Home » Sức khỏe » Tập thể dục để phòng chống bệnh

tap-the-duc-4Bác sĩ y khoa David Geier, Giám đốc về thuốc tây dùng trong thể thao của Đại học y khoa South Carolina (Mỹ), cho biết luyện tập thể dục là một hoạt động có lợi giúp phòng chống nhiều căn bệnh.

Đặc biệt, nếu biết cách chọn loại môn thể dục thích hợp cho từng bệnh sẽ càng tận dụng được hiệu quả tối ưu mà nó mang lại. Sau đây là một số lời khuyên:

1. Viêm khớp: bơi

tap-the-duc-1

Vận động sẽ giúp các khớp bị đau bớt đau đớn hơn, nhưng sẽ rất vất vả khi mới bắt đầu tập luyện. Vận động dưới nước sẽ thoải mái hơn trên cạn. Vì nước giúp tăng sức chịu đựng lên gấp 12 lần so với không khí, do đó khi bạn căng cơ sẽ không gây sức nén lên các khớp này. Một số cách tập có tính gồng sức nhằm tăng sự thử thách thay vì đi hoặc chạy bộ sẽ ảnh hưởng đến khớp. Nên dời việc luyện tập vào thời gian sau đó trong ngày nếu cảm thấy đau các khớp khi thức dậy. Cần nhớ làm ấm cơ thể trước khi xuống nước và nên bắt đầu tập luyện một cách chậm rãi. Bên cạnh đó cũng đừng quên ngừng lại nếu sau 2 tiếng luyện tập mà vẫn còn đau.

2. Nhức đầu: thở nhẹ nhàng

tap-the-duc-2

Karilee H. Shames, chuyên gia lâm sàng về chăm sóc thần kinh và toàn diện (Mỹ), cho biết khi nhức đầu nên dành vài phút ở những nơi yên tĩnh để thư giãn kèm theo việc hít thở thật sâu từ từ. Đó là cách tốt nhất giúp giảm cơn nhức đầu. Còn theo bác sĩ chuyên khoa Naheed Ali, thành viên của Viện công nghệ Pennisylvania (Mỹ), đi bộ cũng là một phương pháp lý tưởng. Nó giúp cơ thể được thả lỏng, làm cho việc tuần hoàn máu tốt hơn và lưu thông đến khắp nơi trong cơ thể bao gồm cả não.

3. Loãng xương

tap-the-duc-3

Các bài tập luyện về tăng sức bền sẽ giúp kích thích sự phát triển của xương. Theo bác sĩ Geier, cách tập nào cũng tốt nhưng nên tập trung vào luyện sức bền như nâng tạ chẳng hạn. Dù chỉ đi bộ nhưng có sức bền kém cũng sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe. Nhưng Mark Nutting, huấn luyện viên cá nhân NSCA (Liên hiệp quốc gia về sự điều hòa và sức bền) của Mỹ năm 2009, cho biết những bài tập với nhiều khớp xương như đứng lên ngồi xuống chỉ ảnh hưởng lên những xương liên quan đến di chuyển. Vì vậy, những bài tập tăng cường cho chân, hông và xương sống không có lợi cho cổ tay. Để tăng cường sức bền cho toàn bộ cơ thể nên tập trung luyện tập những nhóm cơ lớn. Các bài tập như đứng lên ngồi xuống hay hít xà giúp tăng cường các xương bị yếu do loãng xương.

4. Trầm cảm

tap-the-duc-4

Theo bác sĩ Ali, các bài tập nhẹ nhàng như tham gia vào lớp học chạy sẽ giúp chống lại trầm cảm rất hiệu quả. Ngoài ra, việc có nhiều người xung quanh cũng giúp tinh thần bạn phấn chấn hơn khi ở một mình- tình trạng dễ bị trầm cảm. Tham gia vào một lớp thể dục nào đó như chạy hay đi bộ đều mang lại nhiều lợi ích cả về mặt tâm lý lẫn thể chất, giúp tinh thần thoải mái hơn với những tương tác xã hội. Theo nghiên cứu thì sau khi chạy một quãng đường dài, người ta thường có trạng thái sảng khoái. Bác sĩ Geier cũng cho biết các bài tập về tim mạch sẽ giúp sản sinh ra những chất hóa học thần kinh làm cho cơ thể thấy phấn chấn hơn.

5. Mãn kinh

tap-the-duc-5

Những bài tập như nâng tạ và bài tập về tim mạch sẽ giúp bạn tránh được việc tăng cân trong thời kỳ mãn kinh. Việc thay đổi hóc môn và giảm khá nhiều cơ làm cho việc giảm cân trong giai đoạn này trở nên rất khó, và nó tích tụ lên vùng bụng. Nâng tạ giúp tăng lượng cơ và giữ cho cơ chế trao đổi chất luôn hoạt động mạnh mẽ. Luyện tập sức bền khoảng 2 – 3 lần một tuần có thể làm xương trở nên khỏe mạnh hơn và tránh được nguy cơ loãng xương sau khi mãn kinh. Đi bộ, bơi, đạp xe đạp cùng một số hoạt động tim mạch khác khoảng 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần cũng sẽ có những lợi ích tương tự.

6. Những cơn đau kinh niên

tap-the-duc-6

Khi mắc phải những cơn đau này, sẽ khó để có thể thúc đẩy mình tham gia việc tập thể dục. Không như đau khớp, nó có nhiều triệu chứng khác nhau từ ngày này sang ngày khác và những cơn đau này sẽ ảnh hưởng lên các cơ khác nhau trong cơ thể. Bác sĩ Geier cho biết, những bài tập có tác dụng với người này nhưng có thể không có tác dụng với người khác. Nên đảm bảo là toàn thân phải được làm ấm, bắt đầu nhẹ nhàng và sử dụng khoảng nghỉ giải lao dài. Nếu hoạt động quá sức sẽ mất thời gian rất lâu để hồi phục lại. Cố gắng thử nhiều hoạt động khác nhau như đi bộ, bơi lội hay đạp xe. Nên bắt đầu một cách chậm rãi, dần dần cũng như cần phải kiên trì.

Nguồn PNO


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc