Home » Tiêu biểu sideshow, Xã hội » Bất lực trước khoai tây, dâu tây “giả” của Trung Quốc

“Chúng tôi vẫn biết rõ đó là hàng có xuất xứ từ Trung Quốc, nhưng khổ nỗi khi kiểm tra họ vẫn có giấy phép nhập khẩu do Bộ Công thương cấp. Trong khi đó, các loại rau, củ, quả của Đà Lạt lại đang trong quá trình xây dựng thương hiệu nên không thể có cơ sở pháp lý để bảo vệ khi bị xâm hại” – ông Nguyễn Đức Cứ, Phó phòng Kinh tế TP Đà Lạt cho biết.

Cũng theo ông Cứ, khi các cơ quan chức năng địa phương tiến hành kiểm tra các đầu mối chuyên kinh doanh khoai tây, dâu tây tại Đà Lạt thì các cơ sơ này vẫn trình đầy đủ giấy tờ chứng minh xuất xứ nguồn gốc, hóa đơn mua bán từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, khi đưa thị trường tiêu thụ, một số đầu mối kinh doanh khoai tây có xuất xứ từ Trung Quốc đem trộn với đất đỏ Đà Lạt để đánh lừa người tiêu dùng.

Mô tả ảnh.
Đất đỏ là “chiêu” để biến khoai tây Trung Quốc thành khoai tây Đà Lạt

Mặc dù biết rất rõ điều đó nhưng do các loại nông sản của Đà Lạt vẫn chưa xây dựng xong thương hiệu, chưa được gắn tem, mác cũng như xây dựng cơ sở pháp lý để khi xảy ra tranh chấp có thể nhờ sự can thiệp của pháp luật.

Theo phòng Kinh tế TP Đà Lạt, nhanh nhất cũng phải đến tháng 9/2011 này các quy định về quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận rau Đà Lạt mới được hoàn thành.

Khi quy định này được áp dụng, không riêng gì các mặt hàng nông sản của Trung Quốc đội lốt nông sản Đà Lạt bị xử phạt mà ngay cả các loại nông sản khác ở nước ta không có xuất xứ tại Đà Lạt nếu vi phạm cũng bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Khi nông sản Trung Quốc tràn vào đội lốt nông sản Đà Lạt thì chịu thiệt không chỉ là tiêu dùng mà còn ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ tới nông dân 
Khi nông sản Trung Quốc tràn vào đội lốt nông sản Đà Lạt thì chịu thiệt không chỉ là người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới nông dân

Những năm qua, hàng loại mặt hàng nông sản có xuất xứ từ Trung Quốc như khoai tây, dâu tây, mơ cay, đào sữa, ô lưu, đào giòn, mận, cà, ớt, na… được nhập vào nước ta, để đánh lừa người tiêu dùng, nhiều cơ sở buôn bán các loại mặt hàng này liền gắn vào bao bì sản phẩm dòng chữ “Đặc sản Đà Lạt” để bán với giá cao kiếm lời.

Bà Phan Thị An – chi Cục phó chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Lâm Đồng cho biết, chỉ khoảng 10% các loại đặc sản đang bày bán tại chợ Đà Lạt và các khu du lịch tại thành phố này đích thực là sản phẩm có nguồn gốc tại Đà Lạt, 90% các loại đặc sản còn lại là hàng Trung Quốc được gắn mác “Made in DaLat”.

Sự gian lận này không chỉ gây thất thiệt cho người tiêu dùng mà còn làm ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ tới các mặt hàng nông sản của Đà Lạt.

theo bee

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc