Một Giáo sư nổi tiếng người Anh thông qua tính toán phát hiện được: Đường kính của vũ trụ không gian 6 chiều chỉ là 1 Na-nô-mét (Nm)! Một con số vô cùng bất ngờ, nhưng điều này tương đồng với quan điểm của Phật gia về vũ trụ.
Dựa trên quan sát những ảnh hưởng hấp dẫn rất lạ lùng của vật chất tối, Giáo sư đại học Oxford là ông Joseph Silk đã đưa ra giả thuyết vũ trụ có ít nhất 6 chiều không gian.
Vật chất tối không phát ra hay phản chiếu đủ bức xạ điện từ để có thể quan sát được bằng kính thiên văn hay các thiết bị đo đạc hiện nay, nhưng có thể nhận ra nó từ những ảnh hưởng hấp dẫn của nó đối với chất rắn và các vật thể khác trong vũ trụ.
Qua những quan trắc thiên văn gần đây đã cho thấy vật chất tối chiếm ít nhất 85% vũ trụ của chúng ta, hiện nay vẫn chưa biết được vật chất tối được cấu thành nên từ những hạt cơ bản nào.
Rất nhiều người sẽ hỏi: “Trong lý thuyết dây đề cập đến khả năng tồn tại không gian đa chiều. Nhưng, tại sao chúng ta lại không thể cảm nhận được sự tồn tại của chiều không gian khác?”. Các nhà khoa học cho rằng, bởi vì những chiều này bị cuộn lại, bị cuộn lại rất chặt, cuộn lại thành vô cùng bé, vì thế chúng ta không thể nào nhìn thấy được, cũng không thể nào tiến nhập vào được.
Lý thuyết dây của Einstein và thuyết lượng tử, với mục đích thống nhất tất cả các hạt cơ bản cùng các lực cơ bản của tự nhiên, ngay cả lực hấp dẫn. Các nhà vật lý lý thuyết hiện đại đặt nhiều hy vọng vào lý thuyết này vì nó có thể giải quyết được những câu hỏi như tính đối xứng của tự nhiên, hiệu ứng lượng tử tại các lỗ đen (black hole), cũng như tại các điểm kỳ dị, sự tồn tại và phá vỡ siêu đối xứng… Nó đồng thời cũng mở ra những tia sáng mới cho cơ học lượng tử, không gian và thời gian…
Các chiều không gian cuộn xoắn lại sẽ không gây ra ảnh hưởng đến điện từ và độ mạnh yếu và những lực cơ bản. Mà thuyết tương đối cho chúng ta biết nguồn gốc trọng lực là từ tính chất nguồn bản thân thời không, vì thế nếu các chiều không khác không bị cuộn lại thì trọng lực sẽ hoàn toàn khác với trọng lực chúng ta đang biết trong khái niệm không gian 4 chiều hiện nay (không gian 3 chiều + 1 chiều thời gian).
Giáo sư Joseph Silk quan sát sự ảnh hưởng của vật chất tối đối với thiên hà lớn nhỏ khác nhau là khác nhau, ông cho rằng sử dụng trọng lực đa chiều có thể giải thích được những biểu hiện khác nhau tương ứng với các thiên hà khác nhau của vật chất tối. Nhóm nghiên cứu của giáo sư Joseph Silk cho rằng kết quả quan sát thiên văn về chất tối, là những số liệu rất quan trọng chứng minh cho giả thuyết không gian đa chiều.
Kích thước vũ trụ không gian 6 chiều?
Giáo sư Silk qua tính toán đã phát hiện: Đường kính của vũ trụ không gian 6 chiều chỉ là 1 na-nô-mét!
Một con số vô cùng bất ngờ, nhưng điều này tương đồng với quan điểm của Phật gia về vũ trụ, trong kinh Phật có đoạn viết: “một hạt cát, một thế giới, một chiếc lá là một cõi Phật” (trong hạt cát cũng có thế giới, trong chiếc lá cũng có thế giới của Phật).
Phật gia giảng rằng Phật Pháp là siêu việt so với nhận thức của khoa học, theo đó nghiên cứu ở trên phần nào cho thấy điều này có thể không phải là điều gì đó hoang đường.
Lê Hiếu dịch từ Soundofhope
Theo tinhhoa.net
Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!