Home » Tiêu Điểm, Xã hội » Thủ tướng: Đừng đi công tác nước ngoài quá nhiều
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa yêu cầu Bộ Ngoại giao Việt Nam chấn chỉnh tình trạng các đoàn đi nước ngoài, báo trong nước đưa tin.
Thủ tướng Dũng yêu cầu giảm số đoàn công tác nước ngoài để đất nước "không phải xấu hổ"

Thủ tướng Dũng yêu cầu giảm số đoàn công tác nước ngoài để đất nước “không phải xấu hổ”

Yêu cầu này được ông Dũng đưa ra tại cuộc họp Chính phủ chiều 24/12.

Báo trong nước dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết trong năm ngoái, có 3.780 đoàn cán bộ đi công tác nước ngoài, và con số này trong năm 2013 là 3.200 đoàn.

“Như vậy, ước tính mỗi ngày có hơn 8 đoàn đi công tác nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước,” ông Minh nói.

“Số đoàn này chủ yếu đi với tư cách nghiên cứu. Nhiều nước bạn phản hồi, có vấn đề vừa trả lời đoàn này, một thời gian ngắn sau lại có đoàn khác sang hỏi câu tương tự”.

“Điều này gây nên sự lãng phí tiền của đất nước”, ông nói thêm.

Trước những thông tin được Bộ trưởng Minh đưa ra, ông Dũng nhận định rằng “tôi thấy đi nước ngoài nhiều quá” và “nghe báo cáo thấy có đoàn Việt Nam đến người ta sợ”, báo trong nước cho biết.

Ông cũng nói các hoạt động “tham quan, giao lưu, tiếp khách” gây chi phí “quá lớn” và “yêu cầu chấn chỉnh ngay để đất nước không phải xấu hổ vì có quá nhiều đoàn đi công tác nước ngoài như vậy.”

Tai tiếng ngoại giao

Bên cạnh các chuyến công du nước ngoài của cán bộ ngoại giao, nhiều cán bộ trong bộ máy nhà nước cũng được cho là đi nước ngoài với mật độ ‘đặc biệt nhiều’.

Một số vụ cán bộ các ngành, các cấp ra nước ngoài ‘gây tai tiếng’ trong quá khứ vẫn còn thu hút sự chú ý nhất định và được nhắc tới trong dư luận.

Một trong các vụ này xảy ra từ năm 2001, liên quan tới cô Kiều Trinh, nguyên phóng viên truyền hình của VTV, con gái nguyên Uỷ viên trung ương Đảng, Tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam Vũ Văn Hiến

kieu trinhNăm 2001, Kiều Trinh được cử sang Thụy Điển 3 tuần. Ngay tuần đầu, ngày 11-2-2001, cô đã bị cảnh sát thành phố Kalmar bắt vì tội ăn cắp hàng trong siêu thị. Lúc đầu cô chối bai bải, nhưng khi mở băng ghi hình thì phải cúi đầu nhận tội. Cô đã ăn cắp ở Orebro, Kaimar số mỹ phẩm trị giá 400 đô la. Số tiền đó không lớn, nhưng ở Thụy Điển người ta trị ăn cắp, tham nhũng rất nghiêm, nên theo luật Kiều Trinh phải ngồi tù.

Vì Kiều Trinh là con của Tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam, nên Đại sứ quán Việt Nam ở Thụy Điển phải ra tay. Và sau một tuần bị giam, ngày 16-2-2001, cô  được tha, sau khi có giấy của bác sỹ xác nhận nhận Kiều Trinh bị bệnh tâm thần từ Việt Nam gửi sang. Ngày 18-2-2001, Kiều Trinh bị trục xuất về nước. Đón cô ở sân bay, diễn viên điện ảnh Trần Lực đã tặng một cái tát, chấm dứt quan hệ vợ chồng từ đó.

Năm 2006, Kiều Trinh được sang nước Anh công tác. Bệnh tâm thần lại tái phát và cô nàng đã thó chiếc máy ảnh kỹ thuật số trong shop. Một lần nữa ông Hiến lại phải cứu con gái bằng việc nhờ Đại sứ quán can thiệp và tờ giấy của bác sỹ chứng nhận bệnh tâm thần lại đưa ra sử dụng!

Năm 2009, Kiều Trinh được kết nạp đảng và được đề bạt làm Trưởng phòng Văn hóa dân tộc, Ban thời sự. Thật mỉa mai khi có những nhà báo chống tham nhũng tiêu cực , chỉ vì phạm một vài lỗi kỹ thuật nhỏ, thì phải vào tù, hoặc bị tước thẻ nhà báo, còn kẻ cắp con gái ông Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam lại được đề bạt.

Từ bấy đến nay, một nghi án vẫn chưa có lời giải chính thức: Kiều Trinh bị tâm thần hay kẻ cắp?

Trong một vụ việc khác, hồi năm 2005, bà Võ Thị Hồng Phiếu, Tổng giám đốc kiêm Bí thư Đảng ủy Công ty Bia Huế, khi đang quá cảnh tại sân bay Don Muang, Bangkok, đã ‘mua’ một kính mát trị giá hơn 100 đôla mà ‘không trả tiền.’

Nhân viên an ninh đã phải giữ bà lại và giao nộp cho cảnh sát, sau đó, Tòa án Thái Lan tuyên phạt bà Phiếu 4.000 baht Thái (khoảng 2,8 triệu VNĐ).

Khi về nước, bà Phiếu được cho là đã bị Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế chỉ đạo làm đơn xin từ chức.

Năm 2006, một cán bộ thuộc Ủy ban Kiểm tra Thành đoàn, được thành ủy TP HCM đi học ngoại ngữ ở Singapore cũng bị bắt giữ vì bị nghi ngờ trộm cắp sau khi bà này cầm một món đồ trị giá khoảng 300 đôla Singapore từ siêu thị về mà không trả tiền.

Có điều lạ là ở VN một em học sinh cứu bạn chết đuối dưới sông, người bạn thì được cứu, còn em học sinh dũng cảm phải bị thiệt mạng, báo chí, đài truyền hình vẫn ca tụng tấm gương đạo đức ấy có được là nhờ được giáo dục dưới mái trường XHCN. Thế nhưng các lãnh đạo cao cấp của Đảng gây tai tiếng ở nước ngoài thì không hề được nhắc đến như những tấm gương được giáo dục dưới mái trường XHCN

BBC


01 ý kiến dành cho “Thủ tướng: Đừng đi công tác nước ngoài quá nhiều”

  1. bảy xe ôm 26/12/2013

    đúng là bótay.com rồi

    Reply

Ý kiến bạn đọc