Home » Khám Phá, Khoa học » Gấu trúc ưa “chay tịnh” và lười “yêu”

Gấu trúc là một trong những biểu tượng phổ biến nhất, giúp bán chạy mọi mặt hàng, bắt đầu từ các sản phẩm điện tử đến nước giải khát có ga, chocolate và bánh kẹo – chưa nói đến quảng cáo bảo vệ thiên nhiên. Nhờ bản tính nhút nhát bẩm sinh của mình, đã từ lâu gấu trúc được xếp vào nhóm những sinh linh bí ẩn nhất của thế giới. Tại sao, thí dụ, gấu trúc ăn lá trúc, lá tre? Tại sao chúng lại khó sinh sản? Và cho dù tưởng rằng không được chuẩn bị để thích nghi với cuộc sống trên trái đất, gấu trúc vẫn tồn tại lâu như vậy?

Gấu trúc ăn… chay?

Khó nhất có lẽ là trả lời câu hỏi đầu tiên: cớ sao con vật có tổ tiên là loài động vật ăn thịt chuyển sang thực đơn gần như chay tịnh và đặc biệt lại chọn thức ăn nghèo giá trị bổ dưỡng như tre trúc? Gấu trúc buộc phải dùng thời gian trên 12 giờ mỗi ngày để có thể thuần hóa số năng lượng cần thiết cho cơ thể từ tre trúc.

Thêm nữa, gấu trúc khai thác từ tre trúc chút xíu giá trị bổ dưỡng bằng cách thức phi thường: ngón tay thứ sáu được tạo nên từ đoạn xương thừa ở cổ tay giúp nó nắm bắt cây tre và vặt lá tre; nhờ cái đầu to khỏe và hàm răng cực mạnh gấu trúc nghiền nát lớp vỏ cứng, để nhấm nháp phần lõi tre ngon lành; để tiêu hóa thức ăn dị thường gấu trúc được sự giúp sức của các loài vi khuẩn hoạt động cực mạnh ký sinh trong đường ruột. Loài vi khuẩn này hoạt động hiệu quả tới mức: sử dụng chúng các nhà khoa học có thể giảm thiểu 90% trọng lượng chất thải nhà bếp.

d

Con vật có tổ tiên là loài động vật ăn thịt chuyển sang thực đơn gần như chay tịnh

Có chi tiết thú vị: năm 2009, khi đọc bản đồ gien gấu trúc, các chuyên gia di truyền học đã tìm ra gien khuyết tật làm cho loài động vật này trơ lì với mùi vị của thịt – lý do giả thích tại sao gấu trúc không săn lùng con mồi động vật. Tuy nhiên chúng cũng không chê khi có cơ hội.

Những năm 80, trong thời gian khảo sát địa bàn sống của gấu trúc hoang dã ở Trung Quốc, các nhà khoa học đã tình cờ phát hiện trong phân gấu trúc có lông và xương của một loài khỉ nhỏ lông vàng.

Thực chất trong cơ thể gấu trúc vẫn còn đầy đủ tất cả enzym cần thiết để tiêu hóa thịt, thế nên những cơ hội ăn thịt hiếm hoi chắc chắn có ý nghĩa nhất định trong nỗ lực cung cấp cho gấu trúc những hợp chất dinh dưỡng quan trọng không có trong tre trúc. Cũng nhờ đặc điểm này, các nhà khoa học có thể dùng đầu dê và xương lợn làm “thính” để nhử và sau đó bắt sống gấu trúc hoang dã.

Gấu trúc lười “yêu”

Dư luận phổ biến cho rằng gấu trúc là loài động vật lười “yêu”. Tuy nhiên kết luận một chương trình nghiên cứu nhiều năm do các nhà khoa học Trung Quốc thực hiện lại khẳng định: gấu trúc sinh con đẻ cái không hề thua kém đa số loài động vật có vú.

“Tiếng xấu” trong lĩnh vực sinh hoạt thầm kín của gấu trúc gắn liền với chu kỳ sinh sản “không giống ai” – mỗi năm con cái động đực chỉ duy nhất trong một hoặc hai ngày! Tuy nhiên trong những thói quen hiếm hoi ấy gấu trúc cái và đực trúc đã chứng tỏ năng lực tìm kiếm nhau phi thường và chúng làm “chuyện ấy“ hoàn hảo tới mức: ngay cả trong điều kiện môi trường hoang dã, gần như 100% con cái bao giờ cũng có bầu, ngay sau lần giao phối đầu tiên! Và cho dù lúc lọt lòng gấu trúc con chỉ cân nặng trên dưới 100 gam, song nhìn chung tất cả đều dễ trưởng thành.

Bản tin từ… nước tiểu

Chiến lược tái xuất giống nòi cá biệt của gấu trúc phục vụ tuyệt vời sự tồn tại của chúng đã nhiều triệu năm (dài hơn một triệu năm so với lịch sử loài người). Điều bất ngờ nằm ờ chi tiết khứu giác tuyệt vời của gấu trúc chính là bí mật của thành công đó. Kết quả nghiên cứu khẳng định, gấu trúc sử dụng “bảng hương vị” nước tiểu cài cắm khắp khu rừng – thân cây đóng vai trò bảng tin địa phương, nơi những cá thể đã đặt chân để lại những thông báo cần thiết.

d

“Bảng tin” càng cao, chủ nhân càng to lớn và có thế lực.

Cuối thập kỷ 90 thế kỷ trước Trung tâm nghiên cứu Gấu trúc ở Wolong TQ từng tiến hành hàng loạt thí nghiệm trên đàn gấu trúc nuôi dưỡng trong trại cố định. Người ta đã bí mật quan sát được cách thức cài cắm thông tin của gấu trúc: chúng bám vào thân cây, đầu chúc xuống dưới mặt đất và… tè. Những danh thiếp hương vị này nói nhiều về chủ nhân, bao gồm thông tín về giới tính, tuổi tác địa vị trong đàn và thậm chí cả bí mật: trong ngày có thể tìm chủ nhân ở đâu.

Cho gấu trúc “đọc” “danh thiếp” trên từng độ cao khác nhau và nhận xét phản ứng của đối tượng, các nhà nghiên cứu xác định được thông tin chủ yếu về thang bậc trong bầy đàn của chủ nhân. “Bảng tin” càng cao, chủ nhân càng to lớn và có thế lực.

Vài nét chân dung gấu trúc

– Gấu trúc là loài động vật có vú thuộc gia đình nhà gấu, dòng thú ăn thịt.
– Là loài động vật bị nguy cơ tiệt chủng đe dọa cao nhất.
– Hiện có khoảng 1600 cá thể sống hoang dã, trong các vườn quốc gia ở Trung Quốc và khoảng 300 cá thể được nuôi dưỡng trong các vườn thú.
– Tuổi thọ trung bình: 20-30 năm.
– Trọng lượng cơ thể: 75-115kg (con cái nhẹ hơn từ 10-20kg).
– Gần như chỉ ăn lá tre và măng tre, trúc.


Theo Tri thức Trẻ/PAP

2 ý kiến dành cho “Gấu trúc ưa “chay tịnh” và lười “yêu””

  1. lamthenao 13/03/2011

    luoi yeu thi cho chung may tiet chung luon.

    Reply
  2. huong dan blog 13/03/2011

    toi thi muon xxx ma khong duoc, may con gau chet tiet, co ma khong biet huong thu

    Reply

Ý kiến bạn đọc