Home » Tiêu Điểm, Xã hội » “Điều vô cảm nhất của người Việt Nam”

“Đừng nghĩ vô cảm trong phạm vi nhỏ. Mà vô cảm lớn nhất của người Việt chính là thái độ bàng quan trước tình hình của xã hội, không muốn đóng góp cho sự phát triển của đất nước”, GS Nguyễn Lân Dũng thẳng thắn bày tỏ.

 

Tin liên quan: GS.TS Nguyễn Lân Dũng giải đáp câu hỏi về Pháp Luân Công

 

Thái độ vô cảm của người Việt không phải chuyện bây giờ mới nói. Câu chuyện đau lòng về người cha 87 tuổi bị con cái bỏ mặc ngoài đường, thái độ thờ ơ với người bị tai nạn giao thông trên đường, thậm chí là tò mò đứng xem…khiến nhiều người phải bất bình, xót xa.

Bàn về sự vô cảm của người Việt, GS.NGND Nguyễn Lân Dũng thắng thắn bày tỏ quan điểm: “Hiện nay vô cảm rất phổ biến ở người Việt Nam và nó khác với tư duy truyền thống của người Việt. Đó là người Việt Nam luôn mẫn cảm, khi gặp người hoạn nạn thì thương xót và giúp đỡ,thậm chí còn không sợ hy sinh thân mình để cứu người, giống như trường hợp của em học sinh tên Nam. Nhưng thật buồn khi hiện nay tình trạng vô cảm len lỏi đến từng ngõ ngách, phố phường…”.  


GS.NGND Nguyễn Lân Dũng bàn về thái độ vô cảm của người Việt hiện nay.

GS.NGND Nguyễn Lân Dũng bàn về thái độ vô cảm của người Việt hiện nay.

  

Hai lý do dẫn đến vô cảm

Theo GS. Lân Dũng, suy thoái đạo đức chính là một trong hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô cảm phổ biến ở nước ta hiện nay.

GS chỉ ra rằng, xuất phát từ sự ảnh hưởng mặt trái của nền kinh tế thị trường, người ta quan tâm quá nhiều đến đồng tiền và họ chỉ nghĩ đến lợi nhuận cho bản thân, từ đó bị lấn át đi mọi tư duy lành mạnh khác.

Suy nghĩ kiếm tiền, làm giàu bằng mọi giá, không quan tâm đến truyền thống đạo đức, vì vậy, khi thấy một người bị tai nạn, họ tảng lờ đi hoặc “xúm đông xúm đỏ” chỉ vì tò mò, gây ùn tắc giao thông.

“Nhưng mặt khác, đó còn là lỗi của xã hội. Xã hội không nghiêm, an ninh xã hội vô cùng bất ổn. Người dân sợ bị trả thù nếu không tỏ ra vô cảm khi thấy một kẻ móc túi trên xe buýt. Họ không dám ngăn cản, hay họ không dám đuổi bắt kẻ cướp trên đường, vì rất sợ bị liên lụy, nhất là với bọn côn đồ…”, GS Lân Dũng dẫn chứng.   

Hiện tượng vô cảm đang xảy ra phổ biến ở Việt Nam hiện nay. (Ảnh minh họa).

Hiện tượng vô cảm đang xảy ra phổ biến ở Việt Nam hiện nay. (Ảnh minh họa).

Không chỉ do xã hội, do nền kinh tế, theo GS, nguyên nhân sâu xa là ở: “Người dân nói không ai nghe. Góp ý mà không được đáp ứng, không được tiếp thu”.

“Ngay gần nhà tôi, chỗ ngã sáu Trần Hưng Đạo, gần đây đã xảy ra vụ cháy bồn xăng. Nhưng đến giờ, nhà dân và hàng quán vẫn chưa được di rời ,mặc dù dưới đó là bể xăng, và cách đó chưa đầy 5 mét có 2 bếp tổ ong lúc nào cũng đỏ lửa (!). Hầm xăng, có thể nổ lúc nào không biết, và hậu quả thật khó lường. Người dân khu tập thể đã kiến nghị, góp ý nhưng chẳng ai nghe (!)

Hay bản thân tôi đã nhiều lần kiến nghị về Chương trình và bộ SGK Sinh học phải làm ngay ,vì chẳng giống nước nào, vừa rất nặng lại rất thấp (!). Cũng cần có nhiều bộ SGK để cạnh tranh nhau như mọi hàng hóa khác (Nhà nước không cần tốn tiền, vì đây là công việc của nhiều Nhà xuất bản và các nhóm tác giả).

Sao không giao cho các Hội chuyên ngành biên soạn một Chương trình chuẩn? Sao phải đợi đến 2015 mới khởi động? Tôi nói mãi rồi mà không ai nghe. Tôi cũng chán nên chẳng muốn góp nữa. Góp ý kiến mà không được đáp ứng thì đừng nói người ta là vô cảm”, GS Lân Dũng thẳng thắn bày tỏ quan điểm.

Câu chuyện văn hóa giao thông cũng là một ví dụ điển hình về xã hội không nghiêm minh. GS cho biết: Ở Việt Nam, người dân đua nhau vượt đèn đỏ vì họ không bị phạt, còn ở nước ngoài thì bị phạt rất nặng. Hơn nữa, ở nước họ, hầu như không thấy công an giao thông ở các ngã tư nhưng không ai vượt đèn đỏ bởi họ có văn hóa “nhường” khi thấy có các xe đối đầu tại ngã tư. Văn hóa này mình tuyệt nhiên không có (!).

Còn vỉa hè đang mất dần chỗ cho cơm bụi, cháo phở, nước mía, rửa xe, bơm xe… làm cho người dân phải đi xuống lòng đường. Mà hai bên đường thì xếp đầy ô tô (nộp tiền cho cán bộ giao thông, không hiểu ngân sách có thu được gì không?). Thế thì làm gì mà không dễ dàng xảy ra tai nạn? Tất cả những chuyện ấy khiến người dân đang mất dần niềm tin vào trật tự xã hội.

Vô cảm nguy hiểm nhất là “makeno”

Tuy nhiên, GS Nguyễn Lân Dũng cho rằng, vô cảm của người Việt không dừng lại ở đó mà chính sự thờ ơ, bàng quang trước tình hình của đất nước, xã hội, không muốn đóng góp ý kiến, thái độ sống “MAKENO” là sự vô cảm lớn nhất, nguy hiểm hiện nay.

Từ lâu Bác Hồ đã khẳng định “Nước ta là một nước dân chủ” (HCM toàn tập, NXB CTQG, 1995, T.6, r. 515). Nếu biết lắng nghe tâm tư của nhân dân, nhất là của giới trí thức, thì nhẽ ra trong thời điểm hiện nay không nên vội sa lầy vào chuyện Sửa đổi Hiến pháp, sửa lời Quốc ca, tìm quốc hoa, quốc phục… Rất tốn tiền bạc, công sức mà đúng là “lợi bất cập hại” !

“Vô cảm là do người dân không muốn đóng góp ý kiến, nói không ai nghe. Vô cảm lớn nhất hiện nay là chỉ biết lo cho ” nồi cơm” nhà mình mà quên đi xã hội. Vô cảm không giúp thúc đẩy xã hội lên được. Không phải người dân vô cảm mà bởi xã hội không sớm giải quyết những điều họ bức xúc”, GS Lân Dũng khẳng định.

Thay cho lời kết, GS.NGND Nguyễn Lân Dũng cho rằng: Người Việt Nam không vô cảm đâu, họ chỉ vô cảm khi nói không ai nghe. Xã hội có dân chủ thì người dân sẽ không vô cảm nữa.

“Để đẩy lùi vô cảm thì đất nước cần thực hiện dân chủ. Vô cảm lớn nhất của người Việt chính là thái độ bàng quang trước tình hình của xã hội, không muốn đóng góp ý kiến cho sự phát triển của đất nước. Phải tìm đúng nguyên nhân thì đất nước mới có thể có những bước bứt phá lên nhanh chóng về mọi mặt”, GS Lân Dũng tái khẳng định.

theo soha

Chuyên đề: ,

7 ý kiến dành cho ““Điều vô cảm nhất của người Việt Nam””

  1. lê Bình 16/07/2013

    Cảm ơn Bác Dũng.
    Bậc Cha của khoa học, Bậc thầy của tâm lý xã hội.
    Chúc Bác sức khỏe-đóng góp xây dựng xã hội.

    Reply
  2. Cháu rất khâm phục bác,rất mong có dịp được trò chuyện với bác.

    Reply
  3. Tue Nguyen 16/07/2013

    Noi rieng o Sai Gon, su vo cam mot phan cung do, nhieu thanh phan dan o cac noi khac den lap nghiep, nen dan van hoa hao phong cua nguoi Sai Gon cung mat dan,

    Su hao phong giup do, ho tro cua nguoi Sai Gon doi voi nhung nguoi len lap nghiep, hau het deu bi ham hai nguoc tro lai, roi dan tinh chat cua nguoi Sai Gon cung mat dan ….Dac biet khu vuc mien Trung, nhung nguoi du nhap vo Sai Gon hau het deu dem theo quan diem “Ban tien, ganh ti” vao Sai Gon da de lai rat nhieu hinh anh cung nhu quan diem khong duoc tien bo lam…..Lau dan cung gay anh huong lon den toan canh cuoc song o Sai Gon noi rieng…..Do cung la mot yeu to dan den su vo cam trong xa hoi….

    Reply
    • viet hung 18/07/2013

      cảm ơn giáo sư Lân Dũng !!! dân việt không hề vô cảm , họ biểu cảm bây giờ im lặng là vàng .vì nói ai nghe và ai đáp diễn đàn đều kiểm duyệt theo chiều khuôn mẫu giáo điều … nếu sai quan điểm nhiều khi còn khổ vì cảm xúc yêu nước thương dân . bao giờ Việt Nam mới có tự do ngôn luận bày tỏ tự do trên mọi diễn đàn ,thì mới hết vô cảm với đất nước và con người .

      Reply
  4. dbinh 16/08/2013

    sự vô cảm bắt nguồn từ nền chuyên chế lơi lỏng,đạo đức của kỷ cương đã không duy trì đạo đức CM đúng nghĩa của người cộng sản chân chính;không thực hiện đúng”…đầy tơ trung thành của nhân dân”,”khổ trước cái khổ của dân,sướng sau cái sướng của dân”.
    tất cả cái đức trên đều bị đảo ngược:chủ nghĩa cơ hội và nạn tham nhũng đang hủy hoại nghiêm trọng nền chuyên chính CM đúng nghĩa,cũng đòng thời hủy hoại tình người nhân văn VNcủa thế hệ HCM đã vun đắp.
    cái tội ấy :Ai và thế lực nào chịu thừa nhận trước lịch sử DÂN TỘC một cách nghiêm khắc.Song song với đó,Đảng cầm quyền,Quốc hội của DÂN,phải cương quyết xử ly nghiêm đúng người,đúng tội thì mới mong lấy lại được lòng tin dã bị xói sâu trong lòng tin của đại đa số công dân mà chỉ vì chán chường nên họ không muốn nói ra vì lá môn đâu có đọng nước.
    làm được vậy chắc vận nước sẽ trở lại,lòng người sẽ tốt đẹp như xưa,tình nhân ái sẽ đâm chồi nẩy lộc và sự vô cảm đâu còn đất để len lõi vào làm vẫn đục được nòi giống lạc hồng.
    Trăm Năm Trăm Cõi Trời Nam
    Tình NGƯỜI thắm đẹp lưu ngàn Đời sau.

    Reply
  5. phạm văn hung 16/08/2013

    nói đến vô cảm việt nam làm sao bằng trung quốc, các ông nói xem tại sao người dân vô cảm hãy tự hỏi xem cái đó xuất phát từ đâu, từ chỗ nào có phải từ những quy định này chính sách lọ… đã buộc mọi người phải thu mình vào. nếu tất cả tiếng nói nguyện vọng của người dân đều được đáp lại theo hướng tích cực của chính quyền hỏi xem người dân có vì xã hội không, thử hỏi người Nhật sau trận động đất sóng thần tất cả siêu thị các mặt hàng đua nhau giảm giá còn ở việt nam thì sao??? chưa nói đến bình ổn giá xăng,điện bình ổn thế nào đây xã hội không đi lên mà toàn dìm xuống.

    Reply
    • trọng tấn 18/08/2013

      thật sâu sắc biết bao. nhưng thưa giáo sư trước đầy rẫy bất công của xã hội này, mà bất lực theo tháng năm thì rồi cũng vô cảm thôi ! chúc giáo sư sức khỏe.

      Reply