Home » Kinh doanh » Kinh tế Châu Á trước thềm năm mới âm lịch
Theo lịch của Trung Quốc thì năm 2011 âm lịch sắp đến là năm con Thỏ, biểu tượng cho tính thận trọng và tài ngoại giao. Liệu điều này có giúp gì cho các ngành nghề kinh doanh và nền kinh tế nói chung tại Châu Á sau những biến động trong năm 2010 ?

[title]

Người dân Trung Quốc đón mừng năm mới tại Sydney, Úc. (Dan Peled – AAP Photo)

Không khí rộn ràng đón năm mới

Người dân ở một số nước Châu Á đang rộn ràng chuẩn bị đón năm mới. Tuy còn 4 ngày nữa mới đến Tết âm lịch nhưng các chuyến bay quốc tế ở khắp Châu Á hiện nay đều đã được đặt kín chỗ. Người ta bắt đầu nhìn thấy những lồng đèn đỏ lớn nhất thế giới treo dọc hai bên đường phố Bắc Kinh.

Trong những ngày tới tại các nước Châu Á sẽ có hàng triệu người về quê nhà họp mặt cuối năm để ăn Tết âm lịch. Chỉ riêng ở Trung Quốc, chính quyền nước này ước tính sẽ có tới 230 triệu người đi lại bằng tàu hỏa trong dịp năm mới.

Tại Hàn Quốc, các chuyến bay quốc tế đi Đông Nam Á và các tỉnh phía Nam Trung Quốc cùng những vùng xa hơn hiện không còn chỗ trống do số người đi du lịch nhân dịp tết đến xuân về trong năm nay đông nhất so với 7 năm qua. Cũng tại nhiều nước khác ở Châu Á, từ Đài Loan cho tới Jakarta, Indonesia, đây cũng là thời điểm mà hàng năm các hãng kinh doanh, sản xuất tạm đóng cửa và ngưng trao đổi buôn bán.

Ở Úc, những hoạt động đón Tết của các cộng đồng người Úc gốc Châu Á làm nhịp sống nơi này sôi động hẳn lên.

Tình hình kinh tế Châu Á

Ông Richard Martin, Tổng giám đốc tập đoàn IMA Asia, cho biết các nước Châu Á đang hướng đến năm mới với nhiều niềm tin và nỗ lực hơn năm 2010 vừa qua.

“Nhiều người trước đây tỏ ra rất thận trọng trong lĩnh vực tài chính và đầu tư do tình hình kinh tế không mấy khả quan trong năm vừa qua. Hiện nay họ cần phải mở rộng tầm nhìn và nhanh chóng chớp lấy những thời cơ thuận lợi cho việc đầu tư”, ông Richard nói.

Tuy nhiên, chính quyền một số nước Châu Á vẫn đang vất vả đương đầu với nạn lạm phát và đến nay vẫn chưa đưa ra được hướng đi và đường lối hiệu quả nhằm đẩy lùi lạm phát. Ông Richard dẫn chứng 3 trong 14 thị trường lớn tại Châu Á đã và đang tỏ ra yếu kém trong quản lý dẫn đến nợ công chồng chất, bao gồm Ấn Độ, Việt Nam và Nhật Bản.

Điều bất ngờ là Nhật Bản lại nằm trong danh sách các nền kinh tế bị thâm hụt ngân sách nặng trong năm 2010 này. Lý giải cho điều này, ông Richard đề cập đến tình hình chính trị tại Nhật Bản trong năm qua. Những bất ổn, bế tắc trong chính trị và chia rẽ trong nội bộ các đảng có thể nói đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế nước này. Cho đến nay, cả hai đảng lớn nhất tại Nhật là Đảng Dân chủ Tự do và Đảng Dân chủ Nhật Bản đều chưa đưa ra được biện pháp nào để giải quyết món nợ công chồng chất với hơn 10.000 tỉ USD (gấp đôi GDP năm 2009). Thế nên trách nhiệm của Thủ tướng Naoto Kan đối với nước Nhật trong năm mới vô cùng nặng nề.

Ngoại trừ 3 nước vừa đề cập, tại những nước khác, tình hinh kinh tế và quản lý nhà nước đều có những dấu hiệu khả quan trong giai đoạn đầu năm 2011.

Phillipines là điển hình của một nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất tại Đông Nam Á sau cuộc khủng hoảng năm 1997. Đây cũng là lần đầu tiên sau 12 năm Phillipines thông qua dự thảo ngân sách đúng thời hạn.

Trung Quốc hy vọng sẽ đưa ra các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế nhằm tạo thế cân bằng giữa tổng đầu tư trong và ngoài nước. Trong đó, trọng tâm sẽ là giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa quá trình tăng trưởng ’nóng’ của nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu kinh tế và kiểm soát lạm phát theo hướng tích cực và ổn định. Tuy nhiên Trung Quốc vẫn lo ngại về nguy cơ vỡ ‘quả bong bóng trong lĩnh vực bất động sản’ ở nước này.

Trước tình hình Mỹ tiếp tục tạo áp lực với Trung Quốc về tỷ giá đồng nhân dân tệ, các chuyên gia kinh tế kỳ vọng Trung Quốc sẽ để cho nhân dân tệ tăng giá trong năm nay.

Theo bayvut

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc