Home » Bí ẩn thế giới, Khoa học, Tiêu biểu sideshow » Những hoá thạch mới đã hé lộ một thế giới đầy cá sấu
Washington – Những hoá thạch mới được khai quật tại nơi mà ngày nay là sa mạc Sahara đã hé lộ rằng thế giới đầm lầy đã từng phân chia cá sấu thành sáu loài cá sấu hiếm và có thể rất thông minh, các nhà nghiên cứu cho biết vào hôm thứ Năm.

Những nhà cổ sinh vật học người Pháp tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Paris, Philippe Taquet và France de Lapparent de Broin trưng bày một mô hình ‘thống soái Sarcosuchus’, sinh vật từng sống cách đây 110 triệu năm. (Samuel Martin/AFP/Getty Images)

Các nhà nghiên cứu đã đặt cho một số loại cá sấu những cái tên nghe rất hung tợn – BoarCroc (cá sấu lợn lòi), RatCroc (cá sấu chuột), DogCroc (cá sấu chó), DuckCroc (cá sấu vịt) và PancakeCroc (cá sấu bánh bông lan) – Nhưng phải nói rằng những phát hiện của họ đã giúp con người hiểu biết về loài cá sấu đã sống như thế nào trong quá khứ và dạng thức sinh tồn thành công của chúng.

Loài cá sấu này đã sống trong Kỷ phấn trắng cách đây 65 tới 145 triệu năm về trước, khi các lục địa còn gần nhau và khí hậu trái đất ấm hơn, ẩm ướt hơn bây giờ.

Nhà cổ sinh vật học Hans Larson thuộc trường Đại học McGill, Montreal đã tham gia vào cuộc nghiên cứu. Ông nói: “Chúng tôi thực sự bất ngờ khi phát hiện các hoá thạch của nhiều loại các sấu đã từng sống trong cùng thời kỳ tại cùng một địa điểm.”

“Mỗi loại cá sấu có chế độ ăn và hành vi khác nhau. Dường như chúng phân chia nhau từng khu vực trong hệ sinh thái để sinh sống, và mỗi loài đều biết cách tận dụng các lợi thế của riêng chúng”.

Với sự tài trợ của tờ National Geographic, hai ông Larson và Paul Sereno thuộc trường Đại học Chicago đã tiến hành nghiên cứu hàm, răng và một vài mảnh xương của các loài cá sấu mà họ tìm thấy. Họ cũng tiến hành chụp cắt lớp – một phương pháp sử dụng X-quang và máy vi tính – để quan sát bên trong hộp sọ.

Hai loài cá sấu là DogCroc và DuckCroc có bộ não khác với các loài cá sấu hiện nay.

Trong một tuyên bố của mình, ông Larson nói: “Những loài cá sấu này có các chức năng não hơi phức tạp hơn cá sấu ngày nay vì hoạt động săn mồi thường xuyên trên cạn đòi hỏi nhiều năng lượng cho bộ não hơn là chỉ chờ con mồi đến gần để tấn công.”

Loài RatCroc là một loài mới, tên khoa học là Araripesuchus rattoides, đã được tìm thấy ở Ma-rốc và thường dùng răng hàm dưới như răng hươu để bới tìm thức ăn.

Loài PancakeCroc, tên khoa học là Laganosuchus thaumastos, dài tới 20 feet với cái đầu to và dẹt.

Loài DuckCroc trong hoá thạch mới được tìm thấy ở Niger đã được biết đến trước đây với cái tên Anatosuchus minor. Loài này thường dùng cái mõm rộng để ăn ấu trùng và ếch.

Loài BoarCroc thì dữ tợn hơn, cũng có chiều dài 20 feet nhưng lại chạy ở tư thế đứng và có bộ hàm với ba cặp răng sắc như dao để cắn con mồi.

Một số loài cũng đứng thẳng, đi bằng hai chân như động vật có vú trên cạn thay vì bò sang hai bên với bụng chạm mặt đất.

“Khả năng mạnh mẽ của loài lưỡng cư này trong quá khứ là chìa khoá để chúng ta hiểu thêm về sự phát triển mạnh của cá sấu và cách mà chúng sống sót qua thời kỳ khủng long,” ông Sereno viết trong một bài khác cho tờ National Geographic.

Theo Vietsoh


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc