Home » Thời nay, Văn hóa » Quê hương cổ xưa của bóng đá là Trung Quốc?
Nhiều sử gia, và thậm chí là cả FIFA, tin rằng cội nguồn của môn thể thao phổ biến nhất trên thế giới – bóng đá – thực ra bắt nguồn từ mảnh đất phương đông.

Nó được gọi là Cuju.

Các cầu thủ đá đi đá lại một quả bóng nhỏ hơn cái được sử dụng ngày nay. Nó được cho là được làm từ bọng đái của động vật, lông vũ, tre và vải.

Một số người Trung Quốc tin rằng Hoàng Đế đã phát minh ra trò chơi này để huấn huyện binh sĩ. Nhưng hầu hết người ta tin là nó xuất hiện trong thời Chiến Quốc tại Trung Quốc, khoảng 2.500 năm trước đây.

Trò chơi sau đó trở nên phổ biến trong Hoàng tộc, và các tầng lớp trên của xã hội 200 sau, trong thời nhà Hán.

Những người say mê Trung Quốc tại Bắc Kinh đang giữ gìn truyền thống cổ đại này.

Các du khách hòa vào những người dân địa phương, mặc Hán phục truyền thống, thứ có thể từng được mặc trong thời kỳ cực thịnh của môn thể thao.

[Anna, du khách người Nga]:
“Đây là lần đầu tiên tôi mặc Hán phục truyền thống, và tôi rất thích nó. Những bộ quần áo này thật đẹp. Tôi thích xem bóng đá, nhưng đây là lần đầu tiên tôi chơi nó. Nó thật thú vị.”

Luật chơi của Cuju khá khác với bóng đá hiện đại. Khung thành không phải bằng lưới, mà bằng một cái vòng to được treo trên cây.

Mặc dù bóng đá đã được sửa đổi và đưa ra các luật chơi tại Anh trong thế kỷ 18, nhiều người Trung Quốc đang bị thuyết phục rằng đất nước họ mới là quê hương thực sự của trò chơi.

[Huang Xufei, sinh viên đại học]:
“Nó đã được chơi trong hàng ngàn năm rồi. Người Trung Quốc đã chơi bóng đá trong rất nhiều năm. Tôi thích xem Cúp C1 Châu Âu, nhưng thứ bóng đá của họ mới chỉ có khoảng vài trăm năm thôi. Tôi rất tự hào rằng bóng đá là khởi nguồn từ Trung Quốc.”

Trên website chính thức của mình, FIFA mô tả Cuju là hình thức sớm nhất của môn chơi, xác nhận rằng bóng đá thực sự bắt nguồn từ Trung Quốc.

Theo NTDTV

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc