Home » Thể thao, Tiêu Điểm » Biển Đông ’sóng vỗ dồn dập’
Biển Đông vẫn đang là điểm nóng với hàng loạt tin tức mới nhất như Mỹ sẽ tập trận chung với Philippines và Việt Nam; Philippines sẽ ‘tố’ Trung Quốc lên Liên Hiệp Quốc; Trung Quốc đưa tàu tuần tra hiện đại nhất đi qua quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa…

[title]

Khi biển dậy sóng. (ABC)

“Phức tạp và không rõ ràng”

Trong khi đó, hôm nay 17/6 tại Singapore diễn ra cuộc họp bàn về việc phát triển các nguồn tài nguyên ở Biển Đông giữa các nước tuyên bố có chủ quyền trong khu vực này.

Cuộc họp quy tụ các chuyên gia luật quốc tế, đại diện các ngành công nghiệp dầu khí và quan chức các chính phủ.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn với Đài Úc hôm nay 17/6, ông Clive Schofield, Giám đốc Nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia Úc về an ninh và tài nguyên biển (Australian National Centre for Ocean Resources & Security), đồng thời là cố vấn hội nghị đang diễn ra ở Singapore, nhận định một trong những nguyên nhân khiến nhiều quốc gia tuyên bố chủ quyền tại vùng Biển Đông là nguồn tài nguyên dầu khí được xem là rất dồi dào ở khu vực này.

Dự đoán từ một cơ quan dầu khí quốc tế cho rằng vào năm 2020 số lượng dầu mà Trung Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á nhập từ bên ngoài sẽ tăng gấp 4 lần con số hiện nay.

Do vậy, các nước trong khu vực tranh thủ khai thác nguồn dầu hỏa trên Biển Đông âu cũng là điều rất dễ hiểu.

Các sự cố ‘va chạm’ giữa Trung Quốc – Việt Nam và Trung Quốc – Philippines trong hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí giữa vùng biển tranh chấp đã làm tình hình Biển Đông căng thẳng gần đây.

Bên cạnh đó, ông Schofiel cho hay lời tuyên bố chủ quyền của các nước và vùng lãnh thổ liên quan tại Biển Đông “rất phức tạp và nhiều khi không rõ ràng”.

Các nước liên quan đã tuyên bố chủ quyền căn cứ trên các dữ kiện lịch sử (trong đó bao gồm những sự kiện lịch sử diễn ra từ thế kỷ thứ 7) hoặc chủ quyền lãnh hải được tính từ vùng duyên hải của nước họ theo luật quốc tế.

Tấm bản đồ gây tranh cãi của Trung Quốc

Trung Quốc công bố chủ quyền trên Biển Đông một phần dựa trên tấm bản đồ do Cộng Hòa Trung Hoa, tức Đài Loan, thiết lập hồi năm 1947.

Theo ông Schofield, bản đồ này có những chi tiết khiến người ta “không hiểu rõ là bản đồ này có ý nghĩa như thế nào”.

Bản đồ vừa đề cập được nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, tức Trung Quốc ngày nay chuẩn nhận vào năm 1950. Bản đồ này có ghi những đường chấm, quen gọi là ‘chín khúc’, phủ trùm hầu hết vùng Biển Đông.

Tuy nhiên theo lời ông Schofield, người ta không rõ khi công bố bản đồ với đường ‘chín khúc’, Trung Quốc muốn xác nhận chủ quyền dựa trên các dữ kiện lịch sử, chủ quyền trên phương diện hàng hải hay tuyên bố chủ quyền lãnh thổ bao gồm toàn thể các đảo trong khu vực này?

Những đường chấm ‘chín khúc’ trên bản đồ của Trung Quốc nằm rất sát vùng bờ biển của các quốc gia khác như Việt Nam, Malaysia và Philippines.

Nới rộng lãnh hải

Trong hai năm trở lại đây, nhiều nước có tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông đã đưa ra tuyên bố nới rộng vùng duyên hải bên ngoài phạm vi 200 hải lý tính từ duyên hải nước mình.

Trung Quốc đã phản đối các tuyên bố của Việt Nam và Malaysia. Đồng thời Bắc Kinh đã gởi cho Liên Hiệp Quốc bản sao vùng bản đồ có các chấm ‘chín khúc’ trên vùng Biển Đông.

Tuy nhiên cho đến nay người ta vẫn không biết rõ là Trung Quốc muốn tuyên bố chủ quyền ở những nơi nào. Đây là vấn đề thực sự gây khó khăn và làm sự việc không tiến triển thuận lợi.

Tình hình càng trở nên phức tạp khi các quốc gia có tranh chấp nơi Biển Đông bắt đầu có những va chạm trên biển, sau đó là những lời lẽ phản đối, quy trách nhiệm lẫn nhau.

Các nước này, dù âm thầm hoặc công khai, đều buộc phải tăng cường sức mạnh quân sự để bảo vệ quyền lợi quốc gia khi cần thiết mặc dù bên nào cũng tuyên bố sự tranh chấp phải giải quyết trên cơ sở hòa bình và đối thoại.

Theo bayvut


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc