Home » Thế giới » Một lãnh đạo biểu tình Thái bị bắn chết
Người biểu tình Thái Lan vây quanh các trạm bỏ phiếu nhằm ngăn chặn cuộc bầu cử sớm trước sự kiện tuần tới, theo quan chức nước này.
Một lãnh đạo phe biểu tình bị bắn chết bên ngoài một trạm bỏ phiếu

Một lãnh đạo phe biểu tình bị bắn chết bên ngoài một trạm bỏ phiếu

Một trong những người lãnh đạo cuộc bầu cử cũng bị bắn chết sau vụ đụng độ với những người ủng hộ chính quyền ở phía Đông thủ đô Bangkok.

Bỏ phiếu sớm đã được hủy bỏ ở hơn mười địa điểm trong thành phố và ở một số tỉnh miền nam.

Những người chống chính quyền muốn Thủ tướng Yingluck Shinawatra phải từ chức và cải cách hệ thống chính trị.

Ông Suthin Taratin đang phát biểu từ trên nóc một chiếc xe buýt trong chiến dịch diễn ra ở một địa điểm dự định sẽ diễn ra bỏ phiếu thì bị bắn, theo phóng viên Jonathan Head của BBC tường thuật từ Bangkok.

Ông Taratin sau đó đã qua đời ở bệnh viện.

Đám đông vẫy cờ và dùng xích khóa trạm bỏ phiếu, mặc dù trước đó thủ lĩnh nhóm biểu tình đã hứa sẽ không ngăn cản bỏ phiếu.

Ủy ban bầu cử đã kêu gọi hoãn cuộc bỏ phiếu chung vào ngày 02/02 tới do khả năng xảy ra bạo lực.

Thế nhưng chính phủ của bà Yingluck tuyên bố sẽ tiến hành bầu cử, ngay cả khi Tòa Hiến pháp phán quyết là nó có thể được trì hoãn.

Hiện Thái đang áp dụng điều luật khẩn cấp để bình ổn tình hình.

Người biểu tình bắt đầu chiến dịch từ hồi tháng 11, họ muốn dựng lên một “ủy ban dân cử” để lãnh đạo đất nước cho tới khi hệ thống chính trị thay đổi.

Họ cho rằng chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra chỉ là bình phong cho anh trai của bà, cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra.

Cả hai phe ủng hộ và phản đối chính quyền đều đổ tội lẫn nhau.

Biểu tình bên ngoài

Ông Suthep Thaugsuban hôm thứ Bảy nói rằng tuy người của ông sẽ không cản trở những ai đi bỏ phiếu sớm nhưng bên ngoài 50 phòng phiếu ở thủ đô Bangkok sẽ có biểu tình.

Báo Bangkok Post dẫn lời ông nói: “Chúng tôi sẽ thuyết phục tất cả mọi người ở các phòng phiếu cùng với nhau cải tổ Thái Lan thay vì đi bỏ phiếu”.

Ủy ban bầu cử Thái nói hơn hai triệu người đã đăng ký bầu cử sớm, trong đó đa phần là các sinh viên và công nhân nhập cư không có điều kiện về quê bỏ phiếu vào ngày 2/2.

Ủy ban bầu cử và đảng Dân chủ đối lập đã kêu gọi chính phủ hoãn bầu cử với lý do điều kiện hiện tại khiến bầu cử không thể diễn ra công bằng và tự do.

Tòa án Hiến pháp cũng cho rằng trì hoãn bầu cử không có gì vi hiến, nhưng phải được chuẩn thuận của ủy ban bầu cử và thủ tướng.

Tuy nhiên chính phủ tuyên bố sẽ tổ chức bầu cử như dự tính.

Đảng Pheu Thai của bà Yingluck được ủng hộ rộng rãi, đặc biệt ở nông thôn, và được xem như có cơ hội giành chiến thắng.

Phe đối lập, vốn đã rút khỏi Quốc hội từ tháng 12, thì nói sẽ tẩy chay bầu cử.

Bà Yingluck hiện đang bị điều tra tham nhũng liên quan tới chương trình trợ giá gạo cho nông dân gây nhiều tranh cãi. Sự nghiệp chính trị của bà có nguy cơ bị ảnh hưởng.

Theo bbc

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc