Home » Thời nay, Tiêu Điểm, Văn hóa » 5 câu chuyện đắng lòng về tật xấu người Việt

Một tiến sỹ vừa kể lại những câu chuyện cho thấy thói xấu của người Việt mà ông trực tiếp  chứng kiến.

Về thói xấu của người Việt, nếu nói rộng ra là yếu tố phi văn hoá trong cộng đồng người Việt. Trong Xã Hội cũng có nhiều thái độ ứng xử khác nhau, nhưng phổ biến nhất là 2 dạng thái độ sau:

Thứ nhất: không thừa nhận, cho rằng đó là cá biệt, nói ra sợ xấu, bạn bè biết, không chơi với mình nữa, nặng tư tưởng “tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại” …” đóng cửa trong nhà bảo nhau”… Quan điểm đó đúng là yêu đất nước, con người Việt Nam thật! Xong đó là cách yêu thụ động, yếm thế …rất có hại.

Thứ hai: thẳng thắn thừa nhận, chỉ rõ những hiện tượng xấu trong văn hoá Việt ..từ đó nhận thức lại, tuyên truyền, giáo dục xây dựng nếp sống văn hoá ứng xử văn minh. Đây là cách yêu dũng cảm, có trách nhiệm đối với đất nước, đối với dân tộc…. Tôi ủng hộ quan điểm thứ hai.

Trong phạm vi nhỏ xin kể cho các bạn nghe về một trong những thói xấu của người Việt mà Tôi là người trong cuộc, câu chuyện theo thứ tự thời gian.

Chuyện thứ nhất: Năm 2002,  tôi có mặt trong một đoàn công tác, được đối tác mời đi làm việc tại Hàn Quốc, khách sạn nơi chúng tôi ở là khách sạn 4 sao nằm ở đông nam thủ đô Seoul và đương đối xa, và lại ở thời điểm đấy, nên Tôi nghĩ chắc không có khách Việt Nam ở đây. Một lần, Tôi và anh bạn đi thang máy đi từ tầng hầm lên tầng 6, nơi phòng chúng tôi ở.

Trong thang máy chỉ có 2 anh em nên chúng tôi nói chuyện thoả mái, khi cầu thang tầng dừng ở tầng 2 có 4 người khách vào thì chúng tôi không nói chuyện nữa và cứ nghĩ họ là người Trung Quốc, trong cầu thang họ nhìn chúng tôi bằng con mắt không mấy thân thiện mặc dù họ biết chúng tôi nói chuyện bằng Việt. 

Lên tầng 5 họ ra khỏi thang và nói chuyện với nhau bằng tiếng….Việt, lúc đó Tôi thực sự ngạc nhiên…nếu Tôi là người vào sau nghe tiếng và biết họ là người Việt thì tôi sẽ hỏi ngay ” ơ xin lỗi, các anh đến đây lâu chưa…..” Tôi cứ nghĩ mãi không biết tại sao?

Chuyện thứ 2: Năm 2004, tôi được cử làm Trưởng đoàn đi công tác Thái Lan, vì đã đi nhiều lần nên tôi dặn anh em rất kỹ, từng chi tiết một: ăn ở, sử dụng thiết bị sinh hoạt…. Khi đến khách sạn thì họ bố trí sẵn tôi và anh bạn phiên dịch ở tầng 2 còn anh em trong đoàn ở tầng 17, chúng tôi lên phòng và chờ nhân viên lễ tân mang đồ lên.

Mệt nên ai cũng nằm nghỉ, phiên dịch cũng kịp thông báo cho mọi người cách sử dụng thiết bị, danh sách phòng và điện thoại… Không thấy tạp vụ mang đồ lên, nên anh bạn phiên dịch gọi xuống lễ tân nhắc chuyển hành lý lên, họ nói chờ chút ít vì đã chuyển… 

Chờ mãi không thấy nên chúng tôi đi ăn cơm ở tầng 21, khi gặp mọi người, không thấy ai nói gì, khi xuống dừng ở tầng 17 để anh em ra …thì thấy đồ của tôi và anh bạn vứt chỏng trơ ờ hành lang ngay trước cầu thang mà ai cũng biết của ai vì đều ghi cụ thể họ tên….. thật buồn…. Chắc họ nghĩ Tôi và anh bạn phiên dịch được ưu ái hơn nên “cho mày chết” ….nhưng còn buồn hơn là chuyện ăn uống.

Ảnh minh họa

 

Khách sạn họ phục vụ buffet, tôi cũng dặn anh em rất kỹ: có rất nhiều món ăn và có món không hợp nên: hãy đi một vòng tìm hiểu, sau đó lấy dần nếu ăn hết thì lấy tiếp…cực hạn chế để thức ăn thừa….không ! họ đâu có nghe “cứ đánh thẳng vào trung tâm” lấy thức ăn bừa bạt mạng …có ông ăn xong chơi hẳn một đĩa hoa quả to… 3 người ăn không hết…”miếng ăn là miếng nhục” họ đâu có đói khát, mà vấn đề là văn hoá… Cái giá trị phi vật thể nó kết tinh từ ngàn năm đọng lại trong mỗi con người Việt.

Một số anh em xấu hổ quá, …tôi tiếp tục nhắc nhở, nhưng sau họ vẫn thế, cứ như cái chợ…thật buồn và sau đó tôi và một số người đi ăn cố ngồi thật xa đám người “đồng bào” đó sợ họ biết mình cũng đoàn. Dù hành động như vậy là không phải, nhưng xấu hổ quá đành vậy. Và Tôi chợt nghĩ phải chăng khi ở Hàn Quốc mấy ông người Việt cũng không muốn chào hỏi làm quen chúng tôi cũng sợ như vậy.

Chuyện thứ 3: năm 2007, Tôi có một chuyến đi công tác tại Đài Loan, trong chuyến tham quan làm việc đoàn chúng tôi có ghé thăm hồ Nhật Nguyệt một thắng cảnh đẹp ở miền trung Đài Loan. Sau khi thăm các ngôi chùa, chúng tôi đi vào các cửa hàng mua các đồ lưu niệm và đặc sản địa phương.. Tôi vào sau và chứng kiến một chị trong đoàn mua nhung hươu của một cô gái bán hàng người Việt quê ở Sa Đéc. Chúng tôi cũng hơi ngạc nhiên vì chỗ này rất hẻo lảnh mà lại gặp người Việt, được nói với nhau bằng thứ tiếng của cha ông.

Cô gái nói chuyện lấy chồng người Đài Loan và bán hàng được 3 năm, cũng nói em bán hàng ở đây nhưng hầu như không mấy gặp được người Việt, nên gặp các anh các chị quí hoá quá…. Cô ta có một cô em gái khoảng trên 20 trông rất xinh, mũi cao, mặt trái xoan, có thân hình rất đẹp…cũng bán hàng nên cả đoàn đều xúm vào tán chuyện.

Khi Tôi vào thấy cô chị nói: ” Ở đây em bán 100$ một lạng nhưng gặp đồng hương em chỉ lấy giá vốn 70 $” sau đó họ thống nhất là 200$ cho 3 lạng ai cũng nghĩ đó là thật và tình cảm… Sau đó hai chị em cô gái bám chặt lấy chị mua hàng không cho chị tiếp xúc với ai cho đến khi tiễn lên cửa ô tô. Tôi và một số anh em khác sang một số quầy hàng khác thật ngạc nhiên: nhung hươu đúng hệt như vậy người bản xứ họ bán cho chúng tôi 25$ một lạng chưa mặc cả….

Tôi vội nhắc anh em: thôi chị ấy đã mua rồi, lên xe đừng nói cho chị ấy biết, không có ” đêm lại không ngủ được”. Có lẽ đến bây giờ chị ấy vẫn tưởng mình mua được Nhung “ngoại” giá hợp lý……biết nói thế nào đây nhỉ! người Việt như vậy có nhiều không? Đi nhiều tôi biết rất tiếc rằng nó lại không phải là thiểu số.


Chuyện thứ 4:
 Khi tôi ở Canada và Mỹ ra đường liên tục phải chào “Hi” “Hello”phải cười, nhiều khi phải giơ tay đáp lễ.. Nhất là đi bộ tập thể dục, từ xa họ đã cười, giơ tay chào… Con người nhìn nhau với ánh mắt thân thiện, tôn trọng. Nhưng cái văn hoá đó không thấm vào người Việt dù họ ở nước ngoài ba bốn chục năm.. Người Việt gặp nhau vẫn “làm ngơ”.

Đi siêu thị tôi biết người bán hàng và người mua đều là người Việt, họ vừa nói với bạn bè bằng tiếng Việt, thế mà khi mua, bán hàng thì họ nói với nhau bằng tiếng Anh mà thực tế tôi biết trình độ tiếng anh của họ cũng chỉ để mua hàng thôi, dù đã mấy chục năm ở nước ngoài. Hình như họ sợ mình là người Việt và sợ hơn nữa là quen với người Việt !

Chuyện thứ 5: Tôi đến các sân bay Mỹ, khi cần thông tin và nếu được đề nghị giúp đỡ, người dân Mỹ rất tận tình chu đáo. Một lần khi đến Sacramento, cần có điện thoại báo tin cho người bạn đến đón… Tôi đã gặp và làm quen với một chị người Việt. 

Để làm làm quen, mặc dù biết xong tôi vẫn giả vờ nói ” xin lỗi chị, bạn tôi đến đón tôi mà tôi không biết chỗ này là chỗ nào, xin hỏi chị chỗ này gọi là gi.? Mục đích là để chị ấy biết tôi là người Việt ăn nói lễ phép đàng hoàng…

Chị ta trả lời “Chỗ lấy hành lý”. Tôi hỏi tiếp: xin lỗi chị, điện thoại của tôi không roaming nên tôi có thể nhờ chị gọi dùm cho anh bạn đi đón ở đây không? Chị ta ngần ngừ, người đi đón chị ta, có lẽ là chồng nói luôn “không được”. 

Tôi nói luôn “vâng, xin cảm ơn anh” và hỏi luôn anh bạn người Mỹ đứng đó, anh ta vui vẻ đồng ý ngay, chị ấy nhìn Tôi với ánh mắt ngượng nghịu ….. Sao thế nhỉ : tại sao người Việt lại đối xử với nhau như vậy nhỉ, có phải văn hoá không… Đúng đấy, nó lại là văn hoá, cái thứ vô hình đấy nó thấm vào mỗi con người, mỗi dân tộc.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Hữu Huấn/VNN


13 ý kiến dành cho “5 câu chuyện đắng lòng về tật xấu người Việt”

  1. Lù Đù 14/03/2013

    Tào lao … tôi thấy bài này tác giả chủ yếu muốn cho người ta biết mình là tiến sỹ và ta đây du lịch năm châu bốn bể !
    Văn hóa của mỗi sắc dân mỗi nước ra sao khác nhau thế nào đều đã có câu trả lời từ xưa tới nay . Chỉ có điều là ít hơn hay nhiều hơn thôi , chứ kg có con số chính thức ở đây như bạn nói . Những gì bạn thấy tôi kg thấy , ngược lại những gì tôi thấy thì bạn kg thấy . Khi tác giả đăng bài này , tôi thực sự kg biết bạn là tiến sỹ gì và cũng kg muốn biết . Tạm thời là Tiến Sỹ Tào Lao nha ! Theo tôi hiểu biết và nhận thức của bạn đối với 1 người (thiểu số) … người Việt (cả nước) có lẻ chưa được = Tiến Sỹ thực sự đâu ! 2 chữ Tiến Sỹ này bạn mua bao nhiêu … nói thiệt nghe đi há há ! Have a nice day !

    Reply
    • Dat Saigon 14/03/2013

      Ban này noi dung, coi tui Tàu coi. Ai cung noi co tin than dan toc, nhung ra nuoc ngoài roi se thay, tui Tàu cung co nhung diem xau tuong dong thoi: An noi thi thô lo, noi chuyen trong 1 dam mà cu nhu gay lon, co nguoi cung sach se, nhung cung co nhung nguoi an xong bo tum lum thoi, noi zay de cho biet do, tat xau ai cung khong co,…

      Neu noi 1 vi du, thì chinh là tôi dây. Toi làm chung voi tui Tây, tui Tây den nà, nhung tui no biet tui là nguoi Viet, tui no van thich hon là tui Chinois (Chinese) do thôi…

      Bài viet chi co tinh tham khao, chu k the xem nhu 1 ket luan duoc.

      Reply
    • Nhật Tân 14/03/2013

      Thứ nhất, cái tên của bạn đã thể hiện con người bạn, “lù đù” mà đòi đi dạy đời người khác. Ít nhất hãy dùng tên của chính mình nhé.
      Thứ 2, bài viết là những trải nghiệm của tác giả đúc kết từ những năm tháng hoạt động và làm việc. Chẳng hề có ý cổ động hay tung hồ, chỉ là thể hiện góc nhìn của tác giả. Nhưng có vẻ như có người nghe “ngứa” nên giãy nãy lên đây mà. buồn cười thật.
      Đừng làm tôi phải thêm điều thứ 6 vào bài viết của tác giả “Nhiều người luôn tìm cách biện hộ, tìm đủ lý do lý trấu, dùng cả cái gọi là tinh thần dân tộc để chỉ trích người khác khi họ phát hiện ra lỗi lầm của mình, thay vì nhìn nhận lại bản thân”. Ngu xuẩn!

      Reply
      • Lù Đù 15/03/2013

        Chào Nhật Tân,
        Để bạn hiểu thêm là tôi thấy “chướng mắt” chứ kg phải “ngứa” lỗ tai . Chỉ nói điều này thôi là biết bạn là “thứ” gì rồi … người ta “đọc Báo” chứ có “nghe Báo” bao giờ . Tạm gọi là “thứ” cá mè một lứa nha .
        Tặng Nhật Tân và tác giả câu này :
        Đừng nhìn vẻ bên ngoài mà đánh giá “tâm hồn” thật sự bên trong của một người .

        Tạm biệt !

        Reply
        • Hoàng 15/03/2013

          Gửi Lù Đù !
          Tôi thấy bài viết của tác giả và Nhật tân nói rất đúng..
          Nếu là tôi viết còn có tới 6-7-8-9- 10 nữa chứ không phải là 5.
          Tôi nghĩ Lù đù là người đại diện của 5 thói quen đẹp mắt trên
          Việt bị ảnh hưởng Tàu nên thô lỗ giống nhau cũng là dễ hiểu.

          Reply
        • Nhật Tân 15/03/2013

          Hì bó tay thật. “Lù Đù” à, tôi xin phép trích nguyên văn lời nói của tôi nhé “Nhưng có vẻ như có người nghe “ngứa” nên giãy nãy lên đây mà. buồn cười thật.”. Là cậu không biết đọc chữ hay trình độ cậu không tới để hiểu những điều tôi nói. Tôi đâu hề ghi là “ngứa lỗ tai”, tôi nói là “ngứa” và từ đó được để trong ngoặc kép mà. Chắc là cậu chưa đủ trình độ để hiểu rằng khi 1 người Việt Nam như tôi đặt 1 từ trong ngoặc kép tức là tôi đang nói nghĩa bóng của từ đó.
          Thứ 2, cho dù tôi phê phán góc nhìn của bạn, nhưng tôi vẫn tôn trọng bạn như 1 con người. còn bạn phản pháo lại một cách bực tức, và gọi tôi và tác giả là “thứ”. Xin lỗi nếu tôi là “thứ” thì hóa ra bạn cũng là “thứ”, gia đình bạn cũng là “thứ” và toàn bộ con người cũng là “thứ”, vì 1 nguyên lý đơn giản, chỉ khi nào chúng ta là đồng loại của nhau, chúng ta mới có thể hiểu và giao tiếp với nhau như thế này. Nói đên đây là cậu tự hiểu nhé. Đừng làm bản thân mình khác biệt với toàn bộ thế giới loài người câu nha.
          Tôi hoàn toàn đồng ý với câu này của cậu “Đừng nhìn vẻ bên ngoài mà đánh giá “tâm hồn” thật sự bên trong của một người .” Nhưng cái quan trọng là làm thế nào cậu có thể biết được cái gọi là “tâm hồn” của 1 người hoàn toàn xa lạ. Như dẫn chứng của tác giả, nhiều lúc ngay cả người Việt của mình gặp nhau ở nước ngoài cũng không dám chào nhau, vì sợ bị cái gọi là “đánh đồng”. Dẫn chứng cụ thể, nếu như ở tp. HCM, ăn nhậu ngoài bờ kè, cậu muốn hò hét, “dzô dzô”, gọi bao nhiêu đồ ăn thức uống xong bày ra thừa mứa cũng chẳng sao, vì đó là “văn hóa ăn nhậu đường phố”. Cũng ở Hồ Chí Minh, nếu chơi sang thì buffet Sheraton, nếu bình dân thì buffet Dìn Ký, nhưng 1 khi đã vào đây, thì lại là 1 “văn hóa” hoàn toàn khác “Lấy vừa đủ, ăn hết, từ tốn và tôn trọng mọi người”. không ai cấm bạn lấy thức ăn, nhưng đã lấy thì phải ăn cho hết. không ai cấm cậu cười đùa, nc trong bữa tiệc, nhưng hãy làm điều đó một cách riêng tư, tôn trọng không gian của mọi người. còn việc la lối, ồn ào như dẫn chứng của tác giả như ở nhà riêng thì càng chứng tỏ con người thiếu học thức, kém văn hóa. Xin lỗi có thể (tôi nói có thể thôi nhé) họ là 1 người tốt, 1 người có học thức, nhưng nếu họ không có “văn hóa ứng xử”, dù là cả trong hay ngoài nước, tôi cũng xấu hổ thay cho người Việt Nam.
          Đôi lời góp ý. Hi vọng cậu suy nghĩ về bản thân. Đừng để ra đường, phát ngôn, người ta lại gọi bạn là “trẻ trâu” (hoặc cũng có thể là “già trâu” đó chứ). hì.

          Reply
          • Lù Đù 16/03/2013

            Xin chào,
            Đây là ý kiến cuối cùng của tôi với bài viết của tác giả . Tôi có ý kiến kg có nghĩa là tôi đồng tình với cách hành xử của họ , nhưng tôi muốn nói bài viết có tính cách quơ đũa cả nắm , vì tôi là người Việt , tác giả cũng là người Việt … Nếu tựa đề bài viết đuôi câu là “Người Việt chúng ta” thì lại khác , nếu tác giả kg muốn bản thân mình là người Việt thì đừng nói và viết tiếng Việt nữa .
            Cách nhìn của tôi với bài viết có 2 chữ Tiến Sỹ … 5 câu chuyện trên đều là những người Việt ở nơi đất khách quê người , xã hội đều có những thành phần xấu và tốt đâu ai biết ai tốt ai xấu .
            Câu chuyện thứ nhất : khi 4 người khách bước vào , thì tác giả và người bạn bỗng dưng ngưng nói chuyện … tình huống và trạng thái lúc đó khiến cho 4 người khách sẽ nghĩ gì kg ai biết . Có thể là họ nghĩ tác giả và người bạn kg muốn tiếp chuyện khi có sự hiện diện của họ và kg muốn tiếp xúc với họ … v.v . Vì vậy tác giả đánh giá họ hơi có vẻ miễn cưỡng hơi có chút chút “hồ đồ” … ngay cả bản thân tác giả cũng nghĩ kg ra nguyên nhân thì sao lại đánh giá họ quá đáng vậy .
            Câu chuyện thứ 2 : Tuy những hành động của những người hơi “bạo ăn” có chút kg tự kềm chế , nhưng họ tự làm xấu họ thôi … tác giả kg muốn thì lần sau đừng chung đụng nữa hoặc có nhiều cách hành xử khác nhau . Nhưng cách hành xử của tác giả là “từ chối” lánh xa … họ là đồng hương của mình , biết kg đúng mà vẫn làm … hành động này mới đáng nói , tác giả có thể “bán nước bán bạn cầu vinh” bất cứ lúc nào .
            Câu chuyện thứ 3 : Người bán hàng tuy kg được thật thà , nhưng buôn bán phải có lời là chuyện đương nhiên , tuy lỡ mua quá mắc nhưng là hàng thật còn lỡ ham rẻ mua trúng hàng giả thì sao . Người nước ngoài bán hàng với giá cũng trên trời kg riêng gì người Việt . Mua bán hên xui thôi … sao lại đem nguyên cái văn hóa và quơ đũa cả nắm vô đây .
            Câu chuyện thứ 4 : Người bán hàng nói chuyện với bạn bè bằng tiếng Việt vì họ là bạn bè họ biết nhau . Tác giả là 1 khách hàng , mà mình đâu có biết quy luật của công ty họ ra sao , phải nói chuyện bằng tiếng Anh để tạo thế mạnh của công ty họ , hoặc họ muốn chứng minh bản thân mình tuy tôi bán hàng nhưng cũng có chút trình độ tiếng Anh .. rất nhiều suy nghĩ khác nhau . Tôi kg hiểu sao tác giả lại cứ muốn người khác xã giao với mình một cách miễn cưỡng … hay tại tác giả cứ muốn người khác biết mình là Tiến Sỹ , kg xã giao sẽ kg biết hả … mai mốt ra đường khắc 2 chữ Tiến Sỹ lên trán đi .
            Câu chuyện thứ 5 : Đa số trường hợp phi trường kg phải là nơi để xã giao , cũng là nơi tụ lại rất nhiều thành phần tốt xấu trên thế giới , phi trường có điện thoại công cộng mà tác giả kg sử dụng , lại sử dụng cái “văn hóa mượn” , mà khi giả vờ xã giao phải khiến người ta phải suy nghĩ , đứng ngay chỗ lấy hành lý … hành lý chạy ra ào ào mà hỏi đây là ở đâu , hỏi mượn kg hỏi người đàn ông mà hỏi người phụ nữ , người ta là phụ nữ mà phải thận trọng chứ .
            Tóm lại 5 câu chuyện trên có rất nhiều cách suy nghĩ và diễn giải khác nhau .
            Đây chỉ là suy nghĩ của riêng tôi , bài viết này của tác giả quơ đũa cả nắm “người Việt” , tôi là người Việt nên thấy bất bình với bài viết này , văn hóa của mỗi nước mỗi người đều có tốt và xấu khác nhau .
            Hy vọng người đọc bài viết của tác giả có cái nhìn bao dung hơn và lạc quan hơn . Đừng để bản thân mình vô tình vương mang cái “văn hóa giả tạo” thì cuộc sống sẽ rất nặng nề !
            Chúc vui !

        • hoàng 13/04/2013

          lù đù đúng là lù đù. cái xấu phải nói xấu; bao che cái xấu rồi để người nước ngoài khinh chê dân tộc mình à; biết phân tích ,biết suy ngĩ sao không hành động đi

          Reply
  2. hung 18/03/2013

    anh khoe mẽ tiến sỹ nhưng văn hóa của anh lại quá lùn anh tiến sỹ a .. tôi cũng đi lao động ở nước ngoài từ 22 năm về trước nhưng chúng tôi chưa bao giờ có ấn tượng về con người việt như anh đã thấy.anh phải xem lại thái độ của mình khi gặp người viêt của anh đi,có lẽ học hàm tiến sỹ khi ở viet nam anh quen dương vây rồi nên anh bị đối sử tệ là vậy .. tôi khuyên anh hãy thân thiện hơn với mọi người thì sẽ khác chứ không phải tây họ mới biết yêu quý đồng bào đâu anh tiến sỹ a !

    Reply
    • Dat Saigon 19/03/2013

      Chac ban Nhat Tan voi Hoàng còn tre, cho rang tat xau cua nguoi Viet là the này the no, nhung 2 ban oi… 2 ban cung là nguoi viet day. Chac 2 ban chua co kinh nghiem tung trai, nên moi dong y voi tac gia tien sy kia nhu the.

      Chu còn tôi, tôi thay tac gia viet dung, không sai, nhung viet phien dien qua. Nguoi Viet cung là con nguoi, cung co nguoi tôt, nguoi xau, co nguoi ki cuc, cung co nguoi dang hoang… Thoi thi tôi nghiep cho tien si voi 2 ban Tân và Hoàng là nhung nguoi dàng hoàng không may roi vào nhung nguoi không dang hoàng.

      Nguoi xua thuong noi “an o co đưc” vây thi 2 ban cùng voi anh tien sy kia xem lai “cai đưc” cua cac ban di… Chac cac ban chi nhin thay cai gai trong mat cua nguoi khac, nhung quên cây xà lim trong mat cua mình roi…

      Mong tien sy cùng 2 ban Tân và Hoàng trai nghiem cuoc song hon nua và dung chi nhìn vào cai xâu thôi nhé…

      Reply
      • Tú Anh 21/03/2013

        Xét đoán à !!!! Sẽ có người xét đoán bạn vì bạn đã xét đoán người khác.
        Tôi không nghĩ bài viết này phiến diện

        Reply
        • Dat Saigon 22/03/2013

          Vây à, ai cam thay co the thì cu vào xét doan tôi di.

          Reply
  3. Thanh 26/03/2013

    Riêng tôi thấy bài viết này khá hay, cho tôi thấy được con người Việt Nam xứ người qua góc nhìn của tác giả. Bản thân tôi là một người Việt xa xứ, tuy chưa hề gặp trường hợp của 5 điều trên nhưng tôi không hề chối bỏ nó. Vì con người không phải lúc nào cũng tốt và không phải lúc nào cũng xấu. Có 1 bạn đọc góp ý rằng, “Tác giả” nên nhìn mặt tốt của con người hơn đi, điều đó đúng nhưng không hề phù hợp với bài viết này. Vì tôi nghĩ tác giả chỉ muốn gửi gắm một vài kinh nghiệm của bản thân không phải để phê phán hay chỉ trích mà chỉ để bản thân của mỗi người, khi đọc qua bài viết, tự rút được cho mính 1 điều gì đó để hoàn thiện mình hơn mà thôi.

    Reply