học tiếp thu rất nhanh, nổi tiếng là thần đồng, lớn lên là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, thông kim bác cổ, thông hiểu binh pháp, binh pháp kinh luân đều thao lược siêu quần, kinh tế chính trị đều tinh thông tường tận.

Năm Phạm Lãi 20 tuổi thì tài năng đã vang xa, huyện lệnh  Uyển Thành là Văn Chủng ngưỡng mộ đã tìm đến gặp ông, chí lớn gặp nhau. Hai người cùng bình luận chuyện thiên hạ và thấy rằng Sở Bình Vương u mê, phò tá người này sẽ không thi triển tài năng được. Lại nghe nói Vua nước Việt là Câu Tiễn muốn dựng bá nghiệp đang cầu hiền tài, hai người cùng quyết định phò tá cho Việt vương Câu Tiễn.

Gặp Câu Tiễn, Phạm Lãi ra kế sách trước tiên cần xây dựng kinh tế vững vàng cùng binh lực hùng mạnh. Tuy nhiên Câu Tiễn nghe tin Ngô vương Phù Sai ngày để luyện tâp binh sĩ chuẩn bị đánh nước Việt thì quyết định đưa quân tiến đánh nước Ngô trước mà không nghe theo lời can ngăn của Phạm Lãi.

Kết quả Câu Tiễn bị quân Ngô đánh cho thua tơi tả, Câu Tiễn cùng 5.000 tàn binh đến núi Cối Kê. Ngô vương Phù Sai đưa quân đến vây chặt Cối Kê khiến Câu Tiễn không còn đường thoát.

Việt Vương Câu Tiễn. (Tranh: Wikipedia, Public Domain)

Việt Vương Câu Tiễn. (Tranh: Wikipedia, Public Domain)

Bấy giờ Phạm Lãi hiến kế nói rằng: Chỉ có hai cách, hoặc là cùng 5.000 binh sĩ đánh đến khi tử trận hết nơi chiến địa, hoặc là “giữ được rừng thì không lo sau này không có củi đốt” chọn cách đầu hàng chờ cơ hội. Câu Tiễn chọn cách thứ hai, đầu hàng chịu làm nô lệ cho Ngô vương Phù Sai, nếm gai nằm mật chờ phục hận.

Giúp nước Việt hùng mạnh đánh bại nước Ngô, hùng bá thiên hạ

Trong khi đó Phạm Lãi tìm cách thúc đẩy kinh tế nước Việt ngày càng mạnh. Trước khi Câu Tiễn sang Ngô làm nô lệ, Văn Chủng đã dâng lên 7 kế, trong đó có cả “mỹ nhân kế”, ông tìm rồi tiến cống Tây Thi, Trịnh Đán cùng các mỹ nữ khác  nhằm làm mê hoặc Ngô vương loại bỏ các trụ cột quan trọng của nước Ngô trong đó có Ngũ Tử Tư.

Sau 3 năm, Câu Tiên về nước, chỉ 3 năm ấy Phạm Lãi đã xây dựng một nước Việt giàu mạnh, lương thực quân nhu dồi dào. Tuy nhiên quân Việt vừa bị thất trận nên chưa thể hồi phục như trước. Phạm Lãi tiếp tục xây dựng thao luyện quân đội ngày càng hùng mạnh.

Khi thấy binh lực nước Việt hùng mạnh rồi, Phạm Lãi mới để Câu Tiễn xuất quân tiến đánh nước Ngô rửa hận. Quân Ngô không sao chống nổi sức mạnh của quân Việt và phải chịu thảm bại. Ngô vương Phù Sai phải tự sát.

Diệt được nước Ngô, Câu Tiễn cho họp các chư hầu ở Từ Châu. Vua Chu Nguyên Vương phong cho Câu Tiển làm bá chủ chư hầu. Các nướ chư hầu đều gọi Câu Tiễn là Bá Vương.

Lập công đầu nhưng từ bỏ vinh hoa phú quý, tay trắng ra đi

Lúc này hẳn nhiên Phạm Lãi và Văn Chủng là những công thần có công to nhất phải được hưởng vinh hoa phú quý. Thế nhưng Phạm Lãi cùng gia đình rời khỏi nước Việt, tay trắng ra đi mà không cần bất kỳ sự ban thưởng nào, từ đầu ông đã thấy rõ Câu Tiễn chỉ có thể phò tá khi sự nghiệp chưa thành, khi sự ghiệp đã thành thì không chung hưởng vinh hoa phú quý, ông phò tá cho Câu Tiễn cũng không phải vì danh lợi.

Theo “sử ký” trước khi đi Phạm Lãi đã gửi cho Văn Chủng bức thư: “Phi điểu tận, lương cung tàng. Giảo thố tử, tẩu cẩu phanh. Việt vương vi nhân trường cảnh điểu uế, khả dữ cộng hoạn nạn, bất khả dữ cộng lạc. Tử hà bất khứ?” (Dịch nghĩa: Chim bay mất hết, cung tốt được cất đi. Thỏ khôn chết, chó săn bị nấu. Việt vương là người cao cổ, miệng chim, chỉ có chung hoạn nạn mà không thể chung vui. Thầy sao còn chưa lui về?)

Văn Chủng xem thư thì bàng hoàng, ông vốn tin Phạm Lãi. Thế nhưng Văn Chủng không phải là người có được trí huệ sáng suốt như Phạm Lãi, còn muốn được hưởng vinh hoa phú quý nên không muốn rời đi. Kết quả quả sau đó Văn Chủng bị Câu Tiễn ban cho cái chết. Từ đó “điểu tận cung tàng” trở thành một thành ngữ thông dụng.

Trượng nghĩa, chân thành, thiện đãi người khác mà làm nên, phú đến cực điểm

Phạm Lãi bí mật đưa cả gia đình đến nước Tề mai danh ẩn tích, đổi cả tên họ thành Si Di Tử Bì. Từ đó tay trắng xây dựng cơ đồ, ông cùng con trai khai hoang, kinh doanh bên bờ biển.

Tuy nhiên gia đình ông tay trắng ra đi nên buổi đầu kinh doanh gặp khó khăn xoay vòng vốn, liền phải tìm vay một phú ông 10 vạn tiền, đây là số tiền rất lớn vào lúc đó.

(Tranh minh họa tổng hợp: Wikipedia, Public Domain)

(Tranh minh họa tổng hợp: Wikipedia, Public Domain)

Một năm sau phú ông đến đòi nợ, trên đường đi vô ý để rơi gói hàng có giấy nợ và lộ phí xuống sông. Phú ông đến đòi nợ nhưng lại không có giấy nợ, nếu gặp kẻ gian không trả nợ, có đi kiện cũng không thể xử được. Thế nhưng Phạm Lãi vui vẻ trả hết số nợ và lãi, lại còn tăng thêm cho phú ông lộ phí trở về.

Lòng nhân từ trượng nghĩa của Phạm Lãi lan khắp nơi, nhều người khó khăn tìm đến và ông đều tận tình giúp đỡ. Nhờ kinh doanh chân thật, lại sẵn lòng giúp người gặp khó, dần dần gia đình ngày càng giàu có, gia sản có đến hàng nghìn lạng vàng, phú đến cực điểm.

Lúc này Phạm Lãi lại cho rằng không lành, vì theo quan niệm truyền thống thì “doanh cực tắc khuy”, nghĩa là hễ đạt đến cực điểm thì phải đi về hướng suy bại.

Phú đến tột đỉnh, Phạm Lãi lại đem hết tài sản phân phát cho dân chúng, lần thứ hai lại cùng gia đình tay trắng rời khởi nước Tề.

Trần Hưng

Theo trithucvn.org

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc