Home » Chia sẻ, Khoa học » Hố thiên thạch 5000 năm ở Ai Cập

Các nhà khoa học cho biết, trên trái đất chỉ có khoảng 176 hố thiên thạch được phát hiện. Nhưng hố thiên thạch có tên là Kamil, ở Ai Cập này là hố thiên thạch được bảo tồn tốt nhất từ trước đến nay.

Hố thiên thạch Kamil vừa được phát hiện.

Hố thiên thạch tuyệt đẹp này nằm trong khu vực hẻo lánh của sa mạc Sahara.

Vào năm 2008, ông Vincenzo de Michele, cựu phụ trách bảo tàng Museo Civico thuộc Storia Naturale, ở Milan, Italy đã phát hiện ra Kamil trên Google Earth, nhưng nghĩ rằng đó là một miệng núi lửa.

Hố thiên thạch Kamil rộng khoảng 45m, sâu 16m. Theo ước tính của các nhà khoa học, khối thiên thạch tạo nên Kamil dài khoảng 1,3m, nặng từ 5 đến 10 tấn và có thể đã va chạm với trái đất ở vận tốc 3,5 km/giây, cách đây khoảng 5.000 năm trước. Các nhà nghiên cứu đã thu thập được khoảng 5.000 mảnh thiên thạch sắt (nặng 1,7 tấn) ở khu vực xung quanh miệng hố.

Không giống những hố thiên thạch khác, Kamil trông rất gọn và đẹp, các nhà khoa học khẳng định rằng có gì đó rất không bình thường ở hố thiên thạch này.

Việc phát hiện hố thiên thạch này đã được đăng tải rộng rãi trên các tạp chí khoa học gần đây. Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng việc phát hiện này sẽ giúp họ tìm hiểu kỹ hơn về các tác động của những thiên thạch nhỏ khi chúng va chạm với trái đất.

(theo zing, vietsoh.com)

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc