Home » Bí ẩn thế giới, Khoa học, Tiêu biểu sideshow » Kỳ I: Con người có thể trường sinh bất lão?

Vào năm 2000, Tạp chí Popular Mechanics của Mỹ từng đăng đưa ra tám lĩnh vực khoa học khiến các nhà nghiên cứu đau đầu nhất đồng thời dự đoán loài người ít nhất phải chờ đợi đến đầu thế kỷ XXII mới mong giải quyết được những vấn đề đó.

Đến nay, đã 10 năm trôi qua, hãy cùng nhìn lại những tiến triển của các nhà khoa học trong 8 vấn đề hóc búa nhất của lịch sử nhân loại này.

>> Kỳ II: Sự tồn tại của linh hồn, sự sống?

>> Kỳ III: Có thể phát hiện một vũ trụ khác?

1. Con người có thể trị khỏi ung thư hay không?



Năm 2010 có khoảng 150 nghìn người Mỹ bị chuẩn đoán mắc các căn bệnh ung thư. Một phần ba trong số đó bị các căn bệnh này cướp đi mạng sống. Thói quen ăn uống, hút thuốc cho đến các nhân tố môi trường và phương thức sinh hoạt là những nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh ung thư. Thậm chí, chúng còn nghiêm trọng hơn rất nhiều so với các nguyên nhân di truyền.

Trong 10 năm qua, mặc dù những tiến bộ y học đã giúp tỉ lệ tử vong do các chứng bệnh gây ra giảm đi vài phần trăm, tuy nhiên, một số bệnh ung thư như u ác tính, bệnh máu trắng, ung thư tuyến tụy hay ung thư thận,… tỉ lệ tử vong lại không ngừng tăng lên. Đồng thời, hiệu quả của các phương pháp trị liệu bằng hóa chất, phóng xạ cho đến phẫu thuật đều không mấy lạc quan.

Hiện tại, phương pháp mới nhất nhằm ngăn cản các chứng ung thư phát bệnh là tìm ra cơ chế lây nhiễm của virus. Paul Ewald, chuyên gia tiến hóa sinh vật học thuộc Đại học Louisville cho rằng, đến năm 2050 sẽ có khoảng 95% bệnh nhân ung thư là do lây nhiễm (Con số này hiện này chỉ vào khoảng 15-20%). Các nhà khoa học đã biết rằng, bệnh viêm gan có liên quan đến ung thư gan, các khối u ở đầu vú có thể dẫn tới các căn bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư trực tràng, ung thư tinh hoàn,…

Ewald cho rằng, nếu như virus là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh thì việc xác định hình ảnh của mầm bệnh sẽ giúp con người khắc phục được căn bệnh ung thư. Do virus đã tiến hóa trở thành những gen mục tiêu, tham gia vào quá trình phân chia tế bào đồng thời cưỡng đoạt và chiếm luôn những tế bào này. Bản thân virus vốn không phải là nhân tố tất yếu tạo nên các đột biến, tuy nhiên chính những virus này khiến các tế bào bị suy yếu từ đó dễ dàng tạo nên những đột biến.

Theo cách nói này thì việc sử dụng nhiều vắc-xin, sử dụng hợp lý các chất kháng sinh và nâng cao tiêu chuẩn vệ sinh có thể giảm thiểu tỉ lệ phát sinh các bệnh ung thư. Vào năm 2006, loại vắc-xin Gardasil của virus HPV (human papilloma virus ) được phê chuẩn sản xuất là một bước tiến lớn trong hành trình công phá lô cốt ung thư.

Ewald cho biết: “Cách thức trị liệu an toàn và phòng chống ung thư chính là xác định nguyên nhân lây nhiễm của chúng. Nếu như y học có thể làm được điều gì đó thì đó chính là khống chế sự lây nhiễm”.

2. Con người có thể trường sinh bất lão hay không?



Chúng ta đều biết rằng con người cuối cùng không thể tránh khỏi cái chết. Tuy nhiên, chẳng ai muốn đối diện với sự thực đáng sợ này. Mọi người đều muốn tin rằng, rồi sẽ đến một ngày, con người được trường sinh bất lão như trong những truyền thuyết. Thay vì tìm kiếm suối nước trường xuân, các nhà khoa học cũng không ngừng tìm tòi sự trường sinh trong lĩnh vực khoa học và y học.

Các nhà khoa học đang không ngừng nỗ lực nghiên cứu đặc tính của các hợp chất để tìm kiếm yếu tố có thể kéo dài cuộc sống như resveratrol (được tìm thấy trong vỏ quả nho), rapamycin (được chiết xuất từ tế bào ở Easter Island) và chất protein do gen p21 tạo thành. Các chất protein này có thể ngăn chặn sự hình thành các mảng dạng tinh – bột (amyloid plaques), chất có liên quan đến bệnh Alzheimer và thúc đẩy sự phát triển của các bệnh ung thư. Vào năm 2000, Công ty Kỹ thuật Sinh vật Senex đã tiến hành nghiên cứu một loại thuốc có thể tạo ra các tác dụng ức chế ở một mức độ nào đó.

Ngoai ra, các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tiến hành phân tích một loại enzyme gọi là telomerse có thể làm chậm tốc độ ngắn lại của các telomere (đoạn cuối nhiễm sắc thể) (Telomere là một chuỗi ADN có thể bị thu ngắn lại trong quá trình phân chia tế bào khiến tế bào bị biến dị hoặc chết. Giải Nobel Y dược năm 2009 được trao cho người phát hiện cơ chế hoạt động của telomerse và telomere).

Trong một nghiên cứu được công bố vào tháng 11/2010 trên Tạp chí Nature cho thấy, khi người ta tách telomerse ra khỏi cơ thể con chuột làm thí nghiệm sau đó cấy trở lại thì quá trình này đã tạo nên hiện tượng “cải lão hoàn đồng” cực kỳ ấn tượng ở loài động vật này. Từ phương diện kỹ thuật, nhiều năm trước con người có thể thông qua nhiều phương thức khác nhau để nâng cao lượng telomerse trong cơ thể, tuy nhiên, các phương thức này cho đến nay vẫn chưa nhận được sự đánh giá về mặt lâm sàng.

Đồng thời, có 2 loại hợp chất được thử nghiệm trên cơ thể người đã được đưa vào sử dụng trong năm nay, đó chính là SIRT1 và STACs. Hai hợp chất xúc tác này có thể mô phỏng hiệu ứng hạn chế nhiệt lượng. Những thí nghiệm được tiến hành trên nhiều loài động vật khác nhau đã cho thấy, hiệu ứng này có thể làm chậm tốc độ của quá trình trao đổi chất, kéo dài quá trình lão hóa.

Tuy nhiên, Jay Olshansky, giáo sư dịch tễ học thuộc Đại học Illinois, Chiacago việc đối phó với quá trình lão hóa không thể chỉ đơn giản dựa vào một loại thuốc là có thể thực hiện được. Olshansky nói: “Resveratrol, telomerase hay gen p21,… phần lớn chỉ trượt trên bề mặt của chúng. Trong 10 năm qua, chưa có bất cứ thứ thuốc nào có thể can thiệp và làm chậm lại quá trình lão hóa của con người”. Olshansky tin rằng, gen của những người có tuổi thọ trên 100 có một công dụng đặc biệt đó chính là hạn chế quá trình lão hóa.

“Nghiên cứu những người có tuổi thọ trên 100 ở New England” được coi là dự án chuyên nghiên cứu về những người già cao tuổi lớn nhất trên thế giới. Hiện tại, dự án đã tiến hành nghiên cứu đối với hơn 1600 những người có tuổi thọ trên 100 và con cháu của họ.

Olshansky không tham gia dự án này, tuy nhiên, ông cho rằng: “Chương trình nghiên cứu này hấp dẫn đến như vậy là vì chúng ta vẫn tìm thấy những hiệu quả tích cực từ các hợp chất. Chúng ta mong muốn có thể nhìn thấy trên cơ thể con người những hiện tượng như ở loài chuột, từ đó thực hiện những bước nhảy vọt về mặt lý luận. Nói cách khác là: Bí mật về sự tường sinh bất lão, nếu như nó có thì nó đang đi giữa chúng ta”.

Các nhà khoa học cho rằng, sự trường sinh có thể không thể thực hiện thông qua các phương pháp hóa học hay sinh vật học được mà sẽ được thực hiện thông qua các phương pháp kỹ thuật. Ray Kurzweil, một nhà vị lai chủ nghĩa từng dự đoán, kỹ thuật nano có thể là một trong những phương pháp giúp con người có thể trường sinh. Những thiết bị máy móc được sản xuất trên công nghệ nano có thể thâm nhập vào cơ thể chúng ta và giúp chúng ta chữa trị những bộ phận bị tổn thương và hư hại từ đó kéo dài cuộc sống của những người mắc bệnh.

theo VNN

Chuyên đề: ,

2 ý kiến dành cho “Kỳ I: Con người có thể trường sinh bất lão?”

Ý kiến bạn đọc